Quảng cáo sai sự thật là hành vi lừa đảo khách hàng, cần phải truy cứu trách nhiệm hình sự
(THPL) - Sau khi Nhóm phóng viên Thương hiệu và Pháp luật xâm nhập vào thị trường mỹ phẩm online, thu thập rất nhiều vi phạm của các boss, các cá nhân và đơn vị quảng cáo sai sự thật trên mạng xã hội, ngày 1-9, BBT đã xuất bản bài viết: “Mỹ phẩm của công ty STT Brightstar “mập mờ” công dụng, quảng cáo thổi phồng?”, chỉ ra những lỗ hỏng lớn trong công tác quản lý của các cơ quan chức năng cũng như sự bát nháo trong quảng cáo, tiêu thụ thực phẩm và mỹ phẩm của các công ty kinh doanh mỹ phẩm online .
Tin liên quan
» Mỹ phẩm của Công ty STT BRIGHTSTAR “mập mờ” công dụng, quảng cáo thổi phồng?
» Sở Y tế TPHCM khẳng định chưa cấp phép hoạt động cho Viện thẩm mỹ DIVA Luxury
» Ứng dụng MyAladdinz "Lấy tiền người trước trả cho người sau": Thêm hàng loạt dự án đa cấp thuộc diện cảnh báo
Sau khi bài báo được đăng tải, chúng tôi nhận được những phản hồi không chính thống (thông qua inbox trên facebook) từ tài khoản mang tên Sử Thị Thẩm với những lời lẽ đe dọa, yêu cầu báo phải….gỡ bài! Đây là lối làm việc vô nguyên tắc và thiếu hiểu biết của một thủ lĩnh hệ thống buôn bán online. Và, tất nhiên, chúng tôi im lặng trước những yêu cầu thiếu hiểu biết của Sử Thị Thẩm.
Nếu Sử Thị Thẩm cho rằng bài báo viết không đúng, theo Luật Báo chí, Thẩm có quyền khiếu nại bằng văn bản đến cơ quan báo chí. Nếu sau khi cơ quan báo chí trả lời mà Thẩm thấy không thuyết phục, Thẩm có thể khởi kiện theo quy định của pháp luật. Nhưng cho đến hôm nay, phòng pháp chế của báo vẫn chưa nhận được bất kỳ phản hồi chính thống nào từ người trong cuộc.
Mặt khác, trong bài viết này, chúng tôi chỉ ra những vi phạm nghiêm trọng trong quảng cáo, tiêu thụ sản phẩm của Sử Thị Thẩm và đề nghị các cơ quan chức năng: Sở Y tế TP.Hồ Chí Minh, Quản lý thị trường, Cục quản lý dược, chính quyền địa phương vào cuộc thanh tra, kiểm tra, xử lý nghiêm minh để bảo vệ người tiêu dùng, loại bỏ những ung nhọt, nhức nhối, bát nháo của thị trường thực phẩm và mỹ phẩm.
Chưa bao giờ thị trường thực phẩm và mỹ phẩm lại bát nháo, độc hại và tràn ngập các ngõ ngách như hiện nay. Nguy hiểm hơn là người kinh doanh không từ thủ đoạn nào để bằng mọi cách trục lợi bất chính. Thực phẩm không rõ nguồn gốc, xuất xứ thì biến thành thực phẩm chức năng. Mỹ phẩm rẻ tiền thì thành hàng cao cấp. Khắp nơi sản xuất, bán thuốc đông y, chữa trị nám, tàn nhang vô tội vạ. Người tiêu dùng nhẹ dạ, cả tin nên tiền mất tật mang. Nhà quản lý vì nhiều lý do mà quay mặt làm ngơ. Bởi vậy nên những kẻ gian thương, chụp giật mặc sức tung hoành, buôn bán phi pháp, bất chấp những quy định của pháp luật.
Sau bài phóng sự đã đăng trên thuonghieuvaphapluat.vn, phản ánh những nghi vấn về sản phẩm được quảng cáo trá hình của Cty STT BRIGHT STAR, nhóm phóng viên đã tìm hiểu về CEO Sử Thị Thẩm – Người mặc áo blue trắng tại nhà thuốc và trực tiếp quảng cáo rất nhiều sản phẩm thực phẩm thành thực phẩm chức năng, mỹ phẩm tại quầy thuốc. Qua sự quảng cáo thổi phồng công dụng của Thẩm, thực phẩm thường hóa thành thần dược với hàng tá công dụng không được kiểm chứng; Chưa kể, Sử Thị Thẩm còn ngang nhiên khoát áo blue trắng của nhà thuốc, quảng cáo huyết thanh một cách sai trái, khiến nhiều người nhầm lẫn, tin tưởng đặt hàng.
Theo thu thập của phóng viên, mặc dù có bằng trung cấp dược và có hiểu biết về các qui định của pháp luật nhưng Sử Thị Thẩm vẫn ngang nhiên vi phạm, lợi dụng khâu hậu kiểm sau cấp phép quảng cáo sản phẩm, đã trắng trợn quảng cáo các sản phẩm viên uống trắng da WHITE STAR PLUS, giảm cân SLIM JUSHIDO sai quy định, thổi phồng công dụng gây hiểu nhầm là thuốc đặc trị để lừa dối người tiêu dùng. Đây là hành vi biết luật phạm luật cần các cơ quan chức năng sớm vào cuộc làm rõ, thu hồi giấy phép và bằng cấp không được sử dụng đúng mục đích gây hậu quả cho người tiêu dùng.
Cục quản lý dược đã hướng dẫn rõ những từ như: “trị, điều trị..” không được sử dụng và chấp nhận trong việc công bố tính năng cũng như đặt tên sản phẩm không phải là thuốc. Các hành vi quảng cáo sản phẩm bảo vệ sức khoẻ, thực phẩm chức năng có công dụng như thần dược, quảng cáo sai sự thật gây nhầm lẫn là thuốc chữa bệnh, sử dụng hình ảnh nhà thuốc, dược sỹ gây hiểu nhầm cho người tiêu dùng cần sớm được xử lý nghiêm minh, nhẹ thì xử phạt hành chính, tước giấy phép kinh doanh, thu hồi sản phẩm, nặng thì truy cứu trách nhiệm hình sự.
Ngoài ra, kem trắng da STT WHITE ULTRA PERFECT đang được Sử Thị Thẩm quảng cáo rầm rộ trên mạng. Theo như nguồn tin chúng tôi thu thập được thì sản phẩm này hiện vẫn chưa được cơ quan chức năng cấp phép. Về việc này, chúng tôi sẽ đặt lịch làm việc trực tiếp với Cục quản lý dược để có câu trả lời chuẩn xác trong bài viết sau.
Theo tìm hiểu của phóng viên, Sử Thị Thẩm không phải là nhân viên nhà thuốc, cũng không phải chủ nhà thuốc (nơi đối tượng này thường xuyên livestream lừa dối khách hàng). Việc có bằng trung cấp dược và việc Thẩm khoác áo blue trắng, giả danh nhà thuốc để quảng cáo thực thẩm, mỹ phẩm là hai việc hoàn toàn khác nhau, thậm chí vi phạm nghiêm trọng nguyên tắc quảng cáo sản phẩm theo quy định của Bộ Y tế, Cục Quản lý dược và các quy định pháp luật trong cấp phép quảng cáo sản phẩm. Không phải ai có bằng trung cấp dược cũng đều được phép khoác áo Blue trắng của một nhà thuốc nào đó để quảng cáo thực phẩm, mỹ phẩm. Việc sử dụng hình ảnh bác sĩ, nhà thuốc để quảng cáo sản phẩm là vi phạm nguyên tắc quảng cáo, gây hiểu nhầm là thuốc chữa bệnh và như vậy là lừa dối người tiêu dùng.
Không phải ai là bác sỹ cũng được phép mở phòng mạch khám chữa bệnh, ai có bằng trung cấp dược cũng đều khoát áo blue trắng, đứng trong nhà thuốc (của người khác) để quảng cáo các loại thực phẩm, mỹ phẩm với những lời có cánh như: “chống (lão hóa)” (Bộ Y tế nghiêm cấm sử dụng từ này trong quảng cáo mỹ phẩm); trị liệu, liệu trình điều trị (gây hiểu nhầm là thuốc). Chưa kể những nội dung quảng cáo được thổi phồng công dụng, biến những thực phẩm thường thành thực phẩm chức năng, biến những loại mỹ phẩm bình dân thành cao cấp như thần dược.
Mặt khác, việc được cấp phép quảng cáo sản phẩm với việc quảng cáo sản phẩm sai sự thật, thổi phồng công dụng, dùng những từ ngữ gây hiểu nhầm là hai việc cần phải xem lại. Được cấp phép thì phải quảng cáo đúng sự thật. Việc quảng cáo sai quy định, vi phạm thì cơ quan cấp phép phải xử lý nghiêm minh, thu hồi giấy phép ngay lập tức.
Nghiêm trọng hơn, những ngày qua, Sử Thị Thẩm liên tục dùng hình ảnh nhà thuốc, trang phục của nhân viên bán thuốc để livesream, quảng cáo Huyết thanh truyền trắng một cách bừa bãi, vi phạm những quy định của luật quảng cáo, vi phạm quy định nghiêm ngặt của Bộ Y tế và Cục Quản lý Dược. Nếu những sản phẩm này mà được Sử Thị Thẩm tiêu thụ với số lượng lớn nhờ quảng cáo trá hình, bên trong sản phẩm không đủ các thành phần như trong quảng cáo đã công bố, không có hàm lượng huyết thanh và công dụng “điều trị” như đối tượng quảng cáo, bán hàng thì rõ ràng là hành vi lừa đảo, trục lợi. Đơn vị nào cấp phép cho việc tiêu thụ “huyết thanh” này? Đơn vị nào cho phép Sử Thị Thẩm quảng cáo sai sự thật khi khẳng định “huyết thanh” này điều trị như thuốc? Về những nội dung này, ngay sau khi xuất bản bài viết, chúng tôi sẽ có công văn gửi trực tiếp đến Sở Y tế TP. Hồ Chí Minh, Cục Quản lý dược, Cục vệ sinh An toàn thực phẩm và quản lý thị trường TP. Hồ Chí Minh để làm rõ vấn đề này.
Với những hình ảnh, nội dung trong quảng cáo trá hình, lừa dối người tiêu dùng, trục lợi bất chính từ việc tiêu thụ sản phẩm quảng cáo sai sự thật của Sử Thị Thẩm và Công ty của Thẩm, chúng tôi đề nghị các cơ quan chức năng: Sở Y tế, thanh tra Sở, quản lý thị trường, Cục Quản lý dược, Cục vệ sinh An toàn thực phẩm nhanh chóng vào cuộc xác minh, kiểm tra, xử lý kịp thời những vi phạm của cá nhân, tổ chức để bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng cho người tiêu dùng.
Liên quan đến nội dung bài viết, chúng tôi cũng đã có buổi trao đổi vấn đề này với các luật sư thuộc tổ tư vấn pháp luật của Thương hiệu và Pháp luật:
Luật sư Vũ Văn Biên- Giám đốc Công ty Luật TNHH An Phước – Trưởng ban Tư vấn Pháp luật của Thương hiệu và Pháp luật:
“Chưa bao giờ thị trường thực phẩm chức năng và đặc biệt là mỹ phẩm lại bát nháo như hiện nay. Thị trường này đang bị thả nổi và trở thành công cụ kiếm tiền, trục lợi bất chính của rất nhiều đối tượng kinh doanh online. Họ xác định tính thời vụ của việc kinh doanh chụp giật này nên kiếm tiền rất nhanh, giàu nhanh. Nhưng đó là những đồng tiền có được từ lừa dối, thậm chí là lừa đảo khách hàng. Việc quảng cáo thực phẩm chức năng có công dụng như thần dược là quảng cáo sai sự thật, gây nhầm lẫn là thuốc chữa bệnh khiến người tiêu dùng cả tin, bỏ nhiều tiền ra mua về dùng, cuối cùng thì tiền mất tật mang.
Cục quản lý dược đã hướng dẫn rất rõ những từ như “điều trị, trị liệu, chống…” không được chấp nhận trong việc công bố tính năng cũng như đặt tên sản phẩm mỹ phẩm. Cho nên, những đối tượng nào quảng cáo thực phẩm chức năng hay mỹ phẩm mà thổi phồng công dụng, sai sự thật, sử dụng những từ ngữ trên là hành vi lừa dối khách hàng, cao hơn là lừa đảo người tiêu dùng, trục lợi bất chính. Hành vi này cần các cơ quan chức năng xử lý nghiêm minh để ổn định thị trường, bảo vệ quyền lợi chính đáng cho người tiêu dùng”
Luật sư Minh Hải- Trưởng VPLS Đại Thành- Trưởng Ban Pháp luật-Xã hội Thương hiệu và Pháp luật:
“Việc quảng cáo sai sự thật, thổi phồng công dụng sản phẩm, sử dụng hình ảnh nhà thuốc, khoát áo nhân viên nhà thuốc để quảng cáo và tiêu thụ số lượng lớn huyết thanh, thực phẩm, mỹ phẩm của Sử Thị Thẩm diễn ra suốt một thời gian dài. Điều đó cho thấy Thẩm có chủ đích với hành vi này. Hàng loạt bài viết, các livestream của Thẩm đều là bằng chứng chứng minh cho những sai phạm nghiêm trọng, xem thường pháp luật của đối tượng này. Các quy định về quảng cáo có nêu rõ: Nội dung quảng cáo không được sử dụng hình ảnh, thiết bị, trang phục, tên, thư tín của các đơn vị, cơ sở y tế, bác sĩ, dược sỹ, nhân viên y tế, thư cảm ơn của người bệnh, bài viết của dược sỹ, bác sỹ, nhân viên y tế. Không được quảng cáo thực phẩm chức năng gây hiểu nhầm sản phẩm đó là thuốc”. Việc Sử Thị Thẩm ngang nhiên quảng cáo huyết thanh điều trị như thuốc là xem thường pháp luật, bất chấp các quy định pháp luật. Hành vi này cần bị xử lý nghiêm. Thậm chí, nếu có động cơ, chủ đích và hành vi lừa đảo người tiêu dùng để tiêu thụ sản phẩm bất chính thì truy cứu trách nhiệm hình sự. Tôi cho rằng vấn đề kem trộn, mỹ phẩm, thực phẩm độc hại tràn ngập thị trường đã và đang gây nhức nhối cho toàn xã hội và gây ra nhiều hệ lụy nặng nề cho tương lai. Chính vì vậy, rất cần các cơ quan báo chí, các cơ quan chức năng vào cuộc để dẹp loạn, trả lại sự trong sạch, an toàn cho môi trường kinh doanh”
THPL tiếp tục chuyển cơ quan chức năng xử lý vi phạm và thông tin đến bạn đọc!
Nhóm PVPL
Tin khác
-
Thanh Trì - Hà Nội: Cứu kịp thời một học sinh có nguy cơ đuối nước
-
Bức Tường, Ngũ Cung và NSND Thanh Lam “đốt cháy” sân khấu Hà Nội Rock
-
Đề xuất mở rộng quỹ đất, đáp ứng nhu cầu nhà ở bình dân
-
Giá gạo Việt Nam bứt phá, tăng mạnh trở lại
-
Hà Nội "mạnh tay" với 22 cơ sở vi phạm an toàn thực phẩm
-
Số ca sốt xuất huyết tại TPHCM tăng liên tục, 1 trường hợp tử vong
Những doanh nghiệp đầu tiên tại TPHCM “hé lộ” khoản thưởng Tết Nguyên đán
Mặc dù tình hình sản xuất kinh doanh còn gặp nhiều khó khăn, nhiều doanh nghiệp tại TPHCM vẫn cố gắng đưa ra mức thưởng Tết tối thiểu...24/11/2024 10:30:05Vĩnh Long: Luồng sinh khí mới cho làng nghề gạch gốm Mang Thít
Làng nghề gạch, gốm đỏ tại huyện Mang Thít, một trong những làng nghề lâu đời và độc đáo nhất miền Tây, đang được tỉnh Vĩnh Long...24/11/2024 08:55:57Nhập khẩu từ Trung Quốc tăng mạnh trong 10 tháng qua
Trong 10 tháng, kim ngạch nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam từ thị trường Trung Quốc đạt 117,52 tỷ USD, tăng mạnh 31,5%, tương ứng tăng thêm...24/11/2024 08:53:24RCEP: Động lực mới thúc đẩy doanh nghiệp Việt Nam vươn xa
Việc hội nhập kinh tế quốc tế thông qua các hiệp định thương mại tự do, đặc biệt là RCEP, mở ra cơ hội lớn để các doanh nghiệp tham gia...24/11/2024 08:51:44
ĐỌC NHIỀU NHẤT
Quảng bá thương hiệu Việt
-
Người dùng tranh thủ cơ hội “đổi xe toàn dân” để lên đời xe điện VinFast
(THPL) - Chính sách “Thu cũ - Đổi mới” của VinFast và FGF đang kích thích nhu cầu đổi xe xăng cũ sang xe điện mới của người tiêu dùng Việt với tổng ưu đãi lên đến 553 triệu đồng. - BIC khai trương chi nhánh mới tại Thanh Hóa
- Xe điện VinFast thiết lập chuẩn mực mới cho thị trường ô tô Việt Nam
- Hành trình nghệ thuật Việt Nam thế kỷ 20 qua phiên đấu giá đặc biệt của...
Tôn vinh thương hiệu toàn cầu
-
Giải thưởng “Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024” xướng tên Vietjet, FPT, Vingroup
(THPL) - Hãng hàng không Vietjet vừa được vinh danh trong top “Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024” tại lễ trao giải do Anphabe tổ chức và Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) bảo trợ, diễn ra ngày 20/11. - Vingroup thuộc top 10 nơi làm việc tốt nhất Việt Nam năm 2024
- Vinamilk nhận loạt giải thưởng về quản trị và phát triển bền vững
- VINBIGDATA lọt top 10 thế giới về công nghệ nhận diện khuôn mặt
- Sản xuất tvc quảng cáo Fame Media
- Hướng dẫn chạy quảng cáo tiktok
- Công Ty Làm bảng hiệu Quận 6
- Xưởng may túi vải canvas
- standee cuốn