11:59 ngày 27/04/2024 | HOTLINE : 0911.344.555 | Email: bbt.thpl@gmail.com
Liên hệ quảng cáo: 0942.106.666

DÒNG SỰ KIỆN

Nghệ nhân Đặng Xuân Cường - người sở hữu nhiều "siêu cây bạc tỷ"

09:18 08/12/2022

(THPL) - Nghệ thuật chơi, tạo dáng cây cảnh của người Hà Nội đã có từ xa xưa, như một nét kết tinh của nền văn minh thanh lịch, được lưu giữ từ thế hệ này sang thế hệ khác. Ngày nay, nhờ có nền kinh tế giao lưu phát triển, cuộc sống ấm no, thú chơi cây cảnh như được thổi vào một luồng sinh khí mới, nó thực sự là một nét đẹp trong văn hóa tinh thần của người Việt.

Trong giới chơi cây cảnh ở Việt Nam, nghệ nhân Đặng Xuân Cường không phải là cái tên quá xa lạ. Ông được mọi người biết tới với biệt danh như: Cường “hoạ sĩ” hay “ông vua cây cảnh” và là cha đẻ của nhiều “siêu cây triệu đô” từng gây tiếng vang lớn như: Mâm xôi con gà, Dấu ấn thời gian, Nghinh phong... 

Ông được mọi người biết tới với mệnh danh như: Cường “hoạ sĩ” hay “ông vua cây cảnh” và là cha đẻ của nhiều “siêu cây triệu đô” 
Cây sanh cổ “Huyền phượng vũ” trong vườn nhà ông Cường cũng được giới chơi cây xếp vào dạng kiệt tác, hiếm có khó tìm.

Cường “họa sỹ” tên thật là Đặng Xuân Cường. Ông là một trong số ít những người có thâm niên chơi cây cảnh có tiếng. Nghề chính của ông từng là thầy giáo dạy Mĩ thuật nhưng ông lại đặc biệt đam mê nghệ thuật chế tác cây cảnh. Cũng bởi vậy mà ông đã học hỏi, tích lũy kinh nghiệm và chắt lọc từ những mảnh vụn của người nông dân, người cao tuổi và nhanh chóng trở thành người “cha” của những kiệt tác cây cảnh “động trời” trong làng cây cảnh Việt Nam.

Bước vào cái nghiệp cây cảnh từ năm 1996, cuộc sống của ông còn rất khó khăn và thiếu thốn. Tại thời điểm đó, với những người khác, phong trào chơi cây cảnh chỉ là sở thích, tùy hứng của mỗi người nhưng với nghệ nhân Đặng Xuân Cường, đó lại là niềm say mê tột cùng. Và chính nhờ niềm say mê đó đã đưa ông đến sự thành công của những kiệt tác cây cảnh nghệ thuật nổi tiếng như ngày nay.

Nghệ nhân Cường chia sẻ: “Người chơi cây cũng được ví như người nông dân, họ mong cho mưa thuận, gió hòa, khi vừa uốn tỉa cây xong; trời nắng thì mong mưa, trời mưa nhiều thì mong nắng, mong cho nảy lộc, đâm trồi đúng chỗ đúng nơi. Đó mới là điều thực sự cần thiết. Người chơi cây không phải chỉ thỏa mãn nhu cầu thưởng ngoạn mà còn để nâng cao tuổi thọ, mở lòng hướng thiện, tu tâm dưỡng đạo, rèn luyện tính kiên trì, bền bỉ, biết nhẫn nại để chờ thành công”.

Năm 2017, sau khi về hưu, ông Cường và vợ quyết định chuyển hẳn từ trung tâm Thủ đô về xã Tiến Xuân (Thạch Thất, Hà Nội) sống cảnh điền viên
Một góc vườn nhà nghệ nhân Đặng Xuân Cường 

Cũng bởi những khó khăn vất vả ban đầu mà vốn kinh nghiệm của ông cứ dầy lên mãi và rồi vợ chồng ông dốc sức làm lụng và gây dựng nên vườn cây cảnh xanh tốt. Để đáp ứng được thị hiếu khách hàng, ông liên tục bổ sung những loại cây mới, những thế độc đáo. Nhiều năm qua, ông bắt đầu đi vào sản xuất với nhiều chủng loại cây, nhiều kiệt tác cây cảnh động trời như "Mâm xôi con gà", "Phượng Vũ"… với giá lên đến hàng trăm tỉ đồng. “Tiếng lành đồn xa”, khách hàng khắp nơi, xa như Hà Nội, Phú Thọ, Hà Tây cũ… cũng tìm đến ông để mua bán cây cảnh và trao đổi kinh nghiệm. 

Và giờ đây sau tất cả những lo toan thường nhật của cuộc sống cùng những cung bậc tình cảm, ông lại dành phần lớn thời gian chăm chút cho từng gốc cây, chậu cảnh. Năm 2017, sau khi về hưu, ông Cường và vợ quyết định chuyển hẳn từ trung tâm Thủ đô về xã Tiến Xuân (Thạch Thất, Hà Nội) sống cảnh điền viên, hòa mình với thiên nhiên và nhất là để thỏa mãn niềm đam mê chơi cây cảnh.  Bởi trong ông niềm khát khao tạo dựng về một thế cây của Hà Nội lúc nào cũng đau đáu. “Mình đã tốn nhiều thời gian để sưu tầm sách nghiên cứu về văn hóa Hà Nội. Muốn cây thế của Hà Nội phải mang dáng dấp của văn hóa Hà Nội, người Hà Nội”...

Huyền Chi

Bình luận

Bình luận

Tin khác

Quảng bá thương hiệu Việt

Tôn vinh thương hiệu toàn cầu