05:59 ngày 25/11/2024 | HOTLINE : 0983.883.366 | Email: bbt.thpl199@gmail.com
Liên hệ quảng cáo: 0942.106.666
DÒNG SỰ KIỆN

Rét đậm kéo dài, hàng nghìn con trâu bò chết

| 08:01 06/02/2018

(THPL) - Đến thời điểm này, rét đậm đã làm gần 3.000 con trâu, bò tại các tỉnh miền núi phía Bắ bị chết; nhiều gia súc cùng hàng ngàn ha cây trồng khác bị tổn thương. Người nông dân vùng cao đang trải qua những ngày khó khăn nhất khi Tết Nguyên đán đã cận kề…

Theo báo cáo nhanh của Trung tâm Phòng chống thiên tai – tìm kiếm cứu nạn các tỉnh Tây Bắc thì đến ngày 5/2, số gia súc bị thiệt hại trong 2 đợt rét vừa qua đã lên tới gần 3.000 con; trong đó riêng tỉnh Sơn La qua 2 đợt rét vừa qua đã có 630 con gia súc, gia cầm bị chết (455 con trâu, bò, ngựa, 41 con nai, cừu, dê và 134 con gia cầm).

Riêng tại Sơn La, số gia súc chết rét tập trung nhiều ở các huyện nhiều khó khăn: Sông Mã, Sốp Cộp, Thuận Châu, Quỳnh Nhai với tổng giá trị thiệt hại hơn 7 tỷ đồng.

Ret-dam-ret-hai-tai-cac-tinh-mien-nui-phia-Bac-Trau-bo-chet-ret-nong-dan-tai-ngheo-1-1517830916-width500height282
Người dân Tây Bắc mong muốn sẽ có cơ hội thoát nghèo từ con trâu, con bò nhưng đến nay trâu bò chết rét nhiều khiến nông dân vùng cao đang trải qua những ngày khó khăn nhất khi Tết Nguyên đán đã cận kề… (Ảnh: Dân Việt)

Theo báo Dân Việt, trong cái rét như cắt da, cắt thịt khi nhiệt độ ngoài trời đã xuống gần 0 độ C, anh Lù A Khua ở bản Tà Xùa C (xã Tà Xùa, huyện Bắc Yên, tỉnh Sơn La) vẫn phải xỏ ủng, dắt chiếc xe máy lao ra khỏi nhà. Dụi đôi mắt kèm nhèm vì nhiều đêm đã thức trắng lo đốt lửa sưởi cho con bò, mấy con lợn cùng đám gà chuẩn bị bán Tết Nguyên đán, anh Khua mếu máo nói: “Tôi là hộ nhiều khó khăn nên mới được Nhà nước hỗ trợ con bò này trong năm 2017. Tôi chăm chút nó như chăm con để của mình vì đó là tài sản lớn nhất của gia đình tôi".

Rồi anh nói tiếp, vợ tôi cứ bảo phải cố cho nó ăn nhiều, lớn nhanh để sang năm nay nó đẻ cho mình con bê; rồi nhân tiếp lấy cả đàn thì chỉ 3-4 năm là thoát nghèo thôi. Ai ngờ trời lạnh quá, rét lại kéo dài nhiều ngày nên nó không chịu nổi. Khi nó chết, ai cũng bảo mổ ăn và để dành ăn tết luôn. Nhưng tôi nghĩ phải mang xuống thị trấn bán, gỡ gạc ít tiền để còn thêm vào mua con giống khác…”.

Bên bản Lồng C (xã Tỏa Tình, huyện Tuần Giáo, tỉnh Điện Biên), gia đình chị Vàng Thị Rùa cũng đang chật vật chống rét cho đàn gia súc vừa trâu, bò, lợn và mấy chục con gà. Tất cả được quay kín trong một khu nhà chăn nuôi rộng mấy chục mét vuông. Khói từ khu chăn nuôi bốc lên nghi ngút. Chỉ vào những bó cỏ tươi đang chất đầy ngoài sân, chị Rùa bảo: “Nước gần đóng băng mà vợ chồng tôi vẫn phải mặc áo mưa, đi ủng ra rừng cắt cỏ về cho trâu bò ăn. Bữa nào cũng phải thêm ít cháo gạo, cám ngô, đun nước ấm mà con nghé con và con bò mẹ 4 tuổi hôm nay mắt vẫn đổ dử, bỏ ăn. Tôi vừa phải gọi thú y đến kiểm tra và tiêm thuốc cho nó đấy. Nông dân nghèo mà chết mất trâu, bò thì giống như nhà có tang thôi...”.

Theo anh Vàng A Quý cùng ở bản Lồng C: “Mình ốm còn được chứ trâu, bò ốm là mình sẽ chết theo. Dân nghèo mà chết trâu, bò thì coi như sạt nghiệp”.

photo-1-1517641494409881436468
Đốt lửa sưởi, che chắn gió, mặc áo cho trâu bò, ... là những biện pháp giúp người dân bảo vệ "đầu cơ nghiệp" qua mùa gá rét. (Ảnh: Tiền Phong)

Hiện thời tiết vẫn còn nhiều dấu hiệu cực đoan, các địa phương vùng Tây Bắc đang tăng cường nhiều đoàn công tác xuống cơ sở; đôn đốc, kiểm tra, hỗ trợ nông dân phòng, chống rét cho gia súc, gia cầm, vật nuôi và cây trồng một cách quyết liệt. 

Theo báo điện tử VOV, tại tỉnh Yên Bái, Sở NN-PTNT tỉnh đã liên tục chỉ đạo, cắt cử cán bộ nông nghiệp đến từng thôn bản đôn đốc, nhắc nhở, hướng dẫn người dân chống rét cho đàn gia súc, nên đã hạn chế đáng kể số trâu bò chết rét.

Trước mùa đông, Yên Bái đã hỗ trợ mỗi hộ nông dân vùng rét đậm 300.000đ/cây rơm nhưng lượng thức ăn dự trữ khan hiếm khiến trâu bò khó cầm cự dù nông dân đã ý thức việc nuôi nhốt, che chắn, vệ sinh chuồng trại, đốt lửa, thậm chí phải lùa đàn xuống hẻm sâu, lấy chăn màn, quần áo cũ “mặc” cho trâu bò.

Trước đó, để chủ động ứng phó với rét đậm, rét hại, Văn phòng Thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống thiên tai cũng đã ban hành Thông báo số 45 đề nghị Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn các tỉnh, thành phố thường xuyên cập nhật diễn biến không khí lạnh gây rét đậm, rét hại, thông tin các phương tiện để mọi người dân, nhất là ở vùng núi biết, chủ động phòng chống.

Bên cạnh đó cần, tăng cường tuyên truyền, hướng dẫn các hộ chăn nuôi củng cố chuồng trại, che chắn giữ ấm, vệ sinh chuồng nuôi; hướng dẫn việc chăn thả và nuôi nhốt trâu, bò để tránh rét; chủ động dự trữ thức ăn đảm bảo phòng chống đói, rét cho đàn gia súc.

Ngoài ra, các địa phương chịu ảnh hưởng của rét đậm, rét hại cần tuân thủ chặt chẽ lịch xuống giống của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; phổ biến cho người dân chăm sóc, bảo vệ diện tích cây trồng, hoa màu để hạn chế thiệt hại.

TIN LIÊN QUAN
Bình luận

Bình luận

Tin khác

Quảng bá thương hiệu Việt

Tôn vinh thương hiệu toàn cầu