Kon Tum: Theo chân đoàn liên ngành mục sở thị “thánh địa” vàng lậu
(THPL) - Trong những năm qua, huyện Đăk Glei (tỉnh Kon Tum) luôn làm tốt công tác bảo vệ nguồn khoáng sản, không để tình trạng khai thác khoáng sản trái phép diễn ra.
Tin liên quan
Kim ngạch thương mại Việt Nam - Hàn Quốc có thể đạt 100 tỷ USD năm 2022
Bộ Ngoại giao cập nhật tình hình xử lý hộ chiếu mẫu mới
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Mỗi doanh nhân là một chiến sĩ tinh nhuệ, quả cảm và bản lĩnh
Tây Ban Nha công nhận hộ chiếu mới của Việt Nam
Chính phủ thông qua đề nghị xây dựng nghị quyết đấu giá biển số xe
» Kon Tum: Bất cập tại các dự án thủy lợi phục vụ nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao
» Kon Tum: Triệt xoá nhóm đối tượng “bay lắc” giữa mùa dịch
» Kon Tum: Thần tốc truy vết sau khi phát hiện thêm 3 ca dương tính COVID-19 chưa rõ nguồn lây
Sẵn sàng “cuộc chiến chống vàng tặc”
Những năm trước đây, giới làm vàng lậu truyền tai nhau rằng, huyện Đăk Glei (tỉnh Kon Tum) là “thánh địa” vàng lậu, bởi huyện Đăk Glei nói chung và 3 xã Đăk Nhoong, xã Đăk Blô, xã Đăk Long luôn tập trung trữ lượng vàng dưới các khe suối và lòng đất tương đối lớn. Chính vì vậy, tại đây vốn được coi là “điểm nóng” của hoạt động khai thác vàng trái phép.
Trong những năm trở lại đây, huyện Đăk Glei luôn thực hiện tốt Chỉ thị số 03/CT-TTg ngày 30/3/2015 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường hiệu lực thực thi chính sách, pháp luật về khoáng sản; Chỉ thị số 04/CT-UBND ngày 6/4/2018 của UBND tỉnh Kon Tum; Quyết định số 568/QĐ-UBND ngày 21/6/2017 của UBND tỉnh Kon Tum về việc ban hành Phương án bảo vệ tài nguyên khoáng sản chưa khai thác trên địa bàn tỉnh.
Để làm tốt công tác bảo vệ nguồn khoáng sản, UBND huyện Đăk Glei đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo, đồng thời kiện toàn Đoàn liên ngành kiểm tra tình hình hoạt động, bảo vệ, khai thác, vận chuyển khoáng sản.

Minh chứng rõ nét, từ đầu năm 2021 đến nay, Đoàn liên ngành huyện Đăk Glei chủ động phối hợp chặt chẽ với UBND các xã, thị trấn và các cơ quan liên quan tổ chức khoảng 70 đợt kiểm tra hoạt động khai thác khoáng sản.
Qua công tác kiểm tra, tình trạng hoạt động khai thác khoáng sản trên địa bàn huyện cơ bản ổn định, không phát hiện trường hợp nào khai thác trái phép, các tổ chức và cá nhân được cấp phép khai thác trong quá trình hoạt động luôn chấp hành nghiêm chỉnh các quy định của Nhà nước trong khai thác, chế biến khoáng sản, không có tình trạng gây ô nhiễm môi trường và gây mất an ninh trật tự tại khu vực có khoáng sản.
“Mục sở thị” nơi được gọi là “thánh địa” vàng lậu

Xã Đăk Nhoong và xã Đăk Long, huyện Đăk Glei (tỉnh Kon Tum) là 2 xã biên giới, nơi đây tập trung trữ lượng vàng tương đối lớn ở các sông suối, đồi cao, vực sâu. Từ nhiều năm trước, nhiều đối tượng đã lợi dụng địa bàn phức tạp để vào khai thác lén lút.
Tuy nhiên, bằng sự quyết tâm và nỗ lực của huyện Đăk Glei, UBND 2 xã Đăk Nhoong và xã Đăk Long luôn quán triệt đến các cán bộ và tuyên truyền sâu rộng đến nhân dân định cư trên địa bàn, sẵn sàng cho “cuộc chiến chống vàng tặc”, không tiếp tay và thường xuyên truy quét tại các điểm có nguy cơ cao xảy ra tình trạng khai thác vàng trái phép.

Vừa qua, phóng viên Thương hiệu và Pháp luật đã có chuyến theo chân Đoàn liên ngành của huyện Đăk Glei, xã Đăk Long, xã Đăk Nhoong và các đơn vị liên quan để “mục sở thị” nơi được coi là ‘thánh địa” vàng lậu.
Tại Tiểu khu 133 thuộc lâm phần rừng do UBND xã Đăk Long quản lý (đã giao khoán quản lý, bảo vệ cho cộng đồng thôn Đăk Tu) trước đây (từ 2017 trở về trước-PV) một số đối tượng đã vào đào hầm và lén lút khai thác. Tuy nhiên, sau đó, UBND xã Đăk Long và Đồn biên phòng 673 (Đồn biên phòng Đăk Long-PV) đã phối hợp truy quét, đổ thuốc sâu, cây cối xuống hầm và đánh sập cửa hầm.
Theo ghi nhận của phóng viên, tại tiểu khu 133, xã Đăk Long không có hoạt động khai thác vàng trái phép, không có dấu vết của việc đào đãi vàng tại vị trí này và vẫn còn nguyên hiện trạng từ năm 2017 đến nay. Đồng thời, UBND xã Đăk Long thường xuyên cử lực lượng Công an xã, dân quân phối hợp với Đồn biên phòng 673 thường xuyên kiểm tra để phòng ngừa các đối tượng xấu lén lút vào khai thác trở lại.
Trao đổi với phóng viên của Thương hiệu và Pháp luật, ông A Tròn- Trưởng thôn Đăk Tu, cho biết: “Kể từ năm 2017 đến nay, tại Tiểu khu 133, xã Đăk Long không còn tình trạng khai thác vàng trái phép diễn ra. Xã Đăk Long cũng thường xuyên cử cán bộ xuống phối hợp với thôn Đăk Tu để đi kiểm tra và cắt cử người giám sát tại khu vực trên”.

Còn tại Tiểu khu 31 thuộc lâm phần rừng của Ban Quản lý rừng phòng hộ Đăk Glei (đã giao khoán quản lý, bảo vệ cho cộng đồng thôn Róoc Nầm), Đoàn liên ngành, UBND xã Đăk Nhoong đã phối hợp với Đồn biên phòng 669, Ban quản lý rừng phòng hộ Đăk Glei và thôn Róoc Mẹt đi kiểm tra thực địa. Tại đây, cơ quan chức năng cũng không phát hiện các dấu hiệu khai thác vàng trái phép diễn ra.
Ông A Nhập- Chủ tịch UBND xã Đăk Nhoong, cho hay: “Thực hiện các văn bản chỉ đạo của huyện, xã Đăk Nhoong thường xuyên và chủ động phối hợp chặt chẽ với Đồn biên phòng 669 và các chủ rừng trên địa bàn thường xuyên kiểm tra các địa điểm có khả năng cao xảy ra tình trạng khai thác vàng trái phép. Bên cạnh đó, xã cũng thường xuyên tuyên truyền sâu rộng đến bà con nhân dân bằng nhiều biện pháp. Đến nay, trên địa bàn xã Đăk Nhoong không có tình trạng khai thác vàng trái phép“.
Có thể thấy, với sự vào cuộc quyết liệt của huyện Đăk Glei, tại các “điểm nóng” trước đây, như: xã Đăk Nhoong, xã Đăk Blô và xã Đăk Long vốn được coi là “thánh địa” vàng lậu nay đã bị “xóa sổ” hoàn toàn, góp phần đảm bảo an ninh trật tự và bảo vệ tốt nguồn khoáng sản chưa khai thác.
HÀN HƯNG
Tin khác
Những sự kiện nổi bật tuần qua của ngành ngân hàng
Lựa chọn xe máy tay ga hay xe số nào tiết kiệm nhiên liệu?
Xiaomi Notebook Pro 2022 được trang bị bộ vi xử lý thế hệ mới
May Việt Tiến (VGG) lãi sau thuế gần 51 tỷ đồng trong quý 2
Thị trường hồ tiêu ngày 14/8 phản ứng trái chiều
Cục Quản lý Dược đề nghị Hà Nội tăng cường giám sát chất lượng thuốc chữa bệnh
Doanh nghiệp thủy sản trước 5 thách thức lớn cần được tháo gỡ
(THPL) – Theo Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) cho biết, bối cảnh hiện nay và 7 tháng đầu năm, các doanh nghiệp đang...14/08/2022 08:19:55Thủ tướng giao nhiệm vụ xây dựng đề án tái cơ cấu nhà máy Đạm Ninh Bình
(THPL) - Chiều 13/8, ngay sau khi làm việc về dự án Đạm Hà Bắc tại Bắc Giang, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã về Ninh Bình, kiểm tra,...14/08/2022 08:23:28Xuất khẩu cá tra sang EU năm 2022 có thể đạt trên 200 triệu USD
(THPL) - Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), xuất khẩu cá tra sang thị trường EU đạt gần 122 triệu USD, tăng 91% so...13/08/2022 13:44:51Kim ngạch thương mại Việt Nam - Hàn Quốc có thể đạt 100 tỷ USD năm 2022
(THPL) - Trong 6 tháng đầu năm 2022, kim ngạch thương mại Việt – Hàn đạt gần 45 tỷ USD. Với sự tăng trưởng như vậy, Tổng Lãnh sự Hàn Quốc...13/08/2022 14:41:08
ĐỌC NHIỀU NHẤT
Quảng bá thương hiệu Việt
-
Tập đoàn Austdoor: Phát triển bền vững bằng các hoạt động tạo giá trị chia sẻ (CSV)
(THPL) - Ngày 12/8/2022 tại TP.HCM đã diễn ra Hội thảo "Chiến lược CSR/CSV Doanh nghiệp và các mục tiêu phát triển bền vững", Tập đoàn Austdoor tham dự với vai trò chia sẻ kinh nghiệm của Doanh nghiệp đang tích cực định hướng phát triển bền vững thông qua các hoạt động, chương trình Tạo giá trị chia sẻ (CSV). - Tập đoàn Bảo Việt và VNPT ký kết thỏa thuận hợp tác toàn diện
- “Bí mật” hút khách của bánh trung thu thủ công Vinpearl Luxury Landmark 81
- WinCommerce khai trương siêu thị WinMart đầu tiên tại thành phố Vũng Tàu
Tôn vinh thương hiệu toàn cầu
-
NovaGroup đón nhận giải thưởng “Nơi làm việc tốt nhất châu Á 2022” do Tạp chí HR Asia bình chọn
(THPL) - Ngày 11/08/2022, Tập đoàn NovaGroup vinh dự đón nhận giải thưởng “Nơi làm việc tốt nhất châu Á 2022” (Best Companies to Work for in Asia 2022) do Tạp chí HR Asia bình chọn. Trước đó, Novaland – thành viên chủ lực trong hệ sinh thái NovaGroup cũng đã liên tục đạt giải thưởng này trong 3 năm liên tiếp (2019 – 2021). - Nam A Bank - Hai lần liên tiếp nhận giải thưởng “Nơi làm việc tốt nhất...
- Bảo Việt (BVH): Top 50 doanh nghiệp phát triển bền vững 2022
- Tập đoàn Masan được vinh danh trong Top 50 doanh nghiệp phát triển bền vững...