09:28 ngày 23/12/2024 | HOTLINE : 0983.88.33.66 | Email: bbt.thpl199@gmail.com
Liên hệ quảng cáo: 090.1111.388
DÒNG SỰ KIỆN

Sáng nay, Bộ GD&ĐT công bố điểm sàn xét tuyển đại học năm 2017

07:21 12/07/2017

(THPL) – Sau khi Bộ GD&ĐT công bố điểm sàn, từ ngày 15/7, thí sinh bắt đầu thay đổi nguyện vọng xét tuyển vào các trường ĐH. Ngày 1/8, các trường ĐH sẽ công bố kết quả trúng tuyển.

Sáng nay (12/7), Bộ Giáo dục Đào tạo (GD&ĐT) công bố mức điểm sàn xét tuyển vào đại học năm 2017. Thông qua mức điểm sàn, các trường ĐH, CĐ sẽ xây dựng mức điểm chuẩn để thực hiện công tác tuyển sinh.

Trong buổi sáng, Hội đồng xác định điểm sàn sẽ nhóm họp để đưa ra mức điểm sàn xét tuyển vào ĐH. Sau đó, Bộ GD&ĐT sẽ công bố chính thức với thí sinh cả nước biết.

Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Bùi Văn Ga cho biết trên VOV, trên cơ sở thống kê phổ điểm thi THPT quốc gia năm 2017 cho thấy, khối A và khối B có nhiều thí sinh đăng xét tuyển sinh nhiều nhất. Hầu như điểm trung bình của thí sinh không có sự thay đổi nhiều so với những năm trước. Những khối khác có sự thay đổi về điểm thi ở một lượng nhỏ.

Sáng nay, Bộ GD&ĐT sẽ công bố điểm sàn xét tuyển vào đại học năm 2017. Ảnh: Vietnamnet

Hội đồng xét duyệt điểm sàn sẽ nhìn vào lượng thí sinh đạt được số lượng điểm nhất định và thí sinh tham gia xét tuyển vào nhiều khối thi để quyết định mức điểm sàn một cách phù hợp.

Tuy nhiên, dựa vào việc xác định điểm sàn kể từ khi Bộ GD&ĐT thực hiện tuyển sinh ĐH theo phương thức 3 chung (chung đề, chung ngày thi và kết quả xét tuyển) và cho đến nay, phương thức thay đổi là dùng kết quả thi THPT quốc gia để xét tuyển vào các trường ĐH, CĐ thì điểm sàn năm nay cũng không có thay đổi gì nhiều.

Theo quy chế tuyển sinh đại học năm 2017, năm nay là năm cuối cùng Bộ GD&ĐT công bố điểm sàn xét tuyển đại học. Từ năm 2018, điểm sàn hay ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào sẽ do các trường ĐH tự xác định.

Điểm sàn xuất hiện từ kỳ thi tuyển sinh ĐH, CĐ năm 2004. Tới nay, mặc dù Bộ GD&ĐT đã xác định bỏ điểm sàn từ kỳ tuyển sinh năm 2018, song vẫn có ý kiến băn khoăn.

Nhiều ý kiến cho rằng, trong bối cảnh kinh tế xã hội cũng như hiện trạng giáo dục đại học tại Việt Nam, việc duy trì điểm sàn là điều kiện cần để đảm bảo chất lượng tối thiểu nhằm nâng cao chất lượng đào tạo đồng thời tạo điều kiện phân luồng học sinh. Vấn đề quan trọng là xác định điểm sàn thế nào cho đúng.

Theo đó, việc bỏ điểm sàn có thể giúp các trường nhóm giữa và cuối dễ dàng hơn trong việc tuyển sinh nhưng cũng nảy sinh lo ngại về chất lượng, ảnh hưởng đến lợi ích người học.

Các trường hoàn toàn có thể tận dụng điều này để tuyển sinh, hạ thấp tiêu chuẩn đào tạo, dẫn đến sản phẩm không đảm bảo chất lượng trong điều kiện việc đầu tư nguồn lực, kiểm định chất lượng đầu ra chưa thực sự tương xứng.

Những ý kiến này cũng cho rằng, việc xác định điểm sàn như dựa trên tổng quy mô tuyển sinh như hiện nay cũng không ăn nhập với điểm sàn xét theo năng lực để đảm bảo sự thành công của sinh viên trong giáo dục ĐH.

Năm nay, cả nước có khoảng hơn 640.471 thí sinh đăng ký xét tuyển vào các trường ĐH, CĐ trên cả nước, chiếm khoảng hơn 74% tổng số thí sinh tham dự kỳ thi THPT quốc gia năm nay.

Trong khi đó, tổng chỉ tiêu xét tuyển ĐH, CĐ năm nay có khoảng hơn 290 trường sử dụng kết quả thi THPT quốc gia. Theo đó, cứ 2 thí sinh đăng ký xét tuyển, sẽ có 1 thí sinh đỗ vào các trường ĐH. Tuy nhiên, với việc công bố điểm sàn, tỷ lệ này sẽ cao hơn.

Sau khi Bộ GD&ĐT công bố điểm sàn, từ ngày 15/7, thí sinh bắt đầu thay đổi nguyện vọng xét tuyển vào các trường ĐH. Ngày 1/8, các trường ĐH sẽ công bố kết quả trúng tuyển.

Lan Anh (T.H)

TIN LIÊN QUAN
Bình luận

Bình luận

Tin khác

Quảng bá thương hiệu Việt

Tôn vinh thương hiệu toàn cầu