19:23 ngày 11/12/2024 | HOTLINE : 0983.883.366 | Email: bbt.thpl199@gmail.com
Liên hệ quảng cáo: 0942.106.666
DÒNG SỰ KIỆN

Hiệp hội Bất động sản TP.HCM đề xuất mở rộng đối tượng vay gói 120.000 tỷ đồng

14:19 21/11/2023

(THPL) - Hiệp hội Bất động sản TP.HCM đề xuất với Ngân hàng Nhà nước xem xét mở rộng hơn một số đối tượng được vay gói tín dụng 120.000 tỷ đồng.

Mới đây, Hiệp hội Bất động sản TP.HCM (HoREA) tiếp tục đề xuất với Ngân hàng Nhà nước (NHNN) một số giải pháp về tín dụng đối với lĩnh vực bất động sản. Trong đó, Hiệp hội đề nghị NHNN xem xét mở rộng hơn một số đối tượng được vay gói tín dụng 120.000 tỷ đồng bao gồm chủ đầu tư và người mua nhà thuộc các dự án nhà ở thương mại có giá bán không vượt quá 3 tỷ đồng/căn và có ưu tiên cho người mua căn nhà đầu tiên.

Theo HoREA, để thực hiện Công điện 993/CĐ-TTg ngày 24/10/2023 của Thủ tướng Chính phủ yêu cầu NHNN chủ trì, phối hợp chặt chẽ với Bộ Xây dựng rà soát kỹ các thủ tục điều kiện cho vay thuận lợi thông thoáng, kiểm soát được và đẩy nhanh tiến độ triển khai thực hiện Chương trình tín dụng 120.000 tỷ đồng cho vay ưu đãi phát triển nhà ở xã hội, nhà ở công nhân, cải tạo xây dựng lại chung cư cũ. Chỉ đạo các Ngân hàng Thương mại khẩn trương hướng dẫn các thủ tục vay vốn tín dụng đối với các dự án đã được công bố đủ điều kiện và có nhu cầu vay vốn đối với cả chủ đầu tư và người cần mua nhà của chương trình tín dụng 120.000 tỷ đồng, Hiệp hội đề xuất các giải pháp như sau:

Hiệp hội đề nghị giải pháp đầu tiên để các ngân hàng thương mại đẩy nhanh tiến độ triển khai thực hiện Chương trình tín dụng 120.000 tỷ đồng cho vay ưu đãi phát triển nhà ở xã hội, nhà ở công nhân, cải tạo xây dựng lại chung cư cũ lại cũng là giải pháp “phi tín dụng” phụ thuộc vào việc các cơ quan có thẩm quyền từ Trung ương đến địa phương khẩn trương tháo gỡ vướng mắc pháp lý cho các dự án nhà ở xã hội, nhà ở công nhân, cải tạo xây dựng lại chung cư cũ để triển khai thực hiện dự án, tạo ra sản phẩm nhà ở để có đủ điều kiện vay gói 120.000 tỷ đồng.

Hiệp hội Bất động sản TP.HCM đề xuất mở rộng đối tượng vay gói 120.000 tỷ đồng. Ảnh minh hoạ

Để thực hiện được giải pháp “phi tín dụng”, tháo gỡ vướng mắc pháp lý cho các dự án bất động sản, trong đó có dự án nhà ở xã hội, nhà ở công nhân, cải tạo xây dựng lại chung cư cũ thì phải phát huy hơn nữa vai trò, trách nhiệm Tổ trưởng Tổ công tác của Thủ tướng Chính phủ của Bộ trưởng Bộ Xây dựng theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.

HoREA cũng đề xuất mở rộng thêm các đối tượng bao gồm chủ đầu tư và người mua nhà thuộc các dự án nhà ở thương mại có giá bán không vượt quá 3 tỷ đồng/căn và có ưu tiên cho người mua căn nhà đầu tiên. Đồng thời, Hiệp hội đề nghị Bộ Xây dựng tiếp tục phối hợp với NHNN, Bộ Kế hoạch Đầu tư, Bộ Tài chính để xây dựng gói tín dụng ưu đãi nhà ở xã hội 110.000 tỷ đồng để thực hiện Luật Nhà ở dự kiến được Quốc hội thông qua tại kỳ họp thứ 6 và để thực hiện Chương trình phát triển tối thiểu 1 triệu căn nhà ở xã hội trong giai đoạn 2021-2030.

Trước đó, tại văn bản gửi Thủ tướng Chính phủ, NHNN, Hiệp hội Bất động sản TP.HCM đã nêu 8 vướng mắc lớn của thị trường bất động sản. Cụ thể:

Thứ nhất là vướng thủ tục chấp thuận chủ trương đầu tư, đồng thời với chấp thuận nhà đầu tư đối với tất cả dự án nhà ở xã hội và cả dự án nhà ở thương mại mà nhà đầu tư đã "có quyền sử dụng đất". Thứ hai là quy định về đất ở hoặc đất ở và đất khác, yêu cầu chủ đầu tư dự án nhà ở thương mại phải "Có quyền sử dụng đất ở". Quy định này khiến hàng trăm dự án nhà ở thương mại gặp khó khăn rất lớn do chủ đầu tư đã bỏ ra chi phí để tạo lập quỹ đất nhưng không thể triển khai. 

Thứ ba, là "điều chỉnh quy hoạch phân khu tỷ lệ 1/2000" thuộc trách nhiệm của cơ quan nhà nước có thẩm quyền để doanh nghiệp có căn cứ xây dựng quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 của dự án đầu tư. Thứ tư là thủ tục định giá đất cụ thể, thẩm định giá đất, quyết định giá đất" để tính tiền sử dụng đất, tiền thuê đất dự án bất động sản, nhà ở thương mại…

Thứ năm, cơ quan nhà nước có thẩm quyền chậm ban hành quy định xử lý phần "diện tích đất do Nhà nước quản lý (đất công) nằm xen kẽ trong dự án nhà ở thương mại", nên hơn 6 năm qua nên rất nhiều dự án nhà ở thương mại bị tắc thủ tục "chấp thuận chủ trương đầu tư" hoặc tắc thủ tục "định giá đất cụ thể, thẩm định giá đất, quyết định giá đất" để tính tiền sử dụng đất, tiền thuê đất. Thứ 6 tại khoản 2 Điều 49 Luật Kinh doanh bất động sản 2014 đã hạn chế việc chuyển nhượng dự án, một phần dự án nhà ở thương mại của chủ đầu tư...

Thứ 7 là về chính sách nhà ở xã hội. Cụ thể, tạo quỹ đất để phát triển nhà ở xã hội; quy định chủ đầu tư dự án nhà ở thương mại phải dành quỹ đất xây dựng nhà ở xã hội còn bất cập, chưa sát thực tế hay vướng mắc thủ tục chấp thuận chủ trương đầu tư hoặc bị vướng thủ tục "phê duyệt quy hoạch chi tiết 1/500" hoặc chưa được tính đủ chi phí bồi thường, giải phóng mặt bằng. Cuối cùng là việc tiếp cận các cơ chế ưu đãi chủ đầu tư dự án nhà ở xã hội và người mua, thuê mua nhà ở xã hội...

Trước những vướng mắc trên, HoREA đã kiến nghị Chính phủ, các bộ ngành địa phương sớm có phương án tháo gỡ.

Tuấn Kiệt (t/h)

Bình luận

Bình luận

Tin khác

Quảng bá thương hiệu Việt

Tôn vinh thương hiệu toàn cầu