Thanh Hóa: Bứt tốc giải ngân vốn đầu tư công tháng cuối năm 2023
(THPL) – Trước tình hình giải ngân vốn đầu tư công còn chậm, Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa không hài lòng đối với những đơn vị làm chưa tốt, chưa hiệu quả về giải ngân vốn đầu tư công, và yêu cầu cần phải hết sức cố gắng, tập trung, nỗ lực để hoàn thành kế hoạch giải ngân vốn đầu tư công đã đề ra với phương châm thần tốc, quyết liệt.
Tin liên quan
- Thủ tướng yêu cầu khẩn trương rà soát, xử lý dứt điểm các dự án tồn đọng
“Bỏ quên” đấu giá, Thung lũng hoa Hồ Tây kinh doanh trái phép gần 1 năm?
Thương hiệu là cam kết phát triển bền vững để "Vươn mình tiến vào Kỷ nguyên Xanh"
Bộ Chính trị điều động, chỉ định tân Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ninh
Phê chuẩn kết quả bầu Phó Chủ tịch UBND tỉnh Phú Thọ
» Thanh Hóa: Kêu gọi nhà đầu tư thiết kế dự án cáp treo Pù Luông
» Thanh Hóa: Chủ tịch UBND tỉnh tiếp thu, giải trình các vấn đề "nóng" tại kỳ họp HĐND tỉnh
» Thanh Hóa: Chủ tịch UBND tỉnh đề nghị tập trung tháo gỡ điểm nghẽn trong sản xuất kinh doanh
Sáng 5/12, ông Đỗ Minh Tuấn, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì hội nghị trực tuyến toàn tỉnh về đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công năm 2023.
Theo báo cáo của Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Thanh Hóa, tổng kế hoạch vốn đầu tư công năm 2023 của tỉnh Thanh Hóa là 14.924,312 tỷ đồng. Trong đó, kế hoạch vốn năm 2023 là 12.505,572 tỷ đồng; kế hoạch vốn năm 2022 được kéo dài thời gian thực hiện và giải ngân sang năm 2023 là 2.418,739 tỷ đồng.
Số vốn đã được HĐND tỉnh, UBND tỉnh phân bổ, giao kế hoạch là 14.894,418 tỷ đồng, bằng 99,8% kế hoạch cho 296 chương trình, nhiệm vụ và dự án (trong đó phân bổ cho 93 dự án đã hoàn thành, bao gồm 35 dự án đã hoàn thành có quyết toán và 58 dự án hoàn thành chưa có quyết toán được duyệt; 120 dự án chuyển tiếp; 65 dự án khởi công mới; 18 dự án chuẩn bị đầu tư).
Việc phân bổ, giao kế hoạch vốn năm 2023 đã tuân thủ các điều kiện, nguyên tắc, tiêu chí và thứ tự ưu tiên bố trí vốn theo quy định của pháp luật đầu tư công và các văn bản liên quan.
Đặc biệt, trong quá trình chỉ đạo, điều hành giải ngân vốn đầu tư công, đến tháng 11/2023, Tỉnh ủy, UBND tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh đã ban hành 36 văn bản, tổ chức 5 hội nghị giao ban toàn tỉnh, quyết liệt chỉ đạo các các chủ đầu tư, các địa phương tập trung chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ thực hiện. Thành lập 5 Tổ công tác thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công của tỉnh do các đồng chí lãnh đạo UBND tỉnh làm tổ trưởng để làm việc và đi kiểm tra tiến độ thực hiện các dự án của các địa phương, các đơn vị trên địa bàn tỉnh; phân công từng thành viên UBND tỉnh theo dõi, đôn đốc các địa phương đẩy nhanh tiến độ thực hiện và giải ngân vốn năm 2023.
Do đó, trong bối cảnh giải ngân vốn đầu tư công của cả nước còn gặp nhiều khó khăn, giải ngân vốn đầu tư công năm 2023 của tỉnh đã đạt được một số kết quả tích cực. Tính đến ngày 25/11/2023, giải ngân vốn năm 2023 (bao gồm cả vốn năm 2022 kéo dài sang năm 2023) được 9.181 tỷ đồng, bằng 61,5% kế hoạch. Nếu chỉ tính riêng kế hoạch năm 2023 (không bao gồm vốn năm 2022 kéo dài sang năm 2023) thì tỷ lệ giải ngân đạt 65,1% kế hoạch, tương đương so với tỷ lệ giải ngân vốn năm 2023 của cả nước.
Tại báo cáo cũng nêu rõ những hạn chế, khó khăn liên quan đến thể chế, chính sách, việc tổ chức thực hiện ở cơ sở... Nhiều chủ đầu tư giải ngân đạt dưới mức giải ngân trung bình của cả tỉnh cũng được “điểm danh” như: Sở Giao thông - Vận tải; Ban Quản lý Khu kinh tế Nghi Sơn và các Khu công nghiệp tỉnh; Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh; Ban Quản lý dự án đầu tư công trình giao thông Thanh Hóa; Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình nông nghiệp và phát triển nông thôn; Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình dân dụng và công nghiệp Thanh Hóa. Ở cấp huyện có UBND các huyện Ngọc Lặc, Nga Sơn, Quan Sơn, Quan Hóa, Lang Chánh, Mường Lát, Thường Xuân, Thạch Thành...
Cùng với đó, những khó khăn, vướng mắc liên quan đến công tác giải phóng mặt bằng cũng được báo cáo nêu rõ. Tính đến đến ngày 25/11/2023, còn 23 dự án gặp khó khăn, vướng mắc về giải phóng mặt bằng, tái định cư, chuyển mục đích sử dụng đất (trong đó có 22 dự án đã lựa chọn được nhà thầu và đang thi công). Đặc biệt, đến ngày 4/12/2023 vẫn còn 17 dự án chưa lựa chọn được nhà thầu xây lắp...
Phát biểu tại hội nghị, ông Đỗ Minh Tuấn, Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa nhấn mạnh: dù có sự quan tâm, chỉ đạo của Trung ương, của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh đối với hoạt động giải ngân vốn đầu tư công trên địa bàn tỉnh trong thời gian qua. Với sự quan tâm đó tỉnh đã đạt được những kết quả tích cực, tuy nhiên kết quả đạt được vẫn chưa tương xứng. UBND tỉnh đánh giá cao những đơn vị có tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công cao; đồng thời bày tỏ lo lắng, không hài lòng đối với những đơn vị làm chưa tốt, chưa hiệu quả.
Tại hội nghị, ông Đỗ Minh Tuấn, Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa cũng phân tích và chỉ rõ một số nguyên nhân cơ bản dẫn đến sự chậm trễ trong giải ngân vốn đầu tư công đó là: Tinh thần, trách nhiệm, sự lãnh đạo, chỉ đạo ở cơ sở chưa cao, chưa quyết liệt; năng lực, trình độ của những người trực tiếp thực thi nhiệm vụ và năng lực nhà thầu còn nhiều hạn chế...
Trước những khó khăn, hạn chế đã được nhận diện, Chủ tịch UBND tỉnh đề nghị, trong thời gian còn lại của năm 2023, các cấp, các ngành, các địa phương phải hết sức cố gắng, tập trung, nỗ lực để hoàn thành kế hoạch giải ngân vốn đầu tư công đã đề ra với phương châm thần tốc, quyết liệt.
Trước những bất cập trên, ông Đỗ Minh Tuấn, Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu các cấp, các ngành, các địa phương tiếp tục cụ thể hóa trách nhiệm cá nhân trong thực thi nhiệm vụ được giao. Thời gian còn lại của năm 2023 không còn nhiều, vì vậy các ngành, các địa phương cần phải ưu tiên và đặt nhiệm vụ giải ngân vốn đầu tư công lên hàng đầu. Tập trung triển khai thực hiện đồng bộ, quyết liệt các nhóm nhiệm vụ, giải pháp đối với nhiệm vụ này. Tổ chức giao ban hàng tuần, giao ban theo tiến độ dự án để đưa ra giải pháp thực thi hiệu quả, nhất là đối với những dự án chậm tiến độ. Yêu cầu các ngành, các địa phương tiếp tục tập trung tháo gỡ khó khăn, vướng mắc; phân tích, chỉ rõ nguyên nhân chậm ở từng dự án, từng khâu trong quá trình thực hiện để có hướng xử lý, tháo gỡ kịp thời. Đồng thời lưu ý, trong quá trình thực hiện phải gắn với kiểm tra, giám sát để nâng cao hiệu quả thực thi.
Trong đó lưu ý nguyên tắc bố trí vốn phải đúng theo quy định của pháp luật và có sự linh hoạt trong triển khai, tạo điều kiện tối đa cho nhà thầu ứng và thanh toán khối lượng. Đối với các nhà thầu thi công chậm trễ thì chủ đầu tư, các huyện, thị xã, thành phố có trách nhiệm chỉ đạo, đôn đốc triển khai thực hiện. Yêu cầu các ngành, các địa phương, các đơn vị liên quan nghiêm túc, thẳng thắn nhìn nhận những hạn chế, yếu kém. Từ đó tiếp tục nêu cao tinh thần, trách nhiệm; quyết tâm phấn đấu hoàn thành mục tiêu, kế hoạch của năm 2023 đã đề ra và chuẩn bị tốt các điều kiện cho nhiệm vụ giải ngân vốn đầu tư công năm 2024.
Duy Duẩn
Tin khác
-
Nghệ nhân Hồ Đắc Thiếu Anh – Người nâng tầm văn hóa ẩm thực Việt Nam
-
Đạo diễn Phạm Hoàng Nam: “Tôi nhìn thấy một Bức Tường trẻ”
-
Bữa sáng Ruy băng trắng "Phụ nữ làm chủ kinh tế - làm chủ cuộc đời"
-
Thanh Hóa: Khởi tố, bắt tạm giam 2 đối tượng có hành vi xúc phạm Quốc kỳ
-
Sau 10 tháng, PNJ ghi nhận doanh thu hơn 32.000 tỷ
-
Hà Nội: Phạt hành chính 10 cơ sở y dược vi phạm quy định
Mạng xã hội đầu tiên về bất động sản - Home Today chính thức ra mắt
(THPL) - Ngày 21/11/2024, mạng xã hội Home Today chính thức ra mắt, đánh dấu một bước tiến mới trong lĩnh vực bất động sản, kiến trúc - xây...22/11/2024 16:10:00Sở Công Thương Hà Nội: mở rộng kết nối giao thương lĩnh vực khuyến công
(THPL) - Với mục tiêu nâng cao hiệu quả trong hỗ trợ phát triển làng nghề và công nghiệp nông thôn (CNNT), đồng hành cùng doanh nghiệp, cơ sở...22/11/2024 14:57:22Hồ Ngọc Hà: 'Fan là động lực lớn nhất để tôi có thể tiếp tục duy trì làm nghề'
Ca sĩ Hồ Ngọc Hà tiết lộ bản thân cũng như nhiều nghệ sĩ khác cũng có lúc bị bế tắc, bị bí ý tưởng.22/11/2024 14:54:29Ngân hàng đồng hành cùng doanh nghiệp đẩy mạnh sản xuất kinh doanh cuối năm
(THPL) - Dịp cuối năm, nhằm đồng hành cùng người dân, doanh nghiệp tăng tốc sản xuất kinh doanh, Nam A Bank triển khai hàng loạt giải pháp tín...22/11/2024 14:51:09
ĐỌC NHIỀU NHẤT
Quảng bá thương hiệu Việt
-
Người dùng tranh thủ cơ hội “đổi xe toàn dân” để lên đời xe điện VinFast
(THPL) - Chính sách “Thu cũ - Đổi mới” của VinFast và FGF đang kích thích nhu cầu đổi xe xăng cũ sang xe điện mới của người tiêu dùng Việt với tổng ưu đãi lên đến 553 triệu đồng. - BIC khai trương chi nhánh mới tại Thanh Hóa
- Xe điện VinFast thiết lập chuẩn mực mới cho thị trường ô tô Việt Nam
- Hành trình nghệ thuật Việt Nam thế kỷ 20 qua phiên đấu giá đặc biệt của...
Tôn vinh thương hiệu toàn cầu
-
Giải thưởng “Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024” xướng tên Vietjet, FPT, Vingroup
(THPL) - Hãng hàng không Vietjet vừa được vinh danh trong top “Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024” tại lễ trao giải do Anphabe tổ chức và Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) bảo trợ, diễn ra ngày 20/11. - Vingroup thuộc top 10 nơi làm việc tốt nhất Việt Nam năm 2024
- Vinamilk nhận loạt giải thưởng về quản trị và phát triển bền vững
- VINBIGDATA lọt top 10 thế giới về công nghệ nhận diện khuôn mặt
- Matrix Premium Mễ Trì
- Mặt bằng Lumiere Ocean Park
- The Maris
- LA Home Ben Luc ben dong kenh xanh
- iip là gì