02:03 ngày 24/11/2024 | HOTLINE : 0983.883.366 | Email: bbt.thpl199@gmail.com
Liên hệ quảng cáo: 0942.106.666
DÒNG SỰ KIỆN

Kon Tum: Hàng loạt rừng trồng tập trung bị chết khô

HÀN HƯNG | 17:15 21/11/2022

(THPL)- Hàng loạt cây Thông ba lá và Sơn tra của 11 xã thuộc huyện Tu Mơ Rông (tỉnh Kon Tum) bị chết hàng loạt. Hiện chính quyền địa phương đang cố gắng tìm mọi giải pháp để hỗ trợ người dân trồng dặm.

Theo tìm hiểu của phóng viên Thương hiệu và Pháp luật, trong năm 2021, có 250 hộ dân và 7 cộng đồng của 11 xã thuộc huyện Tu Mơ Rông (tỉnh Kon Tum) đăng kí trồng rừng tập trung với diện tích khoảng 249ha. Riêng năm 2002, diện tích rừng trồng tập trung khoảng 380ha. Chủng loại cây trồng tập trung là Thông ba lá và Sơn tra.

Theo đó, nhà nước hỗ trợ tiền thông qua cây giống, khi thành rừng, các hộ tham gia trồng sẽ được hưởng tiền dịch vụ môi trường rừng và nguồn thu từ cây rừng trồng.

Hàng loạt cây Thông ba lá và Sơn tra trồng tập trung năm 2021 bị chết khô.

Tuy nhiên, đầu năm 2022, chính quyền địa phương phát hiện tại nhiều xã trên địa bàn hàng loạt cây Thông ba lá và Sơn tra chết hàng loạt. Điều này đã khiến các hộ dân tham gia trồng rừng rất lo lắng. Bởi họ hi vọng, sau khi trồng rừng thành công sẽ có nguồn thu từ rừng, cuộc sống sẽ được ổn định hơn.

Ngay sau khi phát hiện sự việc, UBND huyện Tu Mơ Rông đã có báo cáo tình hình với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Chi cục Kiểm lâm, Đoàn giám sát HĐND tỉnh Kon Tum.

Trao đổi với phóng viên của Thương hiệu và Pháp luật, ông Võ Trung Mạnh- Chủ tịch UBND huyện Tư Mơ Rông, cho biết: “Sau khi phát hiện sự việc, huyện đã thành lập đoàn phối hợp với các xã đi kiểm tra diện tích rừng trồng tập trung bị chết. Tại 1 số xã, tỷ lệ cây Thông ba lá và sơn tra chết khá cao. Thậm chí, có những diện tích ở xã Đăk Hà tỷ lệ cây sống chỉ đạt 10%”.

Lý giải về nguyên nhân rừng trồng tập trung năm 2021 bị chết hàng loạt, ông Mạnh, cho hay: “Qua kiểm tra và đánh giá sơ bộ, nguyên nhân khiến Thông ba lá và Sơn tra chết hàng loạt trên địa bàn huyện là do nấm bệnh và người dân dùng thuốc trừ cỏ để phun rẫy mì. Bên cạnh đó, khi trồng xong thì mùa khô đến sớm khiến cây trồng thiếu nước”.

Để tháo gỡ khó khăn trước mắt cho các hộ dân, UBND huyện Tu Mơ Rông đã kêu gọi sự hỗ trợ của một số doanh nghiệp, và hiện có Công ty Cổ phần Sâm Ngọc Linh Kon Tum hứa hỗ trợ 1 triệu cây giống Thông ba lá.

HÀN HƯNG

Bình luận

Bình luận

Tin khác

Quảng bá thương hiệu Việt

Tôn vinh thương hiệu toàn cầu