06:22 ngày 24/11/2024 | HOTLINE : 0983.883.366 | Email: bbt.thpl199@gmail.com
Liên hệ quảng cáo: 0942.106.666
DÒNG SỰ KIỆN

Rao bán tiền giả trên mạng xã hội: Cái bẫy lừa người hám lợi

| 12:11 20/03/2017

(THPL) - Tiền thật đổi lấy tiền giả giống y như thật với tỉ lệ 1 đổi 6, đổi 7 hoặc thậm chí 1 đổi 10 đang là những lời quảng cáo "gây sốt" trên các trang mạng xã hội.

Rao bán nhan nhản

Thời gian gần đây, việc mua bán tiền giả ngày càng công khai với những lời mời chào hấp dẫn xuất hiện nhan nhản. Không chỉ trên các trang mạng xã hội như facebook, zalo. Chỉ cần vào Google gõ cụm từ "mua bán tiền giả" sẽ có ngay 1,34 triệu kết quả trong vòng 0,34 giây!

Rất nhiều lời chào mời rất hấp dẫn, như: “Mua bán tiền giả an toàn nhất”; “Mua bán, trao đổi tiền giả chất lượng, giao hàng theo yêu cầu”; “1 đổi 8 không phải đặt cọc”…

Một facebooker có tên Võ Thị Lân đăng tin rao bán vào một nhóm có rất đông các chị em phụ nữ tham gia và đưa ra lời mời chào: “Tiền giả 98%, không vô tiệm vàng mới không bị phát hiện. Tỷ lệ 1 đổi 6."

Để khách hàng yên tâm, chủ tài khoản facebook này còn khẳng định thêm: “Công an còn cầm tiền giả về kinh tế tại sao mấy bạn không cần" và hứa "không cần cọc".

Một facebook có tên Đỗ Thị Mai thậm chí còn thực hiện livestream trực tiếp và khẳng định: Mắt thường xem không bao giờ biết đây là tiền giả. Vò lại hay đưa ra ánh nắng mặt trời cũng không thể phát hiện được là tiền giả".

Hay facebook Nhật Nam lại đưa ra mức đổi hấp dẫn: "1 thật lấy 10 giả", và "càng mua nhiều càng ưu đãi" để thu hút mọi người.

Đừng để "sập bẫy"

Mặc dù báo chí đăng tải nhiều về việc rao bán tiền giả qua mạng xã hội với mục đích lừa đảo, tuy nhiên vẫn còn nhiều tài khoản Facebook, Zalo... vô tư quảng cáo ngon ngọt, khiến nhiều người vì nhẹ dạ, hám lợi mà "sập bẫy lừa".

Việc đăng ảnh hấp dẫn cùng những lời quảng cáo "có cánh" về mua bán tiền giả chỉ là chiêu trò lừa đảo đánh vào lòng tham của nạn nhân. Những người sử dụng những trang facebook này luôn ẩn danh, đối tượng ngồi ở một nơi nhưng có thể gây hậu quả tới nhiều nơi khác, thậm chí không tiếp xúc với bị hại.

Phần lớn những kiểu lừa đảo này nhắm vào những người thiếu hiểu biết và cảnh giác nên đã bị dính bẫy lừa. Bởi hầu hết các đối tượng này sử dụng cách mua bán là người mua phải đặt cọc trước bằng cách mua thẻ cào điện thoại, để lại địa chỉ và hàng sẽ được giao tận nơi. Khi nhận hàng, người mua sẽ thanh toán số tiền còn lại.

Một số người vì hám lợi mà bất chấp thực hiện giao dịch chuyển tiền trước theo yêu cầu của các chủ tài khoản trên mạng, và rồi đợi mãi không thấy tiền chuyển lại, liên lạc thì bị chặn...thì mới té ngửa ra là mình vừa bị ăn một vố lừa mà không dám trình báo công an, đành "ngậm đắng nuốt cay". 

Việc tàng trữ, vận chuyển, lưu hành tiền giả là hành vi đặc biệt nguy hiểm cho xã hội, vi phạm điều 180, Bộ luật Hình sự (BLHS) với hình phạt cao nhất là tù chung thân. Còn hành vi gian dối, 'rao bán tiền giả' để chiếm đoạt tiền thật là cấu thành tội 'lừa đảo chiếm đoạt tài sản' theo điều 139 Bộ luật Hình sự.

Để tránh rủi ro khi giao dịch mọi người nên kiểm tra tờ bạc của mình bằng những cách thủ công như: (1) Soi tờ bạc trước nguồn sáng (kiểm tra hình bóng chìm, dây bảo hiểm, hình định vị); (2) Vuốt nhẹ tờ bạc (kiểm tra các yếu tố in lõm); (3) Chao nghiêng tờ bạc (kiểm tra mực đổi màu, hình ẩn nổi…); (4) Kiểm tra các cửa sổ trong suốt (số mệnh giá dập nổi và yếu tố hình ẩn); (5) Dùng kính lúp, đèn cực tím (kiểm tra chữ in siêu nhỏ, các yếu tố phát quang).

Bích Thảo

TIN LIÊN QUAN
Bình luận

Bình luận

Tin khác

Quảng bá thương hiệu Việt

Tôn vinh thương hiệu toàn cầu