Thanh Hóa: Xe Limousine, xe trá hình nở rộ, khi nào xử lý được?
(THPL) – Hàng chục nhà xe với hàng trăm xe trá hình đội lốt xe hợp đồng đang "náo loạn" khắp tỉnh Thanh Hóa, đặc biệt ở TP Thanh Hóa, nhưng lý do vì sao cơ quan chức năng tỉnh Thanh Hóa lại bất lực với thực trạng này. Câu hỏi đặt ra, đó là khi nào “xe dù bến cóc”, xe Limousine trá hình ở Thanh Hóa mới được quan tâm xử lý triệt để?
Tin liên quan
- Trình Quốc hội phương án tăng thuế với rượu bia và thuốc lá
Dự án Metro số 1 Bến Thành - Suối Tiên sẽ vận hành thương mại từ 22/12
TP. Thanh Hóa với phong trào toàn dân không ma túy
Thanh Hóa: Phê duyệt đồ án quy hoạch đô thị Hói Đào, huyện Nga Sơn
Dự báo thời tiết ngày 22/11: Bắc Bộ nắng hanh, lạnh về đêm và sáng sớm
» Công an Thanh Hóa ra quân thực hiện đợt cao điểm kiểm soát xe chở khách và xe tải
» Thanh Hóa: Xe biển xanh gây tai nạn khi đang chở Chi Cục trưởng đi công tác
» Thanh Hoá: Xe chở quá tải vẫn hoành hoành, phớt lờ chỉ đạo của Chủ tịch tỉnh
Hiện nay trên địa bàn TP Thanh Hóa, nhiều nhà xe không mất bất kỳ chi phí bến bãi, không có lệnh xuất bến hay ràng buộc quy định thể lệ vận tải, những xe ô tô khách kinh doanh vận tải hợp đồng du lịch (còn gọi là xe Limousine) đang “lách luật” trá hình vận tải khách tuyến cố định, ngang nhiên lập “bến cóc” đón trả khách ngay tại văn phòng, ở các tuyến đường nội thị, gây ùn tắc giao thông, phá vỡ trật tự hoạt động vận tải.
Đây là nguyên nhân chính khiến tình trạng “xe dù”,“bến cóc” tồn tại dai dẳng trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa nói chung và ở trung tâm của TP Thanh Hóa nói riêng. Dù thực trạng này đã tồn tại một thời gian dài nhưng chưa được các cơ quan chức năng của tỉnh Thanh Hóa quan tâm xử lý dứt điểm.
Qua tìm hiểu được biết, thay vì phải đến trực tiếp bến xe để mua vé, hành khách chỉ cần gọi vào số điện thoại của bất kỳ nhà xe limousine để đặt lịch, nhân viên trực tổng đài của nhà xe sẽ ghi lại thông tin của hành khách và xác nhận đặt vé thành công.
Bằng phương thức kết nối phổ biến trên và cách phục vụ tận tình, chu đáo, các xe hợp đồng du lịch đang lách luật, hoạt động trá hình vận tải khách tuyến cố định che mắt cơ quan chức năng.
Theo anh Nguyễn Văn Mạnh, người dân phường Đông Sơn, TP Thanh Hóa cho biết: "Như gia đình tôi, nếu muốn đi Hà Nội thăm con, tôi muốn đăng ký ngồi ghế nào thì đặt là có ngay, ví như ghế trên gần lái thì 250.000, còn ghế giữa 230.000, ngồi ghế dưới là 220.000.
Thí dụ mình đăng ký tên người muốn đi, hẹn giờ đi, điểm đến, đến trước giờ muốn đi khoảng 15 đến 20 phút, nhà xe họ sẽ cho nhân viên phòng vé gọi nhắc mình chuẩn bị đồ, chỉ ít phút sau là họ đến đón mình đến phòng vé của họ trên đường Trường Thi đóng tiền mua vé, sếp ghế lên xe để đi đến điểm cuối của nhà xe, sau đó sẽ được xe trung chuyển ở Hà Nội chuyển đến điểm cuối của mình", anh Mạnh cho biết.
Trước thực trạng trên, trao đổi với Pv của Thương hiệu và Pháp luật, ông Vũ Minh Thuận, Trưởng phòng quản lý vận tải, Sở GTVT tỉnh Thanh Hóa cho biết, hiện nay trên địa bàn toàn tỉnh Thanh Hóa có 24 bến xe, riêng ở TP Thanh Hóa đang tồn tại nhiều “xe dù, bến cóc và xe trá hình tuyến cố định”, “xe ghép, xe tiện chuyến”, còn nhiều bất cập, dù chúng tôi liên tục có tham mưu, nhắc nhở, nhưng chưa thể xử lý dứt điểm tình trạng này được. Việc xử lý các xe trá hình này rất khó vì các đơn vị vi phạm luôn có cách để đối phó với sự kiểm tra, kiểm soát của lực lượng chức năng như lập hợp đồng khống, kèm theo danh sách khách hàng để đối phó khi bị kiểm tra...", ông Vũ Minh Thuận cho biết.
Cũng theo ông Thuận cho biết, các bến xe chính thống ở ngay TP Thanh Hóa hầu như vắng xe, vắng khách, đa phần các xe khách đón khách ở tận nhà bằng các xe trung chuyển và trả khách cũng bằng xe trung chuyển tận nhà, do đó hành khách sẽ không tốn thời gian. Loại hình xe Limosine đang được ưa chuộng hiện nay là phục vụ tận nơi, các nhà xe có phòng vé, bến xe chính thống sẽ bị “lép vế”, tạo nên việc cạnh tranh không lành mạnh giữa các đơn vị kinh doanh vận tải với nhau. Tới đây chúng tôi sẽ tiếp tục đưa ra phương án cùng với cơ quan Công an, Thanh tra xử lý mạnh hơn nữa để dẹp bỏ thực trạng này, vị Trưởng phòng quản lý vận tải Sở GTVT tỉnh Thanh Hóa chia sẻ.
Qua tìm hiểu, được biết, hiện nay, Thanh Hóa đang có 738 đơn vị đăng ký kinh doanh vận tải khách hợp đồng với trên 1.800 xe, cao gấp hơn 10 lần đơn vị kinh doanh vận tải khách tuyến cố định, do đó lượng xe trá hình núp bóng tuyến cố định tại tỉnh Thanh Hóa là rất lớn.
Tại tuyến đường Trường Thi, thành phố Thanh Hóa thường xuyên xảy ra ùn tắc cục bộ, nhất là vào các khung giờ như: 10 giờ trưa, 1 giờ chiều và 7 giờ tối. Nguyên nhân là trên tuyến đang có nhà xe Đại Nam có phòng bán vé, cũng là bến xe khách kinh doanh vận tải trá hình xe hợp đồng để vận chuyển tuyến cố định Thanh Hóa - Hà Nội, tổ chức đón, bắt khách ngay tại văn phòng, mỗi khi các xe từ văn phòng quay đầu để đón trả khách, gây ùn tắc giao thông, nhất là vào các khung giờ cao điểm khiến người dân vô cùng bức xúc.
Không chỉ có vậy, trên nhiều tuyến đường như Lê Hồng Phong, Dương Đình Nghệ, Nguyễn Hiệu…của TP Thanh Hóa cũng tồn tại các phòng bán vé trá hình, thực chất đó là những “xe dù bến cóc” nhưng chưa bị cơ quan chức năng của tỉnh Thanh Hóa xử lý.
Tình trạng xe tuyến cố định nhưng trá hình là xe hợp đồng gây ra những hệ lụy không nhỏ như: cạnh tranh không lành mạnh, làm gia tăng lượng phương tiện vào khu vực nội đô, gây mất trật tự đô thị, mất an toàn giao thông, thất thu ngân sách Nhà nước. Thời gian qua, UBND tỉnh Thanh Hóa đã chỉ đạo Công an tỉnh, Sở Giao thông Vận tải và các huyện, thị xã, thành phố tăng cường phối hợp, rà soát, xử lý các phương tiện vi phạm. Tuy nhiên, đến nay tình trạng này vẫn tồn tại.
Trao đổi với PV báo chí về việc này, ông Lê Đức Nga, Trưởng Bến xe phía Bắc, TP Thanh Hóa cho biết: "Các xe Limousine và xe dù bến cóc đã ảnh hưởng trực tiếp đến kinh doanh vận tải bến. Mặc dù bến sau khi chuyển ra vị trí mớ, về chất lượng bến đạt tiêu chuẩn bến loại 2, đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn khang trang, lịch sự, văn minh, nhưng sau khi chuyển ra đây lượng đầu xe giảm đến 60% đến 70%, lượng khách còn giảm hơn nữa. Chính vì vậy đã ảnh hưởng đến doanh thu và hoạt động của bến".
Lượng phương tiện và hành khách vào bến hoạt động hạn chế, khiến Ban quản lý Bến xe thất thu phí, đồng thời làm cho nhiều nhà xe vận tải khách tuyến cố định lao đao. Một số nhà xe sau thời gian dài hoạt động cầm chừng đang có phương án chuyển hình thức kinh doanh, ông Nga chia sẻ.
Với ưu điểm dòng xe 9 chỗ nhỏ gọn, xe Limousine có thể luồn lách vào các tuyến đường ở khu vực nội thị đón trả khách tại nhà, khách có nhiều lựa chọn về giờ đi, cứ 2 giờ đồng hồ là có 1 chuyến Thanh Hóa-Hà Nội và ngược lại nên rất thuận tiện. Tuy nhiên, theo quy định của pháp luật thì đây lại là một dạng "xe dù" núp bóng hợp đồng, không đủ điều kiện để hoạt động, gây nên tình trạng giao thông bát nháo ở các tuyến đường nội thành TP Thanh Hóa.
Trao đổi với PV báo chí, ông Lê Xuân Long, Chủ tịch Hiệp Hội vận tải ô tô Thanh Hóa cho biết: "Theo Nghị định 10 và Thông tư 02 của Bộ Giao thông vận tải thì xe hợp đồng phải có điểm đến và điểm đi nhưng trong quá trình hoạt động thì các xe lại bắt khách dọc đường, dừng đỗ tự do. Xe Limousine thì rất thuận tiện cho người lên xuống, nhưng nó làm ảnh hưởng đến an ninh trật tự cũng như gây mất an toàn giao thông trong các đô thị".
Với cách thức lách luật, xe hợp đồng đang trá hình vận tải khách tuyến cố định, công khai hoạt động lập ra các “bến cóc” ngay ở trung tâm TP Thanh Hóa, gây ra sự cạnh tranh thiếu bình đẳng với các đơn vị kinh doanh vận tải khách tuyến cố định hoạt động đúng pháp luật tại các bến xe. Dù Bộ GT VT và tỉnh Thanh Hóa đã có nhiều chỉ đạo, rất cần sự vào cuộc quyết liệt từ các đơn vị thực thi pháp luật để sớm khắc phục được thực trạng nhức nhối này.
Duy Duẩn
Tin khác
-
Nghệ nhân Hồ Đắc Thiếu Anh – Người nâng tầm văn hóa ẩm thực Việt Nam
-
Đạo diễn Phạm Hoàng Nam: “Tôi nhìn thấy một Bức Tường trẻ”
-
Bữa sáng Ruy băng trắng "Phụ nữ làm chủ kinh tế - làm chủ cuộc đời"
-
Thanh Hóa: Khởi tố, bắt tạm giam 2 đối tượng có hành vi xúc phạm Quốc kỳ
-
Sau 10 tháng, PNJ ghi nhận doanh thu hơn 32.000 tỷ
-
Hà Nội: Phạt hành chính 10 cơ sở y dược vi phạm quy định
Mạng xã hội đầu tiên về bất động sản - Home Today chính thức ra mắt
(THPL) - Ngày 21/11/2024, mạng xã hội Home Today chính thức ra mắt, đánh dấu một bước tiến mới trong lĩnh vực bất động sản, kiến trúc - xây...22/11/2024 16:10:00Sở Công Thương Hà Nội: mở rộng kết nối giao thương lĩnh vực khuyến công
(THPL) - Với mục tiêu nâng cao hiệu quả trong hỗ trợ phát triển làng nghề và công nghiệp nông thôn (CNNT), đồng hành cùng doanh nghiệp, cơ sở...22/11/2024 14:57:22Hồ Ngọc Hà: 'Fan là động lực lớn nhất để tôi có thể tiếp tục duy trì làm nghề'
Ca sĩ Hồ Ngọc Hà tiết lộ bản thân cũng như nhiều nghệ sĩ khác cũng có lúc bị bế tắc, bị bí ý tưởng.22/11/2024 14:54:29Ngân hàng đồng hành cùng doanh nghiệp đẩy mạnh sản xuất kinh doanh cuối năm
(THPL) - Dịp cuối năm, nhằm đồng hành cùng người dân, doanh nghiệp tăng tốc sản xuất kinh doanh, Nam A Bank triển khai hàng loạt giải pháp tín...22/11/2024 14:51:09
ĐỌC NHIỀU NHẤT
Quảng bá thương hiệu Việt
-
Người dùng tranh thủ cơ hội “đổi xe toàn dân” để lên đời xe điện VinFast
(THPL) - Chính sách “Thu cũ - Đổi mới” của VinFast và FGF đang kích thích nhu cầu đổi xe xăng cũ sang xe điện mới của người tiêu dùng Việt với tổng ưu đãi lên đến 553 triệu đồng. - BIC khai trương chi nhánh mới tại Thanh Hóa
- Xe điện VinFast thiết lập chuẩn mực mới cho thị trường ô tô Việt Nam
- Hành trình nghệ thuật Việt Nam thế kỷ 20 qua phiên đấu giá đặc biệt của...
Tôn vinh thương hiệu toàn cầu
-
Giải thưởng “Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024” xướng tên Vietjet, FPT, Vingroup
(THPL) - Hãng hàng không Vietjet vừa được vinh danh trong top “Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024” tại lễ trao giải do Anphabe tổ chức và Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) bảo trợ, diễn ra ngày 20/11. - Vingroup thuộc top 10 nơi làm việc tốt nhất Việt Nam năm 2024
- Vinamilk nhận loạt giải thưởng về quản trị và phát triển bền vững
- VINBIGDATA lọt top 10 thế giới về công nghệ nhận diện khuôn mặt