03:33 ngày 10/12/2024 | HOTLINE : 0983.883.366 | Email: bbt.thpl199@gmail.com
Liên hệ quảng cáo: 0942.106.666
DÒNG SỰ KIỆN

Sáng 12/8: Việt Nam ghi nhận thêm 4.642 ca mắc COVID-19

08:06 12/08/2021

(THPL) - Sáng 12/8, theo bản tin dịch của Bộ Y tế cho biết có thêm 4.642 ca mắc COVID-19, riêng TPHM vẫn chiếm nhiều nhất với 2.318 ca.

Thông tin các ca mắc COVID-19 mới

 Tính từ 18h30 ngày 11/8 đến 6h ngày 12/8 trên Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh COVID-19 ghi nhận 4.642 ca nhiễm mới, trong đó 3 ca nhập cảnh và 4.639 ca ghi nhận trong nước tại TP. Hồ Chí Minh (2.318), Bình Dương (911), Đồng Nai (425), Long An (354),;

Tiền Giang (212), Khánh Hòa (130), Tây Ninh (79), Trà Vinh (25), Cần Thơ (24), Kiên Giang (23), Thừa Thiên Huế (20), Bình Định (20), An Giang (16), Đắk Lắk (15), Phú Yên (15), Bến Tre (15), Nghệ An (14), Đồng Tháp (9), Hậu Giang (6), Bạc Liêu (3), Hà Nội (2), Hưng Yên (1), Hà Tĩnh (1), Cà Mau (1) trong đó có 1.256 ca trong cộng đồng.

Tình hình dịch COVID-19 tại Việt Nam

Theo Bộ Y tế, tính đến sáng ngày 12/8, Việt Nam có 241.543 ca nhiễm trong đó có 2.384 ca nhập cảnh và 239.159 ca nhiễm trong nước. Số ca nhiễm mới ghi nhận trong nước tính của đợt dịch kể từ 27/4 đến nay là 237.589 ca, trong đó có 82.380 bệnh nhân đã được công bố khỏi bệnh.

Hiện có 2/62 tỉnh, thành phố đã qua 14 ngày không ghi nhận trường hợp nhiễm mới trong nước: Quảng Ninh, Bắc Kạn. Có 10 tỉnh, thành phố không có ca lây nhiễm thứ phát trên địa bàn trong 14 ngày qua: Lào Cai, Ninh Bình, Kon Tum, Hà Giang, Lai Châu, Tuyên Quang, Quảng Trị, Yên Bái, Thái Bình, Bắc Giang.

Khu vực cách ly y tế. Ảnh: Internet

Tình hình điều trị bệnh nhân COVID-19

Cũng theo tin từ Bộ Y tế, tổng số ca được điều trị khỏi đến nay là 85.154 ca. Hiện số bệnh nhân nặng đang điều trị ICU là 489 ca và số bệnh nhân nguy kịch đang điều trị ECMO là 21 ca.

Tình hình xét nghiệm và tiêm chủng

Số lượng xét nghiệm từ 27/4/2021 đến nay đã thực hiện 7.525.492 mẫu cho 20.877.304 lượt người.

Trong ngày 11/8 có thêm 762.396 liều vaccine phòng COVID-19 được tiêm. Như vậy, tổng số liều vaccine đã được tiêm là 12.098.821 liều, trong đó tiêm 1 mũi là 11.006.121 liều, tiêm mũi 2 là 1.092.700 liều.

Liên quan đến tiêm vaccine COVID-19, báo Sức khỏe và Đời sống đưa tin, trong hướng dẫn mới nhất về đối tượng được tiêm vaccine COVID-19 của Bộ Y tế đã nới lỏng hơn các điều kiện. Theo đó, nhóm cần trì hoãn tiêm chủng từ 5 xuống 3 nhóm đối tượng. Phụ nữ mang thai trên 13 tuần và cho con bú vẫn được tiêm vaccine

Cụ thể, tất cả người trên 18 tuổi, khoẻ mạnh đủ các điều kiện tiêm, đều được tiêm vaccine COVID-19.

Tuy nhiên, có 5 nhóm cần khám sàng lọc kỹ lưỡng và thận trọng trước khi tiêm

- Người có tiền sử dị ứng với các dị nguyên khác.

- Người có bệnh nền, bệnh mạn tính.

- Người mất tri giác, mất năng lực hành vi.

- Người có tiền sử giảm tiểu cầu và/hoặc rối loạn đông máu. - Phụ nữ mang thai ≥ 13 tuần.

- Người phát hiện thấy bất thường dấu hiệu sống: nhiệt độ dưới 35,5 độ C hoặc trên 37,5 độ C, mạch < 60 lần/phút hoặc > 100 lần/phút; nhịp thở trên 25 lần/phút; huyết áp tối thiểu < 60 mmHg hoặc > 90 mmHg và/hoặc huyết áp tối đa < 90 mmHg hoặc > 140 mmHg hoặc cao hơn 30 mmHg so với huyết áp hàng ngày (ở người có tăng huyết áp đang điều trị và có hồ sơ y tế).

Nhóm cần trì hoãn tiêm chủng từ 5 xuống 3 nhóm đối tượng

- Người có tiền sử rõ ràng đã mắc COVID-19 trong vòng 6 tháng;

- Người đang mắc bệnh cấp tính;

- Phụ nữ mang thai dưới 13 tuần.

Phụ nữ mang thai trên 13 tuần và cho con bú vẫn được tiêm vaccine

Với phụ nữ mang thai trên 13 tuần và cho con bú vẫn được tiêm vaccine (nếu có cam kết). Tuy nhiên không áp dụng với vaccine Sputnik V. Trường hợp này chuyển sang nhóm cần thận trọng tiêm chủng và nếu tiêm cần theo dõi tại cơ sở y tế có khả năng cấp cứu sản khoa.

Cũng theo hướng dẫn của Bộ Y tế đối với phụ nữ mang thai khi khám cần hỏi tuổi thai. Giải thích nguy cơ/lợi ích, chỉ nên cân nhắc tiêm vaccine phòng COVID-19 cho phụ nữ mang thai ≥13 tuần khi lợi ích tiềm năng lớn hơn bất kỳ nguy cơ tiềm tàng nào đối với mẹ và thai nhi.

Sau khi khám sàng lọc, chỉ định tiêm chủng ngay cho những trường hợp đủ điều kiện tiêm chủng. Trì hoãn tiêm chủng cho những trường hợp có ít nhất một yếu tố phải trì hoãn tiêm chủng. Chuyển tiêm đến cơ sở y tế có đủ khả năng cấp cứu phản vệ cho những trường hợp có tiền sử phản vệ độ 3 với bất kỳ dị nguyên nào.

Bộ Y tế yêu cầu cơ quan tiêm chủng phải ghi chép, lưu giữ cơ sở dữ liệu tiêm chủng của các đối tượng bao gồm cả trường hợp chống chỉ định vào phần mềm quản lý hồ sơ sức khỏe toàn dân. Phiếu khám sàng lọc trước tiêm chủng và phiếu cam kết đồng ý tiêm chủng được lưu tại đơn vị tổ chức tiêm trong 15 ngày.

Minh Đức (tổng hợp)

Bình luận

Bình luận

Tin khác

Quảng bá thương hiệu Việt

Tôn vinh thương hiệu toàn cầu