Quilting - nghệ thuật chần vải thủ công mang hơi thở thời đại
(THPL) - 10 năm trở lại đây, nhất là sau dịch Covid-19, Quilting - nghệ thuật chần vải có nguồn gốc từ nước Mỹ - được du nhập vào Việt Nam và trở thành một xu hướng trong cộng đồng những người yêu thích thời trang thủ công. Tuy nhiên, hầu hết mọi người đều chỉ coi đây là một “cuộc chơi” tay ngang để thỏa niềm đam mê với nghệ thuật chần, ghép vải. Rất ít người vì đam mê mà chọn khởi nghiệp với lĩnh vực mới mẻ này. Dương Thị Thùy Linh, người sáng lập và là chủ cơ sở chuyên sản xuất sản phẩm ghép vải, chần bông nghệ thuật thương hiệu Rosequilt là một trong số hiếm đó.
Tin liên quan
- Bộ Nông nghiệp Cuba mong muốn học hỏi kinh nghiệm sản xuất lúa của Việt Nam
Ưu đãi thuế, tự sản xuất hộp số và động cơ tạo lực đẩy hỗ trợ ngành ô tô
Hiệp định VIFTA: Bước tiến mới trong quan hệ hợp tác Việt Nam - Israel
Nhiều doanh nghiệp tăng tốc, đẩy mạnh sản xuất dịp cuối năm
Người giữ hồn thêu tay trên lụa ở Quất Động
» Thúc đẩy đổi mới sáng tạo từ cuộc thi thiết kế mẫu sản phẩm thủ công mỹ nghệ Hà Nội
» Thiết kế sáng tạo quyết định năng lực cạnh tranh của hàng thủ công mỹ nghệ
» 9 quận, huyện nào của Hà Nội sẽ có Trung tâm thiết kế sáng tạo sản phẩm OCOP
Kỷ vật của bà ngoại
Trong một lần sắp xếp tủ quần áo, Dương Thị Thùy Linh tìm thấy một tấm chăn chần bông, vốn là quà tặng của bà ngoại khi cô còn bé. Những kí ức tuổi thơ với hơi ấm từ tấm chăn của bà ùa về. Và đặc biệt, những mảnh vải ghép đầy màu sắc trên tấm chăn kỷ vật đã cuốn hút, thôi thúc cô tìm hiểu về kỹ thuật ghép vải, chần bông.
Cùng thời điểm này, trào lưu Quilting (Quilt) - nghệ thuật chần vải có nguồn gốc từ nước Mỹ - được du nhập vào Việt Nam và trở thành một xu hướng trong cộng đồng những người yêu thích thời trang thủ công. Điều này khiến trong cô bật lên ý tưởng biến những tác phẩm tận dụng từ vải vụn của các bà, các mẹ ngày xưa thành một tác phẩm mang tính nghệ thuật hơn và có thể phát triển theo hướng sản phẩm thương mại.
Linh chia sẻ: “Ngày xưa còn khó khăn, các mẹ, các bà thường xin những miếng vải thừa từ các cái nhà may để tận dụng làm chăn. Còn bây giờ, với nhu cầu của cuộc sống hiện đại, mình nghĩ là tại sao mình không đổi mới bằng cách thiết kế dòng sản phẩm vừa mang tính nghệ thuật hơn, vừa có tính thương mại tốt hơn, mang đến khách hàng một sản phẩm hoàn chỉnh và ấn tượng hơn. Và Rosequilt được nhen nhóm từ ý tưởng ấy”.
Một mình một con đường
Dù vô cùng đam mê với những sản phẩm ghép vải, nhưng cũng phải mất đến 3 năm, sau khi ổn định thiên chức làm mẹ, Linh mới chính thức dành toàn tâm toàn ý, toàn thời gian để bắt tay vào gây dựng thương hiệu của riêng mình – Rosequilt.
Chặng đường khởi đầu, hầu như Linh đi từ con số 0 với ít ỏi “vốn liếng” về chọn chất liệu vải (do cô đã có kinh nghiệm làm chủ tiệm may gia đình), cùng chút kiến thức về màu sắc được tích lũy từ đam mê thời còn đi học. Còn lại những vấn đề liên quan đến nhân công, đầu tư thiết bị, nhà xưởng, quản trị, marketting, kỹ thuật, thiết kế… cô phải mò mẫm vừa học vừa làm, vừa rút kinh nghiệm.
Kể lại những ngày đầu khởi nghiệp, cô tâm sự: “Bước đầu khởi nghiệp của mình gần như không có nhiều thuận lợi, khó đủ đường. Thứ nhất là về nhân công, khu vực mình sinh sống chưa ai biết Quilt là gì và làm như thế nào. Nên khi tuyển thợ, 100% mình phải đào tạo, trực tiếp hướng dẫn kỹ thuật cho từng nhân viên một. Có những nhân viên phải mất 3 tháng mới có thể làm được việc.
Còn về khách hàng thì họ cũng hoàn toàn xa lạ với các dòng sản phẩm Quilt. Người ta không nghĩ người ta sẽ sử dụng một cái chăn từ vải ghép. Rồi giá thành của sản phẩm cao vì phải mất nhiều công sức, thời gian hoàn thành. Nên để thuyết phục rồi chinh phục khách hàng với mình thật gian nan… Cái thời điểm đầu tiên mình thực sự “chông chênh” lắm, cảm giác như mình đi một mình một đường, không ai biết mình làm gì, không ai biết Rosequit là ai”.
Sau 2 tháng mở xưởng, vẫn còn “lung bung” trong khó khăn thì dịch Covid ập tới, những tưởng Linh không thể đi tiếp với đam mê của mình. Cô kể: “Thời điểm đó mình đang trong giai đoạn đào tạo nhân viên. Sản phẩm chưa đưa ra thị trường mà vẫn phải lo trả lương để giữ chân các bạn. Mà xưởng phải qua 9 lần cách ly phong tỏa… Lúc đó mình nghĩ, chắc mình phải “buông bỏ” thôi, khó khăn thế này đi tiếp sao đây?”.
Thế rồi, sự động viên, khích lệ từ chồng và bố mẹ đã giúp cô bước qua khủng hoảng của đại dịch, tiếp tục thắp lên ngọn lửa đam mê với Quilting.
Khi nhà xưởng đi vào vận hành, sản phẩm của Rosequilt đã bắt đầu có khách hàng yêu thích, đặt sỉ để phân phối thì cô lại vấp phải khó khăn. Do chưa nhìn thấy khả năng phát triển đường dài của xưởng nên phân nửa nhân viên cô đã dày công đào tạo xin nghỉ việc. Cộng với việc phải lo lắng chăm sức khỏe cho các con, một lần nữa, cô cảm thấy như “cả thế giới quay lưng với mình” và muốn dừng lại.
Thêm một lần nữa, sự động viên từ những người thân yêu và sự hỗ trợ đặc biệt từ một người bạn đã là điểm tựa để Linh tiếp tục hành trình khởi nghiệp gian nan. Linh tâm sự: “Lúc đó, một chị là bạn mình quen trên mạng cũng cùng chung đam mê Quilt đã sẵn sàng cho mình vay 200 triệu đồng, không lấy lãi và trả góp dần. Chị khuyên phải kiên trì, tiếp tục đi theo con đường đã chọn, chắc chắn sẽ có thành quả…”.
Chinh phục kế hoạch 5 năm
Thành lập từ năm 2019, Linh đặt ra mục tiêu trong 5 năm đầu tiên là chặng đường xây dựng và nhận diện thương hiệu của Rosequilt. Làm thế nào để thương hiệu của mình được phổ biến, nhiều khách hàng biết đến hơn là câu hỏi luôn thường trực, thôi thúc cô phải tìm ra lời giải.
Quá trình sản xuất, đưa sản phẩm ra thị trường, cô nhận thấy nếu chỉ tập trung vào dòng sản phẩm chất lượng cao thì sẽ giới hạn độ nhận diện thương hiệu. Vì thế, cô phát triển song song hai dòng sản phẩm là đại trà và cao cấp. Trong đó, dòng sản phẩm đại trà có giá thành thấp hơn, dễ tiếp cận với nhiều khách hàng hơn, đồng nghĩa họ biết đến Rosequilt nhiều hơn. Khi đã có ấn tượng, niềm tin với mình, khách hàng sẽ sẵn sàng tiếp cận dòng sản phẩm cao cấp hơn.
Để tăng độ nhận diện cho thương hiệu, Linh cũng thường xuyên tham gia các hội chợ, triển lãm chuyên ngành về thủ công mỹ nghệ, giới thiệu, quảng bá sản phẩm, thương hiệu và tăng cơ hội mở rộng các kênh hợp tác, phân phối sản phẩm.
Bên cạnh đó, cô cũng tận dụng lợi thế của mạng xã hội như: Facebook, tiktok để giới thiệu sản phẩm, trao đổi, chia sẻ kỹ thuật, kinh nghiệm với khách hàng và cộng đồng những người yêu thích Quilting.
Để Rosequilt đến được khách hàng và “ở lại trong tâm trí” của khách hàng, yếu tố cô dày công đầu tư nhất chính là thiết kế và chất lượng của sản phẩm. Cô quan niệm: “Thiết kế là yếu tố hàng đầu giúp sản phẩm của mình đi xa hơn và tiếp cận được khách hàng nhiều hơn. Và ý tưởng để mình thiết kế sản phẩm thường xuất phát từ những cảm xúc rất bình dị, đời thường. Ví như khi ngắm lọ hoa hồng bố mình cắm vào buổi sáng, màu sắc của hoa, tình cảm bố gửi gắm vào trong đó cũng là chất liệu để mình tạo nên hoạ tiết cho một thiết kế túi hay tấm chăn Quilt”.
Để có cảm hứng thiết kế sản phẩm, Linh chia sẻ cô có thể dành nhiều ngày trở đi trở lại một địa điểm yêu thích, hay tự mình dong duổi nhiều nơi để nắm bắt được hơi thở của cuộc sống thường ngày. Xuất phát từ cuộc sống nên trong cô luôn dồi dào ý tưởng sáng tạo sản phẩm.
Từ những ngày đầu chỉ tập trung thiết kế, sản xuất dòng sản phẩm chính là chăn Quilt, đến nay, trong “gia tài” của cô đã có khoảng 150 mẫu thiết kế ở 3 dòng sản phẩm: Chăn - ga - gối - decor; túi – ví; tranh chần nghệ thuật.
Mỗi sản phẩm, dù ở phân khúc đại trà hay cao cấp, cũng đều được Linh chăm chút tỉ mỉ, kỹ lưỡng lựa chọn từ chất liệu, tinh tế trong đường kim mũi chỉ, sáng tạo trong pha phối mảng màu, hoa văn, hoạ tiết. Bên cạnh tính ứng dụng cao, Linh mong muốn mỗi sản phẩm từ Rosequilt hướng đến giá trị nghệ thuật, thẩm mỹ, làm đẹp thêm cho khách hàng và mang lại cho khách hàng năng lượng tích cực từ tình yêu cuộc sống.
Sau 5 năm, chặng đầu khởi nghiệp tuy nhiều gian nan, thách thức nhưng đã cho Dương Thị Thuỳ Linh những trải nghiệm đáng giá. Rosequilt đang phát triển đúng hướng khi đã được nhiều khách hàng biết đến hơn và đặt niềm tin vào chất lượng sản phẩm.
“Nhìn lại chặng đường 5 năm qua, điều mình cảm thấy hạnh phúc nhất là Rosequilt vẫn “sống”, vẫn tồn tại được và đang phát triển theo mong muốn của mình. Và nhắc tới Rosequilt, khách hàng không còn cảm thấy lạ lẫm, đặt dấu hỏi nữa. Với động lực từ gia đình, bạn bè, đây cũng sẽ là động lực rất lớn để mình tiếp tục vững tâm với chặng đường còn nhiều cam go, thử thách ở. phía trước” - Linh tâm sự.
Hoàng Yến (Bài, ảnh)
Tin khác
-
Năm 2024, cả nước chỉ đạt 16% kế hoạch làm nhà ở xã hội
-
Giá vàng ngày 15/12: Giá vàng trong nước giảm ở cả hai chiều mua, bán
-
Thanh Hóa: Khởi tố 16 đối tượng gian lận trong kinh doanh bảo hiểm
-
Cư dân Happy One Central nhận sổ sớm vượt kỳ vọng
-
Việt Nam quyết phát triển bằng được ngành công nghiệp bán dẫn
-
Nhà máy sản xuất lốp ô tô lớn nhất Việt Nam chính thức đi vào hoạt động
Có gì hấp dẫn tại lễ hội hoa hướng dương ở Van Phuc City
(THPL) - Khi những bông hoa hướng dương nở rộ, Van Phuc City trở thành một khu phố Miền Viễn Tây hoang dã đầy màu sắc và sôi động. Hãy chuẩn...14/12/2024 12:37:37Xuất khẩu da giày, túi xách về đích với trên 26 tỷ USD
(THPL) - Theo thông tin từ Hiệp hội Da giày - Túi xách Việt Nam, năm nay nhiều nhãn hàng ưu tiên chọn Việt Nam là cứ điểm sản xuất và hiện xuất...14/12/2024 13:01:39Thanh Hóa: Các kiến nghị của cứ tri là xác đáng và có trách nhiệm cao
(TH&PL) - Sáng ngày 14/12, phát biểu tiếp thu, giải trình các ý kiến, kiến nghị của đại biểu HĐND tỉnh và cử tri quan tâm tại Kỳ họp thứ 24,...14/12/2024 13:14:18Khai mạc kỳ thi nâng ngạch công chức Bộ Tư pháp năm 2024
(THPL) - Mới đây, ngày 13/12, Bộ Tư pháp đã tổ chức Lễ khai mạc kỳ thi nâng ngạch công chức năm 2024, nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ cán...14/12/2024 09:05:14
ĐỌC NHIỀU NHẤT
Quảng bá thương hiệu Việt
-
LPBank: Đổi mới, sáng tạo cùng cuộc thi Dữ liệu với cuộc sống - Data for Life 2024
(THPL) - Sau 5 tháng diễn ra với sự đồng hành của LPBank trên cương vị là nhà tài trợ kim cương, cuộc thi quốc tế “Dữ liệu với cuộc sống - Data for Life 2024” đã tạo được ấn tượng mạnh mẽ khi đưa ra các sản phẩm và giải pháp công nghệ số xuất sắc, ứng dụng vào thực tiễn phục vụ tiến trình chuyển đổi số quốc gia. - Người nổi tiếng dùng xe VinFast: Tự hào khi sử dụng sản phẩm của thương...
- Công viên Lễ hội: Tâm điểm đô thị nghỉ dưỡng của Sun Group tại Hà Nam
- Người dùng tranh thủ cơ hội “đổi xe toàn dân” để lên đời xe điện...
Tôn vinh thương hiệu toàn cầu
-
Dai-ichi Life Việt Nam vinh dự xếp hạng 55 trong “Top 500 Doanh nghiệp tạo giá trị hàng đầu Việt Nam năm 2024”
(THPL) - Ngày 12/12, Công ty Bảo hiểm Nhân thọ Dai-ichi Việt Nam (Dai-ichi Life Việt Nam) đã được vinh danh vị trí 55 tại Bảng xếp hạng VALUE500 2024 và Top 2 trong Bảng xếp hạng VALUE10 2024 nhóm ngành Bảo hiểm nhân thọ trong Lễ Công bố và Trao giải do Công ty Cổ phần Nghiên cứu Kinh doanh Việt Nam (Viet Research) và Báo Đầu Tư tổ chứctại Khách sạn Pullman, Hà Nội. - Chè cổ trăm năm tuổi làm nên thương hiệu vang danh vùng đất Tân Cương
- Nhiều công trình và điểm đến của Sun Group được trao giải World Travel...
- Giải thưởng “Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024” xướng tên Vietjet,...