Lộ diện hàng loạt bất cập tại dự án xây dựng Trường ĐH Việt Đức
(THPL) - Hồ sơ dự thầu chào thiếu phần kỹ thuật của thiết bị công nghệ (không có thông số, chủng loại, xuất xứ và cam kết cung cấp thiết bị công nghệ), còn hiện tượng hợp đồng thuê văn phòng ký kết bằng đồng USD và triển khai thi công nhưng chưa làm rõ chi tiết tất cả các thông tin của vật tư, thiết bị tại Dự án Xây dựng trường ĐH Việt Đức (đường Lê Lai, Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương).
Tin liên quan
- Tổng cục Hải quan cảnh báo chiêu trò trốn thuế trong nhập khẩu thép
Sàn TMĐT cần có trách nhiệm trong ngăn chặn hàng giả, hàng nhập lậu
Hà Nội: Bắt giữ 2 tàu khai thác cát trái phép trên sông Hồng
Lực lượng QLTT phát hiện và xử lý hơn 41.700 vụ vi phạm trong 10 tháng
Vì sao UBND TP Sầm Sơn chưa thực hiện nghiêm bản án tòa đã tuyên?
» Bộ GD&ĐT công bố lịch thi THPT quốc gia năm 2019
» Hà Nội: Bộ Giáo dục chỉ đạo xác minh việc học sinh bị phạt tát 50 cái
» Bộ Giáo dục và Đào tạo dự kiến tựu trường ngày 1/9
Kiểm toán Nhà nước đã chỉ ra nhiều bất cập trong quá trình thực hiện Dự án Xây dựng trường ĐH Việt Đức, cụ thể:
Công tác rà soát đăng ký KH vốn đầu tư trung hạn của Bộ GD&ĐT còn bố trí thiếu vốn tại dự án Xây dựng Trường ĐH Việt Đức (PMU) cụ thể: KH vốn đầu tư trung hạn giai đoạn 2016-2020 của dự án được giao là 1.682.653 tr.đ (đối ứng 186.185tr.đ và Vốn ngoài nước là 1.496.496 tr.đ) vẫn trên tổng mức đầu tư 1.910.897 tr.đ phê duyệt năm 2010 tại quyết định số 2129/QĐ-BGDĐT ngày 27/5/2010 của Bộ GD&ĐT trong khi năm 2015 tổng mức đầu tư dự án đã được Bộ GD&ĐT phê duyệt tại Quyết định số 5766/QĐ-BGDĐT ngày 24/11/2015 là 139.540.451 USD ( tương đương 3.141.294 tr.đ). Bộ GD&ĐT đã có văn bản số 1169/BGDĐT-KHTC ngày 26/03/2018 (gửi KH&ĐT) đề xuất bổ sung thêm hạn mức vốn trung hạn còn thiếu cho dự án là 1.165.837 tr.đ, đến nay chưa được bổ sung. Chi phí dự phòng xác định không theo quy định của Bộ Xây dựng.
Hồ sơ dự thầu chào thiếu phần kỹ thuật của thiết bị công nghệ (không có thông số, chủng loại, xuất xứ và cam kết cung cấp thiết bị công nghệ) và sau 30 ngày kể từ ngày ký hợp đồng các bên cũng chưa làm phần chi tiết tất cả các thông tin của vật tư, nguyên liệu, thiết bị gói thầu theo chỉ dẫn kỹ thuật kèm theo hồ sơ mời thầu (gói thầu CP1A thuộc dự án XD Trường ĐH Việt Đức) phần lớn các gói thầu XL tiên lượng mời thầu không chính xác, không được tư vấn chấm thầu rà soát, hiệu chỉnh khi lập HSMT...
Còn hiện tượng hợp đồng thuê văn phòng ký kết bằng đồng USD vi phạm quy định hạn chế sử dụng ngoại hối tại Điều 1 Pháp lệnh số 06/2013/UBTVQH13. Thời gian điều hành công trình, thiết bị không theo quy định tại Điều 35, Nghị định số 46/2015/NĐ-CP ngày 12/5/2015 của Chính phủ.
Dự án Xây dựng Trường ĐH Việt Đức, thời gian thực hiệm chậm phải gia hạn thêm 36 tháng đến hết tháng 11/2020, vướng mắc của công đoạn thẩm tra- thẩm định- phê duyệt- cấp thư không phản đối cho các hồ sơ lựa chọn nhà thầu, hồ sơ thiết kế của các vụ/cục trực thuộc Bộ GD&ĐT, Bộ Xây dựng và nhóm BQLDA của NHTQG trong những năm đầu thực hiện dự án.
Triển khai thi công nhưng chưa làm rõ chi tiết tất cả các thông tin của vật tư, thiết bị, để làm cơ sở triển khai thi công và những thay đổi, phát sinh trên thực tế của gói thầu chưa được cập nhật kịp thời vào hợp đồng (gói thầu CP1A), chủ đầu tư chưa mua bảo hiểm công trình, chưa kiểm tra theo dõi việc mua bảo hiểm theo quy định và cảm kết của các nhà thầu.
Dự án Xây dựng Trường ĐH Việt Đức công tác rà soát, ghi vốn không cập nhật chính xác, thiếu nhiều vốn so với mức đầu tư được duyệt, hiện tại phải xin bổ sung kế hoạch vốn trung hạn 1.165.837 tr.đ đến năm 2018 vẫn chưa bổ sung.
Công tác lập dự án, thiết kế - dự toán không hợp lý, sai sót phải điều chỉnh, bổ sung hạng mục công việc và kinh phí; tiên lượng còn sai nhiều trong công tác quản lý đơn giá và nghiệm thu khối lượng hoàn thành chưa chặt chẽ, tăng giá trị thanh toán, chấp nhận thanh toán tăng so với thực tế thực hiện, thời gian thực hiện kéo dài làm tăng chi phí quản lý và điều chỉnh.
Phóng viên đã liên hệ với Bộ GD&ĐT và Ban quản lý dự án của Bộ thì nhận được câu trả lời: "Dự án Xây dựng trường Đại học Việt Đức đã được chuyển giao cho Ban quản lý xây dựng ngay từ đầu, các anh (phóng viên) liên hệ với trong đó để trao đổi". Tiếp đó, PV liên hệ với ông Hà Thúc Viên - Phó Hiệu trưởng - GĐ dự án ĐH Việt Đức thì ông Viên cho biết, "Các nội dung PV trao đổi không liên quan gì đến trong này, các nội dung đó thuộc Bộ GD&ĐT". PV liên hệ lại với Bộ GĐ&ĐT nhưng đến nay vẫn không nhận được câu trả lời.
Thương hiệu và Pháp luật sẽ tiếp tục thông tin!
Thanh Tầm - Diệu Huyền
Tin khác
-
Bức Tường, Ngũ Cung và NSND Thanh Lam “đốt cháy” sân khấu Hà Nội Rock
-
Đề xuất mở rộng quỹ đất, đáp ứng nhu cầu nhà ở bình dân
-
Giá gạo Việt Nam bứt phá, tăng mạnh trở lại
-
Hà Nội "mạnh tay" với 22 cơ sở vi phạm an toàn thực phẩm
-
Số ca sốt xuất huyết tại TPHCM tăng liên tục, 1 trường hợp tử vong
-
Những doanh nghiệp đầu tiên tại TPHCM “hé lộ” khoản thưởng Tết Nguyên đán
Vĩnh Long: Luồng sinh khí mới cho làng nghề gạch gốm Mang Thít
Làng nghề gạch, gốm đỏ tại huyện Mang Thít, một trong những làng nghề lâu đời và độc đáo nhất miền Tây, đang được tỉnh Vĩnh Long...24/11/2024 08:55:57Nhập khẩu từ Trung Quốc tăng mạnh trong 10 tháng qua
Trong 10 tháng, kim ngạch nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam từ thị trường Trung Quốc đạt 117,52 tỷ USD, tăng mạnh 31,5%, tương ứng tăng thêm...24/11/2024 08:53:24RCEP: Động lực mới thúc đẩy doanh nghiệp Việt Nam vươn xa
Việc hội nhập kinh tế quốc tế thông qua các hiệp định thương mại tự do, đặc biệt là RCEP, mở ra cơ hội lớn để các doanh nghiệp tham gia...24/11/2024 08:51:44Đêm hội ánh sáng Diwali Night 2024 tại Hà Nội
(THPL) - Tối 23/11, tại Hà Nội, Đại sứ quán Ấn Độ phối hợp với Phòng Thương mại Ấn Độ tại Việt Nam (INCHAM) tổ chức " Lễ hội Ánh...24/11/2024 01:13:00
ĐỌC NHIỀU NHẤT
Quảng bá thương hiệu Việt
-
Người dùng tranh thủ cơ hội “đổi xe toàn dân” để lên đời xe điện VinFast
(THPL) - Chính sách “Thu cũ - Đổi mới” của VinFast và FGF đang kích thích nhu cầu đổi xe xăng cũ sang xe điện mới của người tiêu dùng Việt với tổng ưu đãi lên đến 553 triệu đồng. - BIC khai trương chi nhánh mới tại Thanh Hóa
- Xe điện VinFast thiết lập chuẩn mực mới cho thị trường ô tô Việt Nam
- Hành trình nghệ thuật Việt Nam thế kỷ 20 qua phiên đấu giá đặc biệt của...
Tôn vinh thương hiệu toàn cầu
-
Giải thưởng “Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024” xướng tên Vietjet, FPT, Vingroup
(THPL) - Hãng hàng không Vietjet vừa được vinh danh trong top “Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024” tại lễ trao giải do Anphabe tổ chức và Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) bảo trợ, diễn ra ngày 20/11. - Vingroup thuộc top 10 nơi làm việc tốt nhất Việt Nam năm 2024
- Vinamilk nhận loạt giải thưởng về quản trị và phát triển bền vững
- VINBIGDATA lọt top 10 thế giới về công nghệ nhận diện khuôn mặt