02:23 ngày 25/11/2024 | HOTLINE : 0983.883.366 | Email: bbt.thpl199@gmail.com
Liên hệ quảng cáo: 0942.106.666
DÒNG SỰ KIỆN

Hội nghị khoa học trẻ: “Chương trình pháp luật chuyển đổi số quốc gia- định hướng, tầm nhìn và bài học khảo cứu cho Việt Nam"

| 07:40 11/10/2024

(THPL)- Vừa qua tại Trường đại học Vinh, Mạng lưới các cơ sở đào tạo Luật tại Việt Nam phối hợp với Trường đại học Vinh, Trường đạị học Luật, đại học Huế tổ chức Hội nghị khoa học trẻ: “ Hoàn thiện pháp luật phục vụ chuyển đổi số quốc gia – định hướng, tầm nhìn và bài học khảo cứu cho Việt Nam”.

Tham dự Hội nghị có PGS.TS Đoàn Đức Lương-Bí thư Đảng ủy, Hiệu trưởng Trường đại học Luật, Đại học Huế, Trưởng Ban điều hành Mạng lưới các cơ sở đào tạo Luật taị Việt Nam, TS Chu Mạnh Hùng -Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch Hội đồng, Trường đại học Luật Hà Nội, , PGS.TS Lê Vũ Nam - Phó hiệu trưởng Trường đại học Kinh tế -Luật T.P Hồ Chí Minh, TS Nguyễn Ngọc Hiền - Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch Hội đồng quản trị đại học Vinh, GS.TS Nguyễn Huy Bằng- Hiệu trưởng Trường đại học Vinh.

Về dự Hội nghị có nhiều nhà khoa học trẻ trong cả nước, các cơ sở đào tạo Luật tại Việt Nam: Học viện Tòa án, Học viện Tư pháp, Trường đại học Ngoại thương, Trường đại học Kinh tế Quốc dân, Trường đại học Thái Bình, trường đại học Cần Thơ, Trường đại học KHXH &NV, Trường đại học Vinh, Học viện Phụ nữ Việt Nam, Trường đại học Hà Tĩnh.

Các đại biểu về dự Hội nghị khoa học trẻ. Ảnh: Hải Hưng 
Chủ trì Hội thảo gồm có PGS.TS Nguyễn Duy Phương, T.S Đinh Ngọc Thắng, TS Chu Mạnh Hùng, PGS.TS Lê Vũ Nam, TS Nguyễn Phương Thảo. Các bài tham luận cuả các nhà khoa  học trẻ đề cập nhiều nội dung mới, cần thiết mà xã hội đang quan tâm, đặc biệt nó góp phần rất lớn vào hoàn thiện pháp luật Việt Nam. Điển hình như bài tham luận: pháp luật về giao dịch điện tử trong bối cảnh chuyển đổi số của nhóm tác giả Khoa Luật- Học viện Phụ nữ Việt Nam, Ths Hoàng Thị Hải Yên, Ths Hoàng Văn Thiện, Ths Trần Cẩm Vân đã tập trung phân tích các qui định của pháp luật về giao dịch điện tử, đưa ra thực trạng áp dụng pháp luật hiện nay để từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện  pháp luật về giao dịch điện tử Việt Nam trong thời kỳ kỷ nguyên số. Nhóm tác giả ThS Đỗ Nhật Quang, Ths Trần Thanh Hà, Khoa pháp luật Hành chính Nhà nước, Trường đại học Luật Hà Nội nêu lên kinh nghiệm thành công về chính phủ số của nước Pháp, Canada, Nhật Bản, Đông Nam Á có Malaysia. Malaysia bắt đầu xây dựng chính phủ số từ năm 1996 đến nay đã kiến tạo được thế chế để tạo môi trường phát triển, thiết lập hạ tầng kết nối và tăng cường trang thiết bị công nghệ, đáp ứng nhu cầu cung ứng dịch vụ hành chính công trực tuyến, xây dựng và chia sẻ dữ liệu của các cơ quan nhà nước, thiết lập hệ thống định danh và xác thực điện tử, ứng dụng công nghệ tiên tiến để phục vụ hoạt động cung ứng dịch vụ hành chính công, xây dựng cổng dịch vụ trực tuyến chính phủ. Tác giả ThS Nguyễn Thị Mai Anh –Giảng viên khoa Luật.
ThS Đỗ Nhật Quang –Trường đại học Luật Hà Nội trình bày tham luận về kinh nghiệm quốc tế về chính phủ số trong bối cảnh chuyến đổi số và một số gợi mở cho Việt Nam. Ảnh: Hải Hưng 
Trường đại học Vinh nêu lên phát huy dân chủ, bảo đảm quyền tham chính của người dân cùng với lý thuyết quản trị nhà nước và quản trị nhà nước tốt đang là chủ đề được quan tâm. Đặc biệt trong khoa học chính trị, pháp lý ở các quốc gia và Việt Nam. Tham luận đã phân tích  lý luận về quan điểm, đánh giá thực trạng và đề xuất một số giải pháp để bảo vệ tốt hơn nữa quyền tham gia của người dân trong xây dựng pháp luật trước yêu cầu phát huy dân chủ, bảo đảm quản trị nhà nước ở Việt Nam.
ThS Hòa Thị Linh –Trường đại học Thái Bình tham luận về  ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong qui trình xây dựng luật tại một số quốc gia và gợi mở cho Việt Nam. Ảnh: Hải Hưng

Các tác giả, các bài tham luận đều thống nhất cho rằng cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, chuyển đổi số được xem là xu thế tất yếu và động lực trong quá trình phát triển bền  vững và thịnh vượng của đất nước. Tuy nhiên triển khai thực thi còn có nhiều thách thức. Các tác giả cũng cho  rằng trong thực hiện chuyển đổi số cũng có nhiều rủi ro, do đó việc hoàn thiện pháp luật về chuyển đổi số hết sức cần thiết, mới hạn chế được mặt trái của chuyển đổi số tiềm ẩn, tăng sự lan tỏa. 

Trong phần trao đổi các đại biểu cho rằng chuyển đổi số nó tác động trên tất cả các mặt đời sống, xã hội, nó vô cùng quan trọng, nhưng cũng phải thận trọng. Chuyển đổi số ở nước ta cần có các chính sách, thế chế hóa đồng bộ, thực hiện chính phủ điện tử là rất cần thiết, phải tích cực triển khai, thực hiện.

Luật sư Nguyễn Trọng Điệp- Phó Đoàn Luật sư tỉnh Nghệ An cho rằng chuyển đối số nó giúp cho ngành Tòa án có nhiều thuận lợi trong công tác xét xử, nhưng cũng có nhiêu khó khăn như giải quyết tranh chấp trực tuyến. Hoạt động của Luật sư cũng tốt hơn như xác định nơi cư trú những người liên quan đến vụ án, thực hiện các thủ tục hành chính thuận lợi hơn.

Luật sư Nguyễn Trọng Điệp – Đoàn Luật sư Nghệ An nêu lên thuận lợi, khó khăn trong thực hiện chuyển đổi số của ngành Tòa án và hành nghề Luật sư. Ảnh: Hải Hưng

Cuộc Hội thảo đạt được nhiều thành công, nêu lên được cuộc các mạng 4.0, chuyển đổi số, vấn đề mà xã hội Việt Nam đang hết sức quan tâm, nó ảnh hưởng trực tiếp đến từng con người. Cuộc Hội thảo kết quả vượt qúa khuôn khổ của các nhà khoa học trẻ. Đồng thời cũng gợi mở  cho các nhà khoa học trẻ nhiều vấn đề mà xã hội cần phải nghiên cứu một cách thấu đáo về cuộc cách mạng 4.0, chuyển đổi số được xem là một xu thế tất yếu để phát triển bền vững đất nước.

                           Nguyễn Hoàng - Hoàng Thông 

Bình luận

Bình luận

Tin khác

Quảng bá thương hiệu Việt

Tôn vinh thương hiệu toàn cầu