08:24 ngày 24/11/2024 | HOTLINE : 0983.883.366 | Email: bbt.thpl199@gmail.com
Liên hệ quảng cáo: 0942.106.666
DÒNG SỰ KIỆN

Soi sức khỏe cổ phiếu bất động sản: Khi nội lực lên tiếng

PV | 22:31 17/12/2019

(THPL) - Thị trường chứng khoán Việt Nam đang bước vào những phiên giao dịch cuối cùng trước khi chuyển sang năm 2020 với nhiều kỳ vọng. Theo nhận định của các chuyên gia, bất động sản vẫn sẽ tiếp tục là một trong những trụ cột của thị trường chứng khoán, trong đó dòng tiền thông minh sẽ tìm tới các doanh nghiệp hàng đầu với nội lực và triết lý kinh doanh bài bản.

Dẫn dắt thị trường

Trong bối cảnh kinh tế chung của thế giới chững lại, thì kinh tế vĩ mô Việt Nam tiếp tục cho thấy các dấu hiệu tích cực, trong đó GDP 9 tháng đầu năm tăng trưởng 6,98%, vượt trên tất cả các dự báo. Tăng trưởng kinh tế ấn tượng có sự đóng góp không nhỏ từ lĩnh vực bất động sản, vốn là ngành nghề có liên quan mật thiết với hầu hết các lĩnh vực kinh tế. 

Trên thị trường chứng khoán, các doanh nghiệp bất động sản đang là nhóm ngành có tỷ trọng lớn, khi số lượng cổ phiếu chỉ chiếm 7% nhưng giá trị vốn hóa lại đóng góp tới gần ¼ toàn thị trường. Thống kê cụ thể cho thấy, toàn thị trường hiện có hơn 1.600 mã chứng khoán đang giao dịch trên cả 3 sàn là HOSE, HNX, UPCoM, trong đó số lượng mã bất động sản là 120, nhưng giá trị vốn hóa lại lên tới hơn 1 triệu tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 23%.

Tại một buổi hội thảo được tổ chức mới đây, ông Trương Hiền Phương, Giám đốc cấp cao công ty chứng khoán KIS Việt Nam cho biết, nhìn từ góc độ kết quả kinh doanh của doanh nghiệp bất động sản, biên lợi nhuận của ngành này đang ngày càng hấp dẫn. Chẳng hạn, doanh thu năm 2014 đạt 50.000 tỷ đồng, thì lợi nhuận ròng đạt khoảng 7.000 tỷ đồng và biên lợi nhuận ròng khoảng 12%. Đến 9 tháng/2019, doanh thu đã lên tới 240.000 tỷ đồng, lợi nhuận ròng khoảng 35.000 tỷ đồng, tương đương biên lợi nhuận ròng khoảng 15,5%.

Trên thị trường chứng khoán, các doanh nghiệp bất động sản đang có tỷ trọng lớn

Như vậy, trong những năm gần đây, biên lợi nhuận của các doanh nghiệp bất động sản tăng cả về doanh thu lẫn lợi nhuận và đà tăng này được dự báo sẽ còn tiếp tục trong các năm tới, ông Phương kết luận. 

Còn  theo bà Dương Thùy Dung, Giám đốc cấp cao CBRE Việt Nam, nguồn cung bất động sản năm 2020 sẽ tăng cả về số dự án lẫn số lượng căn chào bán, bởi trong năm 2019 đang có khá nhiều dự án bị trì hoãn do vấn đề giấy tờ pháp lý chưa hoàn thiện, trong khi kế hoạch của chủ đầu tư đã đầy đủ. Các dự án này chỉ còn chờ đầy đủ pháp lý là sẽ “bung” ra thị trường và làm tăng nguồn cung trong năm tới.

Trong ngắn hạn, các công ty chứng khoán đều lạc quan về nhóm ngành bất động sản, đặc biệt là phân khúc nhà ở, nhờ làn sóng đầu tư FDI vào Việt Nam tại các địa phương để phát triển công nghiệp, sẽ kéo theo sự phát triển của phân khúc nhà ở địa phương. Trong khi đó, về dài hạn, cơ cấu dân số vàng của Việt Nam với đại bộ phận nằm trong độ tuổi lao động, có khả năng tạo ra thu nhập, cùng với tập quán coi trọng việc sở hữu bất động sản là yếu tố quan trọng cho kỳ vọng của ngành này.

“Chính phủ đang quyết liệt chỉ đạo UBCK Nhà nước và các bộ ngành liên quan triển khai giải pháp để phát triển thị trường CK, góp phần chuyển bớt “gánh nặng” tài trợ vốn trung và dài hạn từ thị trường tiền tệ sang thị trường tài chính. Với các giải pháp đồng bộ này, tin rằng thị trường chứng khoán và thị trường BĐS sẽ có bước phát triển mới trong năm 2020 và các năm tiếp theo”, ông Lê Nhị Năng, Vụ trưởng - Trưởng cơ quan đại diện Ủy ban Chứng khoán (UBCK) Nhà nước tại TP. Hồ Chí Minh cho hay. 

Dòng tiền sẽ tìm tới đâu? 

Tuy nhiên, theo các chuyên gia, dòng tiền thông minh sẽ không dàn trải toàn ngành mà chỉ tập trung các cổ phiếu có nội lực mạnh mẽ, đó là các doanh nghiệp lớn, kinh doanh bài bản, với nguồn tiền bền vững. Những cái tên quen thuộc có thể kể đến như Vinhomes, thương hiệu nắm trong tay quỹ đất với tổng diện tích lên tới 16.500ha. Vinhomes thừa hưởng hệ sinh thái từ tập đoàn Vingroup, nên mỗi dự án đều được trang bị đầy đủ trường học, bệnh viện, trung tâm thương mại, các khu giải trí... thỏa mãn đầy đủ nhu cầu của khách hàng, giúp nâng cao năng lực cạnh tranh.

Một tên tuổi lớn khác trong ngành là Novaland, với hơn 40 dự án nhà ở tại các khu vực trọng điểm của TPHCM và 5 bất động sản nghỉ dưỡng. Novaland hiện đang sở hữu khoảng 2.700ha đất, trong đó ¼ là bất động sản nhà ở và ¾ là bất động sản du lịch nghỉ dưỡng. Sau nhiều năm gây dựng tên tuổi trên thị trường bất động sản nhà ở, công ty này đang phát triển chiến lược giai đoạn 2 là xây dựng các dự án bất động sản du lịch giải trí tại các tỉnh thành có tiềm năng du lịch.

Bên cạnh những ông lớn bất động sản đang hiện diện trên thị trường chứng khoán, nhà đầu tư đang chờ đợi thêm một doanh nghiệp lớn khác dự kiến sẽ niêm yết trong đầu năm 2020, là FLCHomes – thương hiệu mới nhất đến từ hệ sinh thái của Tập đoàn FLC. 

Dòng tiền “thông minh” sẽ tìm tới các doanh nghiệp có tiềm lực

Nhận định về FLCHomes, MBS (Công ty cổ phần chứng khoán MB) cho hay việc gắn kết chặt chẽ với hệ sinh thái của một tập đoàn lớn như FLC sẽ giúp FLCHomes tích hợp được năng lực cạnh tranh, năng lực quản trị và quỹ dự án đầy tiềm năng. 

Đặt mục tiêu nằm trong Top 3 Doanh nghiệp BĐS lớn nhất Việt Nam, đến nay, quỹ dự án đầu tư, phân phối và vận hành của FLCHomes đạt trên 300 dự án, “có thể đáp ứng cho khả năng cung ứng và hoạt động của FLCHomes đến 2030”, lãnh đạo doanh nghiệp cho hay. 

FLCHomes đang chuẩn bị chào sàn mã cổ phiếu FHH trong thời gian tới, với giá dự kiến từ 35.000 VND/cổ phiếu. Năm 2019, doanh nghiệp công bố lợi nhuận trước thuế dự kiến đạt 220 tỷ đồng, về đích trước một tháng so với kế hoạch. Tổng doanh thu năm 2020 dự kiến đạt trên 5 ngàn tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế dự kiến đạt gần 1.000 tỷ đồng, tăng lần lượt 3 và 4 lần so với năm 2019. 

Kế hoạch 5 năm tiếp theo, FLCHomes xác định tốc độ tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận sau thuế bình quân hàng năm đạt 46% và 60%. 

PV

Bình luận

Bình luận

Tin khác

Quảng bá thương hiệu Việt

Tôn vinh thương hiệu toàn cầu