22:14 ngày 23/11/2024 | HOTLINE : 0983.883.366 | Email: bbt.thpl199@gmail.com
Liên hệ quảng cáo: 0942.106.666
DÒNG SỰ KIỆN

Philippines tiếp tục đứng đầu về tiêu thụ gạo của Việt Nam

Minh Anh (t/h) | 11:21 18/10/2022

(THPL) - Theo báo cáo mới đây của Tổng cục Hải quan, Philippines vẫn là thị trường lớn nhất của gạo Việt Nam. Xếp thứ hai là Trung Quốc và thứ ba là Bờ Biển Ngà (Cộng hòa Côte d'Ivoire, Tây Phi).

Theo thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, trong tháng 9 cả nước xuất khẩu 583.203 tấn gạo, tương đương 275,3 triệu USD, giá trung bình 472 USD/tấn, giảm gần 19% cả về lượng và kim ngạch, giảm nhẹ 0,2% về giá so với tháng 8. Còn so với tháng 9/2021 cũng giảm 1,6% về lượng, giảm 6% kim ngạch và giảm 4,4% về giá.

Tạp chí Petrotimes đưa tin, tính chung cả 9 tháng năm 2022 lượng gạo xuất khẩu của cả nước đạt trên 5,37 triệu tấn, tương đương gần 2,61 tỷ USD, tăng 17,7% về khối lượng, tăng gần 8% về kim ngạch so với 9 tháng năm 2021, giá trung bình đạt 484,9 USD/tấn, giảm 8,4%.

Philippines vẫn đứng đầu về tiêu thụ gạo của Việt Nam, chiếm 46% trong tổng lượng và chiếm 44% trong tổng kim ngạch gạo xuất khẩu của cả nước, đạt 2,47 triệu tấn, tương đương 1,14 tỷ USD, giá trung bình 462,9 USD/tấn, tăng mạnh 35,3% về lượng, tăng 22,2% về kim ngạch nhưng giảm 9,7% về giá so với 9 tháng đầu năm 2021.

Tiếp sau đó là thị trường Trung Quốc chiếm 11,7% trong tổng lượng và chiếm 12,3% trong tổng kim ngạch, đạt 626.012 tấn, tương đương 319,41 triệu USD, giá trung bình 510,2 USD/tấn, giảm 26% về lượng và giảm 24,7% kim ngạch; giá tăng nhẹ 1,8% so với cùng kỳ năm 2021.

Thị trường Bờ Biển Ngà đứng thứ 3 đạt 546.976 tấn, tương đương 246,9 triệu USD, giá 451,4 USD/tấn, tăng mạnh 94,4% về lượng và tăng 71,2% kim ngạch nhưng giảm 11,9% về giá so với cùng kỳ năm 2021, chiếm 10,2% trong tổng lượng và chiếm 9,5% trong tổng kim ngạch xuất khẩu gạo của cả nước.

Philippines tiếp tục đứng đầu về tiêu thụ gạo của Việt Nam. Ảnh minh hoạ

Theo báo Quân đội nhân dân, ngoài Philippines, gạo Việt Nam còn được xuất khẩu sang các thị trường quan trọng khác trong ASEAN như: Malaysia, Singapore, Indonesia, Brunei. Đặc biệt, xuất khẩu gạo sang thị trường Malaysia trong tháng 1/2022 tăng mạnh cả về lượng và kim ngạch so với tháng 12/2021, với mức tăng tương ứng 163,4% và 156% và so với tháng 1/2021 cũng tăng mạnh 104% về khối lượng, tăng 67,5% về kim ngạch, đạt 34.925 tấn, tương đương 16,07 triệu USD.

Mặc dù đạt được nhiều kết quả khả quan nhưng để nâng cao hiệu quả xuất khẩu gạo, ngành gạo cần rà soát lại nhu cầu nhập khẩu của từng thị trường trong ASEAN, xác định những thị trường tiêu thụ gạo phẩm cấp thường với giá rẻ, thị trường tiêu thụ gạo cao cấp, gạo thơm… Bên cạnh đó, Việt Nam cần chú trọng các chính sách thương mại với các nước trong khu vực, tận dụng tối đa những lợi thế của các Hiệp định thương mại tự do giữa ASEAN với các đối tác trên thế giới. Đồng thời, tiếp tục cải thiện trình độ công nghệ nhằm gia tăng khả năng cạnh tranh của hàng hóa và chuyển dịch cơ cấu sản phẩm, tăng cường thương mại dịch vụ và đầu tư, tăng lợi thế cạnh tranh của Việt Nam.

Theo kế hoạch năm 2022, Việt Nam xuất khẩu gạo đạt khoảng 6,3 đến 6,5 triệu tấn, cao hơn 100.000 đến 200.000 tấn so với năm 2021. Dự kiến, trong ba tháng còn lại của năm 2022, Việt Nam phải xuất khẩu khoảng 1,5 đến 1,7 triệu tấn gạo mới đạt và vượt kế hoạch.

Minh Anh (t/h)

Bình luận

Bình luận

Tin khác

Quảng bá thương hiệu Việt

Tôn vinh thương hiệu toàn cầu