06:35 ngày 19/01/2025 | HOTLINE : 0983.88.33.66 | Email: bbt.thpl199@gmail.com
Liên hệ quảng cáo: 090.1111.388
DÒNG SỰ KIỆN

Nông sản ùn ứ tại cửa khẩu phía Bắc, cần đẩy mạnh tiêu thụ nội địa

19:01 06/01/2022

(THPL) - Hiện nay hàng nghìn tấn nông sản đang ùn ứ tại cửa khẩu do phía Trung Quốc thông báo nghỉ tết sớm. Cùng với đó các loại trái cây của nước ta đang vào mùa thu hoạch. Để gỡ khó, Bộ NN&PTNT đã đề nghị đẩy mạnh tiêu thụ nội địa, tăng đi đường biển.

Mới đây, Cục Chế biến và Phát triển thị trường Nông sản (Bộ NN&PTNT) đã có khuyến cáo gửi các địa phương về hoạt động xuất nhập khẩu nông sản qua cửa khẩu, lối mở biên giới đường bộ phía Bắc. 

Theo đơn vị này, ngày 30/12/2021, tỉnh Quảng Ninh đã thông báo về việc tạm dừng hoạt động xuất nhập cảnh, xuất nhập khẩu qua cửa khẩu, lối mở biên giới đường bộ trên địa bàn tỉnh. Người lao động, doanh nghiệp Trung Quốc cũng sẽ nghỉ Tết Nguyên Đán sớm hơn mọi năm do phía Trung Quốc yêu cầu đối với người làm việc tại khu vực cửa khẩu, bến cảng của Trung Quốc phải cách ly bắt buộc 21 ngày trước khi rời khỏi khu vực cửa khẩu, bến cảng khu vực biên giới về quê đón Tết.

Lượng hàng đã đến cửa khẩu, lối mở biên giới chờ làm thủ tục xuất khẩu tại Quảng Ninh khoảng 1.600 container và 450 phương tiện còn lưu lại bên Trung Quốc.

Tại Lạng Sơn, tính đến sáng 5/1, tổng lượng xe tồn tại các cửa khẩu của tỉnh là trên 2.800 xe, trong đó trên 1.700 xe chở hoa quả. Hiện trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn chỉ thông quan tại 3 cửa khẩu bao gồm: Chi Ma, Hữu Nghị, Ga đường sắt Quốc tế Đồng Đăng với năng lực thông quan xuất khẩu từ 80-100 xe/ngày.

Nông sản ùn ứ tại cửa khẩu, Bộ NN&PTNT đề nghị đẩy mạnh tiêu thụ nội địa. Ảnh minh họa

Theo báo Dân sinh, trước tình trạng lượng xe hàng hóa chờ xuất khẩu vẫn rất lớn, UBND tỉnh Lạng Sơn tiếp tục ban hành văn bản đề nghị các địa phương phối hợp, khuyến cáo các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất tạm dừng đưa hàng hóa lên cửa khẩu của tỉnh này để xuất khẩu.

Theo đó, tỉnh Lạng Sơn khuyến cáo các tổ chức, doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, xuất khẩu, kinh doanh dịch vụ vận tải… từ nay đến Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022 tạm dừng đưa hàng hóa (đặc biệt là hàng đang ùn ứ lớn tại cửa khẩu như hoa quả tươi, tinh bột sắn, ván bóc…) lên các cửa khẩu của tỉnh Lạng Sơn để xuất khẩu sang Trung Quốc.

Lạng Sơn cũng khuyến cáo các doanh nghiệp chủ động nắm bắt thông tin để điều tiết hàng đưa lên cửa khẩu hợp lý khi năng lực thông quan được cải thiện, tình hình ùn ứ được giải quyết tại các cửa khẩu. Việc này nhằm tránh đưa hàng lên ồ ạt, gây ùn ứ tại cửa khẩu như 1 tháng qua...

Theo báo VietNamnet, để giảm áp lực cho các cửa khẩu, lối mở biên giới đường bộ tại Lạng Sơn và Quảng Ninh trong thời gian tới, Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản đề nghị các cơ quan chức năng thông tin, khuyến cáo đến các hộ nuôi trồng, nhà vườn, HTX, doanh nghiệp tạm thời dừng đưa hàng hóa lên cửa khẩu biên giới.

Đồng thời, chủ động nắm bắt thông tin để điều tiết hợp lý lượng nông sản xuất khẩu qua các cửa khẩu tỉnh Lạng Sơn, Quảng Ninh sang Trung Quốc thời điểm trước, trong và sau Tết Nguyên Đán 2022, nhất là cửa khẩu Tân Thanh, Cốc Nam chưa được thông quan trở lại.

Ngoài ra, có kế hoạch, phương án lựa chọn phương thức xuất hàng chính ngạch qua đường biển, đường sắt; Có giải pháp hỗ trợ thúc đẩy tiêu thụ nội địa đối với hàng hóa phải quay lại tiêu thụ nội địa do không xuất khẩu sang Trung Quốc.

Đối với các địa phương có vùng trồng hoa quả trọng điểm phối hợp thông tin đến các địa phương biên giới chỉ đạo điều tiết hợp lý lượng hàng hóa khi vào vụ thu hoạch nhằm tránh ùn ứ, hư hỏng và bị ép giá.

Tăng cường các giải pháp hỗ trợ người dân, doanh nghiệp chủ động nắm bắt các quy định về tiêu chuẩn, quy chuẩn, chất lượng hàng hóa nhập khẩu của Trung Quốc để hỗ trợ, hướng dẫn thương nhân, người dân chủ động trong sản xuất, sơ chế, đóng gói, bao bì nhãn mác phù hợp với điều kiện vận chuyển, giao nhận để rút ngắn thời gian giao nhận tại cửa khẩu sau khi hoạt động xuất khẩu được khôi phục.

Có biện pháp kiểm soát chặt chẽ công tác khử trùng, khử khuẩn đối với hàng hóa xuất khẩu tránh nguy cơ nhiễm virus SARS-CoV-2 trên bao bì sản phẩm, đặc biệt đối với các sản phẩm lạnh.

Bảo An (tổng hợp)

Bình luận

Bình luận

Tin khác

Quảng bá thương hiệu Việt

Tôn vinh thương hiệu toàn cầu