18:56 ngày 18/01/2025 | HOTLINE : 0983.88.33.66 | Email: bbt.thpl199@gmail.com
Liên hệ quảng cáo: 090.1111.388
DÒNG SỰ KIỆN

Ngành công nghiệp hỗ trợ cần phát triển để hội nhập mạnh mẽ ở Bình Dương

10:32 24/12/2017

(THPL) - Công nghiệp hỗ trợ (CNHT) là ngành sản xuất sản phẩm hỗ trợ cho việc chế tạo các sản phẩm chính của ngành công nghiệp chế tạo, lắp ráp. Việc phát triển CNHT sẽ giúp gia tăng khả năng cạnh tranh của sản phẩm công nghiệp, giảm giá thành sản xuất.

Việt Nam chỉ có khoảng 0,3% trong tổng số gần 500 nghìn DN Việt Nam đang tham gia vào sản xuất chế tạo cho ngành CNHT. Đây thực sự là con số đáng báo động khi so sánh với một số nước ngay trong khối ASEAN. Vào những năm trước các doanh nghiệp đóng tại tỉnh Bình Dương hầu hết sử dụng nguyên phụ liệu nhập khẩu để sản xuất thành phẩm. CNHT trên địa bàn tỉnh vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu về nguyên phụ liệu cho sản xuất trong nước cả về số lượng và chất lượng. Việc phụ thuộc vào nguyên liệu nhập khẩu và CNHT kém phát triển đã ảnh hưởng đến chất lượng tăng trưởng các ngành công nghiệp.

 VSIP I
 Bình Dương hiện đang nỗ lực xây dựng chiến lược phát triển lâu dài cho CNHT

Được biết, Bình Dương hiện đang nỗ lực xây dựng chiến lược phát triển lâu dài cho CNHT, tạo đà cho các ngành công nghiệp khác phát triển. Thực hiện Quyết định số 2751/ QĐ-UBND ngày 26/11/2011 của UBND tỉnh về việc “Phê duyệt đề án định hướng phát triển các ngành CNHT trên địa bàn tỉnh Bình Dương đến năm 2020”, đến nay đã có nhiều dự án về CNHT từ các tập đoàn lớn trên thế giới được triển khai tại một số khu công nghiệp ở TX.Bến Cát, huyện Bàu Bàng…, tập trung cung ứng sản phẩm, phụ kiện phục vụ cho ngành may mặc, điện tử, linh kiện, ô tô…

t6
Tập trung cung ứng sản phẩm, phụ kiện phục vụ cho ngành may mặc, điện tử, linh kiện, ô tô…

Ông Nguyễn Liêm, Chủ tịch hội đồng quản trị công ty cổ phần gỗ Lâm Việt cho biết, hàng năm các doanh nghiệp tiêu tốn hàng trăm triệu USD để mua nguyên phụ liệu phục vụ ngành gỗ. Đa phần các nguồn phụ liệu như đinh vít, sơn, véc-ni, giấy chà nhám… đều được cung cấp bởi các doanh nghiệp nhập khẩu về phân phối lại tại thị trường Bình Dương. Nguyên phụ liệu ngành gỗ chiếm tỷ trọng khá cao trong giá thành sản xuất ra sản phẩm gỗ (bình quân từ 20 - 30%). Qua đó cũng cho thấy, nếu CNHT phát triển mạnh Bình Dương sẽ có thêm nguồn thu ngân sách và các doanh nghiệp có đủ nguyên phụ liệu phục vụ sản xuất ngay tại chỗ, tiết kiệm rất nhiều thời gian và tiền bạc. 

Còn theo ông Nguyễn Quang Vũ, chủ tịch hiệp hội da giày Bình Dương: ngành CNHT da giày cần phối hợp với ngành dệt may đẩy nhanh khả năng cung ứng các loại vải dệt để sản xuất giày dép, đặc biệt là giày dép vải xuất khẩu. Với đặc thù của ngành da giày là nguồn nguyên phụ liệu chiếm tới 60 - 70% giá thành sản phẩm, nếu có được nguồn phụ liệu tại chỗ hoặc trong nước ngành này sẽ tăng thêm sức cạnh tranh với các đối thủ trong khu vực, khi nước ta đang đánh mất dần lợi thế nguồn nhân công giá rẻ.

8813ab9adaad1ddfd7f5e3a20736f198

Rõ ràng, ngành công nghiệp hỗ trợ của cả nước nói chung và Bình Dương nói riêng đã và đang đóng vai trò rất quan trọng, góp phần thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), đồng thời, thúc đẩy sự phát triển của các ngành công nghiệp trong nước, tạo ra sản phẩm xuất khẩu có tính cạnh tranh, giá trị gia tăng cao và phát triển thị trường nội địa, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, bảo đảm cho nền kinh tế phát triển bền vững.

Trong suốt những năm gần đây, tỉnh Bình Dương đã có nhiều nỗ lực thu hút các doanh nghiệp nước ngoài tham gia phát triển CNHT. Điển hình, cuối năm 2016, Tập đoàn KOLON đã ký bản ghi nhớ với tỉnh về việc triển khai dự án nhà máy sản xuất bố lốp, túi khí ô tô với vốn đầu tư lên tới 1 tỷ USD, trên diện tích 42 ha tại Khu công nghiệp Bàu Bàng. Theo kế hoạch mà nhà đầu tư này cam kết, trong giai đoạn I (2017-2018) sẽ đầu tư 220 triệu USD, giai đoạn II (2018-2026) là 600 triệu USD, sau đó là giai đoạn III. Dự án của Công ty Cổ phần Tetra Park Bình Dương (Singapore) có vốn đầu tư đăng ký 124 triệu USD tại Khu công nghiệp Việt Nam - Singapore II-A, chuyên sản xuất bao bì đóng gói vô trùng từ giấy, nhựa và nhôm để đóng gói thực phẩm… Kết quả này cho thấy, thời gian tới Bình Dương có thể trở thành một điểm sáng của cả nước trong việc thu hút, phát triển ngành CNHT.

resize_cong_nghiep2(1)

Tỉnh Bình Dương phấn đấu trở thành địa phương có thế mạnh về ngành CNHT ngành cơ khí, hình thành khu công nghiệp hỗ trợ cho việc sản xuất động cơ ô tô đáp ứng yêu cầu sản xuất ô tô trong nước và cho xuất khẩu; cùng với đó phát triển khu, cụm công nghiệp hỗ trợ cơ khí. Tỉnh cũng phát triển nguồn nhân lực đủ đáp ứng yêu cầu phát triển CNHT cho ngành cơ khí chế tạo ở trình độ cao; CNHT ngành cơ khí chế tạo có khả năng cung cấp các loại phụ tùng, trang thiết bị cho các ngành kinh tế; đồng thời phát triển được các doanh nghiệp đóng vai trò đầu tàu, có khả năng cung cấp những sản phẩm CNHT ngành cơ khí quy mô lớn ra thị trường.

Qua đó, cần phải thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp thì mới có thể phát triển công nghiệp hỗ trợ Việt Nam nói chung và tỉnh Bình Dương nói riêng để góp phần phát triển nền kinh tế một cách bền vững, sớm đạt được mục tiêu cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại.

Ngày 18/1/2017, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 68/QĐ-TTg về việc ban hành chương trình phát triển công nghiệp hỗ trợ từ năm 2016 đến năm 2025. Mục tiêu chung của chương trình là sản xuất các sản phẩm CNHT phục vụ sản xuất trong nước và xuất khẩu, tham gia vào các chuỗi giá trị toàn cầu. Đến năm 2020, sản phẩm CNHT đáp ứng khoảng 45% nhu cầu cho sản xuất nội địa; đến năm 2025 là 65%. Các ngành công nghiệp đang cần CNHT tiếp sức là linh kiện phụ tùng, dệt may - da giày, công nghiệp công nghệ cao, ô tô, điện tử - tin học…

TIN LIÊN QUAN
Bình luận

Bình luận

Tin khác

Quảng bá thương hiệu Việt

Tôn vinh thương hiệu toàn cầu