Thanh tra Chính phủ kiến nghị thu hồi khu đất 69 Nguyễn Du, Hà Nội
(THPL) - Ngày 6/8, Thanh tra Chính phủ thông báo kết luận thanh tra một số nội dung về dự án Nhà máy nhiệt điện Thái Bình 2 và việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất, tài sản trên đất tại số 69 Nguyễn Du, quận Hai Bà Trưng, TP Hà Nội.
Tin liên quan
- Mạng xã hội đầu tiên về bất động sản - Home Today chính thức ra mắt
Khám phá mô hình đô thị thương mại và du lịch trong lòng Vinhomes Ocean Park 2
Tổ hợp căn hộ sở hữu tiện ích cao cấp nhất Linh Đàm đón khách nườm nượp, vì sao?
Thông báo tạm hoãn xuất cảnh đối với Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Sunbay Ninh Thuận
MIKGroup phát triển dòng sản phẩm cao cấp nhất của thương hiệu Imperia - Imperia Signature
» Thanh tra Chính phủ chính thức thanh tra hoạt động xuất khẩu gạo
» Hàng loạt sai phạm liên quan đến Công ty đấu giá Nam Sài Gòn và ngân hàng Agribank Chợ Lớn
» Thanh tra dự án khu đô thị HUD Hà Tĩnh
Theo báo Tổ quốc thông tin, kết luận của Thanh tra Chính phủ nêu rõ, cơ sở nhà, đất tại 69 Nguyễn Du, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội (trước là biệt thự, có diện tích gần 600m2) là tài sản Nhà nước do Công ty quản lý và phát triển nhà thuộc Sở Xây dựng Hà Nội quản lý cho Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) thuê làm trụ sở. Đến thời điểm 1/1/2008 hợp đồng thuê hết hạn sau đó chưa ký lại.
Theo quy định, thẩm quyền quyết định việc bán tài sản trên đất, chuyển nhượng quyền sử dụng đất này thuộc UBND Thành phố Hà Nội.
Tổng Công ty Cổ phần Xây lắp Dầu khí Việt Nam (PVC), PVN, UBND thành phố Hà Nội đã có văn bản gửi Bộ Tài chính trình Phó Thủ tướng Chính phủ cho phép UBND thành phố Hà Nội bán chỉ định cơ sở nhà, đất tại số 69 Nguyễn Du cho PVC (đơn vị đang thuê) để xây dựng trụ sở làm việc là không đúng thực tế.
Tuy nhiên, sau khi mua, PVC không tiến hành đầu tư xây dựng trụ sở làm việc mà đề xuất và được PVN đồng ý thông qua chủ trương cho phép PVC chuyển nhượng cơ sở nhà đất trên.
Sau đó, PVC đã thuê công ty CP Sông Đà Toàn cầu tư vấn đấu giá, phê duyệt giá khởi điểm và ủy quyền cho công ty Tư vấn bán đấu giá trong khi UBND TP Hà Nội chưa có quyết định giao đất cho PVC là không đúng quy định của pháp luật về đất đai và đấu giá.
Đến ngày 31/12/2009, PVC ký hợp đồng (không số) chuyển nhượng quyền sử dụng đất cho Công ty CP Đầu tư và Khoáng sản Hợp Thành. Khi tổ chức đấu giá, công nhận kết quả trúng đấu giá, PVC chưa được UBND TP Hà Nội giao đất.
Vì vậy, việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất tại 69 Nguyễn Du, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội như trên là không có cơ sở pháp lý, sai quy định của Chính phủ về bán đấu giá tài sản.
"Trách nhiệm thuộc về PVC, PVN, UBND thành phố Hà Nội, Bộ Tài chính và cơ quan, đơn vị, cá nhân trong việc tham mưu, đề xuất, chỉ đạo và bán chỉ định tài sản trên đất, chuyển nhượng quyền sử dụng đất tại số 69 Nguyễn Du, quận Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội" - TTCP kết luận.
Qua đó, TTCP kiến nghị Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo UBND TP Hà Nội phối hợp với các cơ quan liên quan rà soát để thu hồi và xử lý các vấn đề phát sinh.
"Đến thời điểm 31/10/2020, nếu chưa thực hiện thu hồi thì chuyển hồ sơ sang cơ quan điều tra để xử lý theo thẩm quyền" - Thanh tra Chính phủ yêu cầu.
Theo báo Pháp luật TP HCM cho hay, về dự án Nhiệt điện Thái Bình 2, Thanh tra Chính phủ kiến nghị và Phó Thủ tướng thường trực Trương Hòa Bình đồng ý chuyển hồ sơ để Ủy ban Kiểm tra Trung ương xem xét, xử lý theo thẩm quyền.
Dự án Nhiệt điện Thái Bình 2 do Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) làm đầu mối đầu tư năm 2008. Đến năm 2010, PVN phê duyệt dự án này theo mặt bằng giá lúc đó với tổng mức đầu tư là trên 31.500 tỉ đồng.
Chủ đầu tư dự án lúc đó là Tổng công ty Điện lực Dầu khí Việt Nam (PVPower). Đến đầu năm 2011, PVN chuyển chủ đầu tư từ PVPower sang PVN. Tổng công ty cổ phần Xây lắp Dầu khí Việt Nam (PVC, có ông Trịnh Xuân Thanh từng làm lãnh đạo) được chỉ định làm tổng thầu EPC.
Dự án này được PVPower ký với PVC hợp đồng EPC, giá tạm tính 1,2 tỉ USD.
Giữa năm 2011, PVN phê duyệt điều chỉnh tổng mức đầu tư lên gần 34.300 tỉ đồng. Dự án này được bổ sung vào danh mục các dự án nguồn điện cấp bách giai đoạn 2013-2020. Đến tháng 10/2016, PVN quyết định phê duyệt tổng mức đầu tư lần hai lên tới gần 41.800 tỉ đồng...
Quá trình điều chỉnh này, PVN có báo cáo lãnh đạo Chính phủ và được Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải khi đó đồng ý về nguyên tắc.
Vấn đề là năm 2009, Hội đồng thẩm định nhà nước đã kiến nghị Thủ tướng xem xét, trình Quốc hội (QH) quyết định chủ trương đầu tư. Bởi theo Nghị quyết 66/2006 của QH, tổng mức đầu tư cao như vậy thì dự án thuộc diện QH quyết định.
Theo thanh tra, lúc đó Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải và Ban cán sự đảng Chính phủ có giao cho Ban cán sự đảng Bộ Công Thương thay mặt Chính phủ báo cáo với QH. Tuy nhiên, đến cuối tháng 3/2010, Ban cán sự đảng Bộ Công Thương lại kiến nghị Thủ tướng báo cáo Bộ Chính trị theo hướng quy đổi các dự án vượt 20.000 tỉ đồng về mặt bằng giá năm 2006 và tổng mức đầu tư sẽ thấp hơn và dự án đỡ được thủ tục trình QH.
Đáng chú ý, khoảng thời gian đầu năm 2010, Nghị quyết 66/2006 của QH đang được nghiên cứu sửa đổi, theo hướng các công trình, dự án trọng điểm quốc gia phải có tổng mức 35.000 tỉ đồng trở lên mới phải trình QH, thay vì là 20.000 tỉ đồng.
Cuối tháng 4/2010, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải đồng ý đề xuất này. Trên cơ sở đó, Bộ Công Thương hướng dẫn PVN quy đổi tổng mức đầu tư dự án Nhiệt điện Thái Bình 2 và Long Phú 1 về mặt bằng giá năm 2006, còn gần 18.500 tỉ đồng. Tiếp đó, Bộ Công Thương lấy con số này báo cáo Thủ tướng...
Về vấn đề này, Thanh tra Chính phủ nhận định: Theo Nghị quyết 66/2006 của QH, dự án có tổng mức đầu tư 20.000 tỉ đồng, trong đó có 30% phần vốn nhà nước trở lên thì phải trình QH. Nhiệt điện Thái Bình 2 giữa năm 2010 có tổng mức đầu tư trên 31.500 tỉ đồng, với 30% vốn chủ sở hữu của PVN phải trình QH.
Việc PVN, Bộ Công Thương đề xuất Thủ tướng quy đổi tổng mức đầu tư về mặt bằng giá năm 2006, còn 18.500 tỉ đồng là không đúng với nghị quyết của QH. Điều này kéo theo hệ lụy là PVN căn cứ vào văn bản do Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải ký và hồ sơ thẩm định để phê duyệt quyết định đầu tư không đúng với Nghị định 12/2009, Luật Xây dựng 2003.
Thanh tra Chính phủ cũng đánh giá việc PVN điều chỉnh tổng mức đầu tư từ gần 31.500 tỉ lên gần 41.780 tỉ đồng cũng không đúng các quy định pháp luật lúc đó.
Trách nhiệm về các vấn đề nêu trên thuộc về PVN, các cơ quan, tổ chức và cá nhân đã tham mưu, đề xuất, chỉ đạo và quyết định các vấn đề liên quan tới Nhiệt điện Thái Bình 2...
Ngoài việc chuyển hồ sơ cho Ủy ban Kiểm tra Trung ương xem xét, xử lý theo thẩm quyền, Thanh tra Chính phủ cũng kiến nghị Chính phủ tiếp tục tạo điều kiện, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc để dự án Nhiệt điện Thái Bình 2 sớm hoàn thiện, đi vào khai thác
Anh Tuấn (tổng hợp)
Tin khác
-
Nghệ nhân Hồ Đắc Thiếu Anh – Người nâng tầm văn hóa ẩm thực Việt Nam
-
Đạo diễn Phạm Hoàng Nam: “Tôi nhìn thấy một Bức Tường trẻ”
-
Bữa sáng Ruy băng trắng "Phụ nữ làm chủ kinh tế - làm chủ cuộc đời"
-
Thanh Hóa: Khởi tố, bắt tạm giam 2 đối tượng có hành vi xúc phạm Quốc kỳ
-
Sau 10 tháng, PNJ ghi nhận doanh thu hơn 32.000 tỷ
-
Hà Nội: Phạt hành chính 10 cơ sở y dược vi phạm quy định
Mạng xã hội đầu tiên về bất động sản - Home Today chính thức ra mắt
(THPL) - Ngày 21/11/2024, mạng xã hội Home Today chính thức ra mắt, đánh dấu một bước tiến mới trong lĩnh vực bất động sản, kiến trúc - xây...22/11/2024 16:10:00Sở Công Thương Hà Nội: mở rộng kết nối giao thương lĩnh vực khuyến công
(THPL) - Với mục tiêu nâng cao hiệu quả trong hỗ trợ phát triển làng nghề và công nghiệp nông thôn (CNNT), đồng hành cùng doanh nghiệp, cơ sở...22/11/2024 14:57:22Hồ Ngọc Hà: 'Fan là động lực lớn nhất để tôi có thể tiếp tục duy trì làm nghề'
Ca sĩ Hồ Ngọc Hà tiết lộ bản thân cũng như nhiều nghệ sĩ khác cũng có lúc bị bế tắc, bị bí ý tưởng.22/11/2024 14:54:29Ngân hàng đồng hành cùng doanh nghiệp đẩy mạnh sản xuất kinh doanh cuối năm
(THPL) - Dịp cuối năm, nhằm đồng hành cùng người dân, doanh nghiệp tăng tốc sản xuất kinh doanh, Nam A Bank triển khai hàng loạt giải pháp tín...22/11/2024 14:51:09
ĐỌC NHIỀU NHẤT
Quảng bá thương hiệu Việt
-
Người dùng tranh thủ cơ hội “đổi xe toàn dân” để lên đời xe điện VinFast
(THPL) - Chính sách “Thu cũ - Đổi mới” của VinFast và FGF đang kích thích nhu cầu đổi xe xăng cũ sang xe điện mới của người tiêu dùng Việt với tổng ưu đãi lên đến 553 triệu đồng. - BIC khai trương chi nhánh mới tại Thanh Hóa
- Xe điện VinFast thiết lập chuẩn mực mới cho thị trường ô tô Việt Nam
- Hành trình nghệ thuật Việt Nam thế kỷ 20 qua phiên đấu giá đặc biệt của...
Tôn vinh thương hiệu toàn cầu
-
Giải thưởng “Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024” xướng tên Vietjet, FPT, Vingroup
(THPL) - Hãng hàng không Vietjet vừa được vinh danh trong top “Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024” tại lễ trao giải do Anphabe tổ chức và Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) bảo trợ, diễn ra ngày 20/11. - Vingroup thuộc top 10 nơi làm việc tốt nhất Việt Nam năm 2024
- Vinamilk nhận loạt giải thưởng về quản trị và phát triển bền vững
- VINBIGDATA lọt top 10 thế giới về công nghệ nhận diện khuôn mặt