09:35 ngày 19/04/2024 | HOTLINE : 0911.344.555 | Email: bbt.thpl@gmail.com
Liên hệ quảng cáo: 0942.106.666

DÒNG SỰ KIỆN

SPS Việt Nam cảnh báo giả mạo “Giấy chứng nhận xuất khẩu nông sản sang Trung Quốc”

15:59 23/05/2023

(THPL) – Mới đây, Văn phòng thông báo và điểm hỏi đáp quốc gia về vệ sinh an toàn thực phẩm và kiểm dịch động thực vật (SPS Việt Nam) vừa có cảnh báo về việc xuất hiện “Giấy chứng nhận xuất khẩu nông sản sang Trung Quốc” lan truyền trên mạng xã hội là giả mạo.

Vừa qua trên mạng xã hội lan truyền hình ảnh "Giấy chứng nhận đăng ký của Tổng cục Hải quan Trung Quốc - Certificate of GACC Registration" kèm mã QR có link đến địa chỉ https://www.aqsiq.net có nội dung chứng nhận mã số đăng ký doanh nghiệp xuất khẩu nông sản, thực phẩm vào Trung Quốc.

Theo SPS Việt Nam, hiện đơn vị này chưa nhận được thông báo của Tổng cục Hải quan Trung Quốc về biểu mẫu giấy chứng nhận đăng ký này. Do đó, đây là mẫu giả mạo, doanh nghiệp cần hết sức lưu ý.

Mẫu “Giấy chứng nhận đăng ký của Tổng cục Hải quan Trung Quốc - Certificate of GACC Registration” giả mạo. Ảnh: SPS Việt Nam

Căn cứ Lệnh 248 của Tổng cục Hải quan Trung Quốc (có hiệu lực từ ngày 1/1/2022) và Công hàm 353 ngày 27/9/2021 của GACC, GACC là cơ quan chịu trách nhiệm quản lý xuất nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ vào Trung Quốc. Mọi thông tin liên quan đến chứng nhận, đăng ký xuất khẩu nông sản, thực phẩm vào Trung Quốc đều phải thông qua GACC, sau khi được GACC phê duyệt sẽ công bố chính thức.

Cụ thể, đối với doanh nghiệp sản xuất, chế biến và bảo quản nước ngoài xuất khẩu thực phẩm vào Trung Quốc đăng ký trên hệ thống https://app.singlewindow.cn/ (bao gồm đăng ký trực tiếp hoặc thông qua giới thiệu của cơ quan có thẩm quyền), kết quả đăng ký được công bố tại website: https://ciferquery.singlewindow.cn/ và văn bản thông báo của cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam đối với mã số được cơ quan có thẩm quyền giới thiệu.

Đối với doanh nghiệp đăng ký các sản phẩm thuộc thẩm quyền phê duyệt của Vụ Kiểm dịch động thực vật, GACC, kết quả đăng ký được công bố tại website: http://dzs.customs.gov.cn/ và văn bản thông báo của cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam. Đối với doanh nghiệp thương mại, kết quả đăng ký được công bố tại website: http://ire.customs.gov.cn/.

Trung Quốc là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam. Tính đến nay, toàn quốc có gần 6.500 vùng trồng tại 53/63 tỉnh, thành phố và 1.600 cơ sở đóng gói tại 33 tỉnh, thành phố được Trung Quốc cấp mã số xuất khẩu. Việc thiết lập và cấp mã số vùng trồng, cơ sở đóng gói nông sản phục vụ xuất khẩu đóng vai trò quan trọng đối với xuất khẩu nông sản do đây yêu cầu bắt buộc của các thị trường và thông lệ quốc tế.

Để tiếp tục siết chặt điều kiện nhập khẩu nông sản, nhiều biện pháp quản lý an toàn thực phẩm nhập khẩu đã được Trung Quốc thực thi. Theo đó, Trung Quốc đã ban hành Lệnh 249 về các biện pháp quản lý an toàn thực phẩm xuất nhập khẩu và Lệnh 248 ban hành quy định về quản lý đăng ký doanh nghiệp sản xuất thực phẩm nước ngoài nhập khẩu vào Trung Quốc. Điều này đồng nghĩa với việc các doanh nghiệp của Việt Nam phải tuân thủ thêm một loạt quy định nếu muốn tiếp tục xuất khẩu nông sản vào Trung Quốc.

Tuy nhiên, dù Trung Quốc đã mở cửa trở lại từ hồi đầu năm nay, nhưng xuất khẩu sang thị trường này vẫn còn nhiều khó khăn. Một mặt, áp lực cạnh tranh sẽ ngày càng lớn vì các nhà xuất khẩu và các thương gia nhiều nước cũng đang tập trung vào thị trường Trung Quốc sau mở cửa; mặt khác, hàng hoá xuất khẩu của Trung Quốc rất tương đồng với Việt Nam, hàng hoá của Việt Nam cũng đối diện với sự cạnh tranh điều này vừa tạo ra lợi thế và thách thức đối với hàng hóa Việt Nam.

Tú Anh (T/h)

Bình luận

Bình luận

Tin khác

Quảng bá thương hiệu Việt

Tôn vinh thương hiệu toàn cầu