13:59 ngày 23/11/2024 | HOTLINE : 0983.883.366 | Email: bbt.thpl199@gmail.com
Liên hệ quảng cáo: 0942.106.666
DÒNG SỰ KIỆN

Mô hình hiệu quả trồng rừng Keo lâm nghiệp ở Bắc Kạn

| 11:36 10/01/2017

(THPL) - Anh Đỗ Xuân Kỳ - Giám đốc Công ty Cổ phần chế biến và xuất khẩu lâm sản Tracimexco cho biết: “Keo lai là tên gọi của giống lai tự nhiên giữa keo tai tượng (Acacia mangium) và keo lá tràm (Acacia auriculiformis). Đây là giống cây thích hợp khi sinh trưởng trên vùng đất rừng ở Bắc Kạn”.

Xuất thân trong gia đình có truyền thống công tác trong ngành lâm nghiệp, rất tâm huyết với nghề trồng rừng, anh Kỳ và gia đình đã tham gia trồng và chăm sóc rừng cho Lâm trường Bạch Thông thuộc Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Bắc Kạn từ hơn 20 năm trước. Chính nhờ kinh nghiệm dày dạn nên anh đã có những bước đi rất táo bạo trong việc trồng rừng. Cuộc sống của gia đình trở nên khấm khá, bản thân anh cũng ngày càng tích lũy thêm được nhiều kinh nghiệm hơn trong công cuộc phủ xanh đất trống đồi núi trọc.

Năm 2011, Công ty Lâm nghiệp Bắc Kạn có cơ chế liên doanh liên kết trồng rừng, anh Kỳ đã liên kết với Công ty Lâm nghiệp trồng và quản lý hơn 100ha rừng trồng cây keo nguyên liệu. Nhờ rừng, mỗi năm anh có thu nhập từ 200 – 300 triệu, bên cạnh đó cũng tạo điều kiện có công ăn việc làm, thu nhập ổn định cho nhiều người dân nơi anh sinh sống. 

Trụ sở công ty cổ phần chế biến và xuất khẩu lâm sản Tracimexco 

Đến năm 2016, Công ty Lâm nghiệp Bắc Kạn gặp khó khăn về nguồn vốn để đầu tư trồng rừng. Thời điểm này, anh Đỗ Xuân Kỳ đang giữ chức vụ Giám đốc Công ty Cổ phần sản xuất, chế biến và xuất khẩu lâm sản Tracimexco. Vừa có kinh nghiệm về trồng rừng, vừa là đối tác tin cậy của Công ty Lâm nghiệp trước đây, nên anh mạnh dạn đề xuất lãnh đạo Công ty cho phép anh được góp vốn, liên kết hợp tác kinh doanh theo chủ trương của Công ty Lâm nghiệp, với hướng đi là trồng cây keo tai tượng (keo lai) với tổng diện tích khoảng 500ha.

Keo tai tượng là một trong những loại cây mang lại hiệu quả kinh tế cao (ảnh minh họa)

Hiệu quả trồng rừng của của Công ty Cổ phần sản xuất, chế biến và xuất khẩu lâm sản Tracimexco đã góp phần tăng tỷ trọng ngành lâm nghiệp nơi đây, đồng thời góp phần xóa đói giảm nghèo cho người dân nông thôn. Trong thời gian tới Công ty Cổ phần sản xuất, chế biến và xuất khẩu lâm sản Tracimexco sẽ tiếp tục hợp tác với Công ty Lâm nghiệp Bắc Kạn quản lý, mở rộng và khai thác rừng bền vững, nhằm tăng doanh thu, cải thiện đời sống người dân và giải quyết việc làm cho người lao động ở địa phương.

Bên cạnh đó, nhờ có sự tuyên truyền, vận động, hướng dẫn kỹ thuật chăm sóc cũng như công tác phòng cháy chữa cháy hàng năm của cán bộ kiểm lâm và chính quyền địa phương nên Công ty của anh Kỳ đã có được thành công bước đầu từ trồng rừng keo nguyên liệu.

Tạo việc làm cho người lao động

Anh Kỳ chia sẻ: "Trồng keo vừa có lợi ích về kinh tế, vừa có lợi ích về môi trường, đầu tư chi phí thấp, dễ chăm sóc và mang lại hiệu quả kinh tế cao, đồng thời phù hợp với điều kiện thổ nhưỡng trên địa bàn". Thời gian thu hoạch trong khoảng từ 7-8 năm với giá thành khoảng 50.000.000 đồng/ha. Với diện tích rừng hợp tác với Công ty Lâm nghiệp Bắc Kạn, anh Kỳ có những kế hoạch trồng và khai thác luân phiên hàng năm. Bước đầu, Công ty đã thu hoạch những cây keo đầu tiên và thu về hàng trăm triệu, thậm chí là hàng tỷ đồng.

Anh Kỳ chia sẻ: “Từ những kết quả đã đạt được, bản thân tôi và tập thể cán bộ công nhân viên công ty nhận thức được việc trồng cây phủ xanh đất trống đồi trọc, góp phần bảo vệ nguồn nước, ổn định khí hậu là việc làm “Tốn kém ít mà lợi ích nhiều” như lời Bác đã dạy. Nghề này tuy thấy dễ nhưng lại khó làm nếu mình không hiểu được đặc tính, quy trình của cây. Nghề trồng rừng không khó, nhưng đòi hỏi người trồng rừng phải chịu khó…”.

Chọn cho mình hướng đi riêng từ nghề trồng rừng, anh Đỗ Xuân Kỳ đã làm giàu từ nghề này khi những cánh rừng mang lại cho Công ty nguồn thu đáng kể. Trải qua quãng thời gian dài vất vả, những cố gắng của anh trong nghề trồng rừng đã được đền đáp xứng đáng.

Ngọc Hà

TIN LIÊN QUAN
Bình luận

Bình luận

Tin khác

Quảng bá thương hiệu Việt

Tôn vinh thương hiệu toàn cầu