“Ma trận” các loại học liệu giáo khoa phổ thông vi phạm bản quyền tràn lan trên mạng
(THPL) – Trước nhu cầu học liệu điện tử ngày càng tăng cao, nhiều website, app điện thoại, các trang mạng xã hội đã trở thành nền tảng phát hành học liệu, sách giáo khoa điện tử, không ít trong số đó vi phạm bản quyền, tự ý phát hành mà không có sự cho phép từ Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam.
Tin liên quan
- Số ca sốt xuất huyết tại TPHCM tăng liên tục, 1 trường hợp tử vong
Giải thưởng Loa Thành năm 2024 xướng tên 66 đồ án tiêu biểu
Hà Nội: Phạt hành chính 10 cơ sở y dược vi phạm quy định
Xóa nám, trẻ hóa da “thần tốc” với Meso Extra không kim - Làm đẹp chuẩn Y khoa
Chuyên gia VinFuture “mổ xẻ” nguyên nhân đột quỵ ngày càng trẻ hóa
» Đồ án của nữ sinh Trường ĐH Kiến trúc Hà Nội được vinh danh tại “đấu trường” Quốc tế AMP 2024
» Hội thảo "Doanh nghiệp và Trường Đại học Kinh tế Nghệ An hợp tác cùng phát triển"
» Bàn về sự đồng bộ giữa đào tạo - hướng nghiệp - thi tốt nghiệp THPT với tuyển sinh đại học từ năm 2025
"Ma trận" học liệu điện tử tràn lan trên mạng
Hiện nay, trên nhiều website, xuất hiện tràn ngập sách giáo khoa trình bày đa dạng đủ thể loại, từ văn bản text, bản scan nguyên văn sách thành file PDF, bản ghi âm, video ghi hình và video diễn họa có âm thanh, khiến cho phụ huynh và học sinh đứng trước ma trận học liệu với chất lượng không đảm bảo, dễ gây nhầm lẫn và thiếu chính xác trong quá trình học tập.
Theo tìm hiểu, trên website có tên miền ihoc.vn, các vị phụ huynh có thể tìm thấy toàn bộ sách giáo khoa được scan thành file văn bản PDF, sao chép nguyên văn từ sách in. Website giới thiệu có trụ sở chính tại 69 đường Nguyễn Sinh Sắc (quận Liên Chiểu, TP Đà Nẵng), mục đích tạo ra trang web ihoc.vn nhằm mục đích là thư viện học tập online miễn phí cho mọi cấp học.
“Đây là nơi cung cấp đầy đủ dữ liệu học online miễn phí, ôn tập SGK, bài giảng, giáo án, giải bài tập, trắc nghiệm miễn phí dành cho giáo viên và học sinh các cấp”, trang web tự giới thiệu về mình, nhưng không đề cập là tổ chức hay cá nhân tạo ra các loại học liệu này.
Thêm một website khác với tên miền sachgiaokhoa.online, cũng tiến hành scan toàn bộ SGK bản in thành file PDF và cho tải miễn phí. Đổi lại, người muốn tải nội dung phải đợi trong 20 giây và bắt buộc xem quảng cáo hiển thị, sau đó mới được tải về một cuốn sách giáo khoa, được đóng gói trong một file văn bản duy nhất.
Đặc biệt hơn, website tên miền loigiaihay.com sử dụng dịch vụ thuê kho dữ liệu Google Drive, tập hợp các bộ SGK vào đây, tạo liên kết tải về cho người dùng. Định dạng tài liệu cũng tương tự như các trang web nêu trên, một cuốn sách giáo khoa đóng gói trong một file văn bản duy nhất.
Còn trên website onluyen.vn chạy song song một ứng dụng trên app điện thoại, cung cấp nhiều dịch vụ giáo dục có thu phí. Dữ liệu của trang onluyen.vn trỏ đến các nội dung cụ thể có trong sách giáo khoa phổ thông từ lớp 1 đến lớp 12, dưới dạng tài liệu trích dẫn.
Ví dụ bài tập “Vẻ đẹp của ngôn ngữ nghệ thuật trong bài Tự tình (bài II) của Hồ Xuân Hương” được trích từ sách giáo khoa lớp 11 (Câu 2 trang 28 SGK môn Văn lớp 11 tập 1). Rất nhiều nội dung tương tự được ứng dụng trích dẫn một phần hoặc toàn bộ từ sách giáo khoa, đính logo nhận diện, trở thành nội dung do onluyen.vn phát hành.
Mức phí của của onluyen.vn thu của người học qua mạng là 899.000 đồng gói 1 năm, 499.000 đồng gói 6 tháng và 99.000 đồng gói 1 tháng. Người học phải thanh toán tiền trước (qua thẻ tín dụng hoặc ví điện tử) để đăng ký học các môn phổ thông.
Theo công bố của ứng dụng Onluyen.vn, app có hơn 1.500 trường phổ thông sử dụng, hợp tác với hơn 50.000 giáo viên, chứa trên 300.000 câu hỏi, trên 10.000 video, trên 200 đầu sách tham khảo, trên 1 triệu lượt tải ứng dụng và số thành viên tham gia học tập trên nền tảng này là trên 2 triệu học sinh.
Xu hướng chuyển soạn các bài giảng SGK thành video được “nâng cấp” thành công nghệ có thu phí trên app điện thoại. Trên các hệ điều hành điện thoại phổ biến như iOS và Android, các ứng dụng Onluyen.vn hay Vuihoc tung các gói cung cấp học liệu tính phí qua thẻ tín dụng.
Một ví dụ khác, từ đầu năm học 2024 - 2025 đến nay, nhiều tài khoản mạng xã hội đã lan truyền hình ảnh chụp trang sách về một số nội dung được cho là ngữ liệu trong sách giáo khoa như “Giã gạo thổi cơm,” “Bạn An dũng cảm”, “Bắn tung tóe” “Bé xách đỡ mẹ”, “Vẽ gì khó”...Những nội dung này được lan truyền nhanh chóng, nhận được nhiều bình luận tiêu cực, khiến dư luận hiểu lầm về nội dung sách giáo khoa mới.
Các trang mạng xã hội từ bán sách giáo khoa, biến thành nơi đăng bán các bộ giáo án soạn sẵn. Gửi tin nhắn đặt mua combo giáo án, phản hồi rất cụ thể như sau: Giáo án cả năm của lớp 4 cho cả ba bộ sách Cánh diều, Chân trời sáng tạo, Kết nối tri thức và cuộc sống đều có.
Nếu mua trọn bộ thì giá là 150.000 đồng (bản tài liệu) hoặc 250.000 đồng (bản trình chiếu), còn nếu mua lẻ thì mỗi môn có giá 50.000 đồng. Ở những lớp khác giá có thể thấp hơn. Còn nếu muốn làm giáo án theo yêu cầu, chỉ cần bỏ ra 100.000 đồng cho 1 bộ giáo án tuần (7 môn), và được cam kết chỉnh sửa cho đến khi hài lòng. Thậm chí, các chủ thể mua bán giáo án lên mạng xã hội bóc phốt nhau chuyện mạo danh để mua bán các bộ giáo trình học liệu.
Chưa hết, chủ sở hữu các trang mạng xã hội dùng công nghệ AI để chuyển soạn các bộ sách giáo khoa thành video hoạt hình để bán, dưới danh nghĩa cung cấp học liệu bổ trợ, bản chất là vi phạm bản quyền sách giáo khoa.
Khuyến cáo của cơ quan chức năng
Bộ GD&ĐT đã thông tin khuyến cáo về vấn đề này, đồng thời có công văn đề nghị Cục Phát thanh Truyền hình và Thông tin Điện tử (Bộ TTTT) hỗ trợ xác minh, kiểm tra nguồn gốc các thông tin trên và có giải pháp ngăn chặn việc lan truyền thông tin sai sự thật; xử lý nghiêm tổ chức, cá nhân đăng tải, bình luận xuyên tạc, khiến dư luận hoang mang, ảnh hưởng tới uy tín của ngành giáo dục.
Theo Bộ GD&ĐT, hiện chỉ có 3 bộ sách giáo khoa chính thống được Bộ phê duyệt sử dụng trong các nhà trường gồm Kết nối tri thức với cuộc sống, Chân trời sáng tạo và Cánh diều. Khi mới ra đời, một số sách giáo khoa được giáo viên, phụ huynh phát hiện có “sạn" một số ngữ liệu chưa phù hợp, Bộ GD&ĐT đã yêu cầu các nhà xuất bản chỉnh sửa, đến nay đã hoàn thiện 100%.
Trước đó, trong buổi Hội thảo do Cục Xuất bản, In và Phát hành phối hợp với Hội Xuất bản Việt Nam, Học viện Báo chí và Tuyên truyền tổ chức; Cục Xuất bản, In và Phát hành đã khuyến khích các nhà xuất bản dùng nhiều biện pháp nâng cao độ nhận biết của người đọc với sản phẩm sách thật như tạo QR code cung cấp thông tin, sử dụng tem thông minh, in các loại bìa cứng khó làm giả.
Phát biểu kết luận hội thảo, ông Nguyễn Nguyên - Cục trưởng Cục Xuất bản, In và Phát hành - khẳng định các nhà xuất bản cần chung tay đẩy lùi nạn sách lậu, tạo ra các sản phẩm có tính cạnh tranh, khó làm giả. Với các nhà trường, từng sinh viên phải ý thức về việc sử dụng sách, tài liệu trong quá trình đào tạo.
Tại Hội nghị tổng kết năm 2023 và phương hướng nhiệm vụ năm 2024 của Cục Xuất bản, In và Phát hành (XBIPH), Cục trưởng Cục XBIPH Nguyễn Nguyên cho biết đẩy mạnh thực hiện Kế hoạch triển khai công tác phòng chống in lậu, đồng thời p hối hợp chặt chẽ với cơ quan an ninh, cảnh sát của Bộ Công an và cơ quan an ninh, cảnh sát của Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh phát hiện, xử lý, truy tố một số vụ in lậu với số lượng lớn; triển khai kế hoạch thanh tra, kiểm tra theo kế hoạch; chủ động kết hợp hoạt động của Đoàn liên ngành phòng chống in lậu Trung ương và các đội liên ngành phòng chống in lậu địa phương phát hiện và chuyển xử lý vi phạm; phối hợp với Hội Xuất bản Việt Nam ký hợp tác với nền tảng Tiktok ngăn chặn vi phạm bản quyền trên nền tảng này.
“Về phương hướng nhiệm vụ năm 2024, Cục nghiên cứu các chính sách, cơ chế bảo vệ bản quyền sách trên không gian mạng, nghiên cứu các giải pháp và hình thành phương thức phối hợp xử lý các vụ việc vi phạm bản quyền trên không gian mạng. Triển khai hỗ trợ các đơn vị xuất bản tăng cường truyền thông sách, phát triển thị trường sách và văn hóa đọc”, Cục trưởng Cục XBIPH Nguyễn Nguyên cho biết thêm.
Ngọc Thuận
Tin khác
-
Thanh Trì - Hà Nội: Cứu kịp thời một học sinh có nguy cơ đuối nước
-
Bức Tường, Ngũ Cung và NSND Thanh Lam “đốt cháy” sân khấu Hà Nội Rock
-
Đề xuất mở rộng quỹ đất, đáp ứng nhu cầu nhà ở bình dân
-
Giá gạo Việt Nam bứt phá, tăng mạnh trở lại
-
Hà Nội "mạnh tay" với 22 cơ sở vi phạm an toàn thực phẩm
-
Số ca sốt xuất huyết tại TPHCM tăng liên tục, 1 trường hợp tử vong
Những doanh nghiệp đầu tiên tại TPHCM “hé lộ” khoản thưởng Tết Nguyên đán
Mặc dù tình hình sản xuất kinh doanh còn gặp nhiều khó khăn, nhiều doanh nghiệp tại TPHCM vẫn cố gắng đưa ra mức thưởng Tết tối thiểu...24/11/2024 10:30:05Vĩnh Long: Luồng sinh khí mới cho làng nghề gạch gốm Mang Thít
Làng nghề gạch, gốm đỏ tại huyện Mang Thít, một trong những làng nghề lâu đời và độc đáo nhất miền Tây, đang được tỉnh Vĩnh Long...24/11/2024 08:55:57Nhập khẩu từ Trung Quốc tăng mạnh trong 10 tháng qua
Trong 10 tháng, kim ngạch nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam từ thị trường Trung Quốc đạt 117,52 tỷ USD, tăng mạnh 31,5%, tương ứng tăng thêm...24/11/2024 08:53:24RCEP: Động lực mới thúc đẩy doanh nghiệp Việt Nam vươn xa
Việc hội nhập kinh tế quốc tế thông qua các hiệp định thương mại tự do, đặc biệt là RCEP, mở ra cơ hội lớn để các doanh nghiệp tham gia...24/11/2024 08:51:44
ĐỌC NHIỀU NHẤT
Quảng bá thương hiệu Việt
-
Người dùng tranh thủ cơ hội “đổi xe toàn dân” để lên đời xe điện VinFast
(THPL) - Chính sách “Thu cũ - Đổi mới” của VinFast và FGF đang kích thích nhu cầu đổi xe xăng cũ sang xe điện mới của người tiêu dùng Việt với tổng ưu đãi lên đến 553 triệu đồng. - BIC khai trương chi nhánh mới tại Thanh Hóa
- Xe điện VinFast thiết lập chuẩn mực mới cho thị trường ô tô Việt Nam
- Hành trình nghệ thuật Việt Nam thế kỷ 20 qua phiên đấu giá đặc biệt của...
Tôn vinh thương hiệu toàn cầu
-
Giải thưởng “Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024” xướng tên Vietjet, FPT, Vingroup
(THPL) - Hãng hàng không Vietjet vừa được vinh danh trong top “Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024” tại lễ trao giải do Anphabe tổ chức và Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) bảo trợ, diễn ra ngày 20/11. - Vingroup thuộc top 10 nơi làm việc tốt nhất Việt Nam năm 2024
- Vinamilk nhận loạt giải thưởng về quản trị và phát triển bền vững
- VINBIGDATA lọt top 10 thế giới về công nghệ nhận diện khuôn mặt