Xây lắp hạ tầng giao thông: Đấu thầu hay đấu giá?
(THPL) - Những ngày qua, thông tin một nhà thầu đưa ra giá dự thầu giảm từ 14% và 25% so với dự toán của 2 gói thầu xây lắp khi tham gia đấu thầu tại một dự án hạ tầng giao thông gây xôn xao dư luận. Thực trạng này đang diễn ra ở một số nhà thầu xây dựng, gói thầu dự án xây dựng. Mặc dù biết là sẽ lỗ, nhưng để không “đói” việc, để tồn tại, để “làm đẹp” hồ sơ, nhiều nhà thầu xây dựng đã chọn cách cạnh tranh bằng bỏ thầu giá cực thấp… Nhiều chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực hạ tầng giao thông đã đưa ra những nhận định xoay quanh vấn đề này.
Tin liên quan
- Nghệ nhân Hồ Đắc Thiếu Anh – Người nâng tầm văn hóa ẩm thực Việt Nam
Hoa Kỳ khởi xướng điều tra vỏ viên nhộng cứng từ Việt Nam
Nông sản Việt sắp có gian hàng trên các nền tảng số tại Trung Quốc
Doanh nghiệp Việt và bài toán cạnh tranh trên sàn TMĐT
Hội chợ AgroViet 2024: Cơ hội quảng bá, tiêu thụ nông sản Việt
» Ngày mai 25/4, Ngân hàng Nhà nước tiếp tục đấu thầu bán vàng miếng
» Khởi công dự án cao tốc cửa khẩu Hữu Nghị - Chi Lăng
Giá giảm "ăn vào xương vào thịt" nhà thầu
Theo đánh giá của Hiệp hội các nhà thầu xây dựng Việt Nam (VACC), trong thời gian gần đây, ngoại trừ một số doanh nghiệp có chuyên môn về hạ tầng kỹ thuật được chỉ định tham gia vào các gói hạ tầng kỹ thuật lớn quốc gia, nhiều doanh nghiệp xây dựng đứng trước tình cảnh “khan” việc.
Bộ máy vẫn phải vận hành, công nợ vẫn phải trả… nên để có dòng tiền duy trì thì cách mà nhiều nhà thầu đang phải làm là cạnh tranh bằng giá. Cứ giảm giá bất chấp để được nhận thầu, mặc dù biết chắc chắn sẽ lỗ.
Các chuyên gia giao thông nhận định rằng, điều dễ thấy nhất khi các nhà thầu giảm giá trong đấu thầu các công trình sử dụng vốn đầu tư công là tiết kiệm được một kinh phí cho ngân sách nhà nước. Tuy nhiên, việc giảm giá mang tính đột biến, bất thường sẽ đi kèm rủi ro cao về chất lượng và tiến độ cho công trình, cùng với đó là những hệ lụy khôn lường.
Ông Nguyễn Quốc Hiệp - Chủ tịch VACC nói: "Mức giảm giá lên tới 25% giá dự toán chắc chắn là "ăn vào xương vào thịt" của nhà thầu, kể cả là không có lãi thì tôi cũng không hiểu nhà thầu làm kiểu gì?".
VACC phản đối các hành động phá giá. Bởi, hạ giá nhiều quá thì rất dễ "ăn" vào chất lượng công trình. Chưa kể đến, nếu nhà thầu đói việc chỉ vì muốn trúng thầu bằng mọi cách mà cố tình phá giá tới 25% sẽ khiến xã hội có suy nghĩ tiêu cực về hệ thống đơn giá, định mức hiện tại của ngành xây dựng.
Theo ông Hiệp, thực tế đơn giá, định mức hiện nay là vấn đề vô cùng bất cập đã khiến nhiều nhà thầu xây dựng hạ tầng điêu đứng, chịu thua lỗ nặng. "Trong bối cảnh đơn giá, định mức thấp hơn rất nhiều so với giá cả thực tế thì xuất hiện những nhà thầu phá giá thị trường nhưng lại không cho thấy điều gì thể hiện về năng lực vượt trội để có thể làm được", Chủ tịch VACC chia sẻ.
Phân tích sâu hơn, ông cho biết, trong cơ cấu dự toán của công trình xây dựng bao gồm: Chi phí trực tiếp và chi phí chung. Chi phí trực tiếp là vật liệu (cát, đá, sỏi, xi măng, sắt, thép…) đã có đơn giá. Thậm chí có những loại vật liệu nhà thầu phải mua lại trên thị trường với giá thực tế cao hơn rất nhiều so với đơn giá được công bố.
Theo điều tra độc lập của VACC, khi triển khai các công trình hạ tầng giao thông, đặc biệt là các dự án đường cao tốc, nhà thầu phải mua đất, cát đắp nền với giá cao hơn nhiều lần so với đơn giá dự toán, thậm chí khan hiếm nguồn cung vật liệu, muốn trả nhiều tiền cũng không mua nổi. "Nếu nhà thầu giảm giá các gói thầu từ 14 - 25% ở chi phí trực tiếp là điều rất khó. Trong khi đó, chi phí chung gồm các khoản quản lý doanh nghiệp, khấu hao… nếu cộng dồn tất cả lại cũng không thể lên tới 25%", ông Hiệp đánh giá.
Nhận định về thực trạng giảm giá sốc khi đấu thầu dự án giao thông, ông Hiệp cho rằng, điều này rất nguy hiểm, bởi nếu giao gói thầu cho những nhà thầu có tiềm lực yếu rất có thể xảy ra tình huống khi dự án đang triển khai bị "vỡ trận" giữa chừng. Bên cạnh dó, Chủ tịch VACC khuyến cáo các chủ đầu tư phải đánh giá kỹ lưỡng, kiểm soát chặt chẽ mọi khâu trong quá trình triển khai khi giao gói thầu cho những nhà thầu trúng thầu với mức giá bất thường.
Cần chứng minh được năng lực kỹ thuật...
Chuyên gia cầu đường TS. Nguyễn Ngọc Long - nguyên Cục trưởng Cục Giám định chất lượng công trình giao thông (Bộ GTVT) cho rằng, khi các gói thầu xây lắp đưa ra đấu thầu xuất hiện tình trạng có nhà thầu bỏ giá thấp bất thường so với dự toán thì chủ đầu tư cần phải xem xét, đánh giá kỹ lưỡng năng lực, kinh nghiệm, thế mạnh của nhà thầu để biết nguyên nhân vì sao đơn vị đó lại bỏ giá thầu thấp như vậy.
Theo kinh nghiệm từ hàng chục năm trong nghề giao thông, ông Long cho biết, không ít thời điểm có những nhà thầu do không có việc làm nên phải giảm giá rất sâu để có thể trúng thầu có việc làm duy trì bộ máy, bởi nếu không trúng thầu, không có việc làm, nhà thầu sẽ phá sản ngay lập tức.
"Tuy nhiên, cũng có nhà thầu nhỏ năng lực có hạn khi tự đi đấu thầu độc lập thì không thể trúng được mà phải đứng trong liên danh với những nhà thầu lớn hơn thì mới có việc làm. Tuy nhiên, khi đứng trong liên danh thì phải "bôi trơn" nên một số nhà thầu thà chấp nhận tự giảm giá rất sâu để trúng thầu, đứng độc lập, không phải phụ thuộc vào nhà thầu khác", ông Long phân tích và cho biết thêm, ngoài ra còn có nhiều nguyên nhân khác để giảm giá khi đấu thầu dự án giao thông như nhà thầu làm chủ được nguồn vật liệu…
Ông Long cho rằng, khi dự án có nhà thầu tự đề xuất giảm giá sâu, bất thường thì phía chủ đầu tư cần phải xem xét kỹ lưỡng mọi khía cạnh để đưa ra đánh giá đúng về khả năng của nhà thầu đó. Trường hợp nhà thầu chỉ giảm giá từ 10 - 15% nhằm trúng thầu, tìm kiếm nguồn việc làm, duy trì bộ máy thì cũng không quá lo ngại bởi điều này đã từng xảy ra ở một số công trình giao thông. Tuy nhiên, nếu nhà thầu giảm giá bất thường lên tới vài chục % so với dự toán như đã từng xảy ra cách đây 15 - 20 năm rồi trở thành xu hướng phổ biến là điều rất nguy hiểm cho các công trình và cần thiết phải được dẹp bỏ ngay.
"Dù nhà thầu giảm giá bao nhiêu thì điều quan trọng nhất vẫn là cơ quan xét thầu phải tìm ra được đúng nguyên nhân giảm giá, đánh giá đúng được năng lực của nhà thầu. Nếu nhà thầu đủ điểm kỹ thuật, chứng minh được năng lực, chứng minh được lý do, nguyên nhân giảm giá phù hợp và cam kết bảo đảm tiến độ, chất lượng mà còn bỏ giá thấp thì là điều rất tốt, cần khuyến khích", ông Long chia sẻ.
Tuấn Nguyễn
Tin khác
-
Bức Tường, Ngũ Cung và NSND Thanh Lam “đốt cháy” sân khấu Hà Nội Rock
-
Đề xuất mở rộng quỹ đất, đáp ứng nhu cầu nhà ở bình dân
-
Giá gạo Việt Nam bứt phá, tăng mạnh trở lại
-
Hà Nội "mạnh tay" với 22 cơ sở vi phạm an toàn thực phẩm
-
Số ca sốt xuất huyết tại TPHCM tăng liên tục, 1 trường hợp tử vong
-
Những doanh nghiệp đầu tiên tại TPHCM “hé lộ” khoản thưởng Tết Nguyên đán
Vĩnh Long: Luồng sinh khí mới cho làng nghề gạch gốm Mang Thít
Làng nghề gạch, gốm đỏ tại huyện Mang Thít, một trong những làng nghề lâu đời và độc đáo nhất miền Tây, đang được tỉnh Vĩnh Long...24/11/2024 08:55:57Nhập khẩu từ Trung Quốc tăng mạnh trong 10 tháng qua
Trong 10 tháng, kim ngạch nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam từ thị trường Trung Quốc đạt 117,52 tỷ USD, tăng mạnh 31,5%, tương ứng tăng thêm...24/11/2024 08:53:24RCEP: Động lực mới thúc đẩy doanh nghiệp Việt Nam vươn xa
Việc hội nhập kinh tế quốc tế thông qua các hiệp định thương mại tự do, đặc biệt là RCEP, mở ra cơ hội lớn để các doanh nghiệp tham gia...24/11/2024 08:51:44Đêm hội ánh sáng Diwali Night 2024 tại Hà Nội
(THPL) - Tối 23/11, tại Hà Nội, Đại sứ quán Ấn Độ phối hợp với Phòng Thương mại Ấn Độ tại Việt Nam (INCHAM) tổ chức " Lễ hội Ánh...24/11/2024 01:13:00
ĐỌC NHIỀU NHẤT
Quảng bá thương hiệu Việt
-
Người dùng tranh thủ cơ hội “đổi xe toàn dân” để lên đời xe điện VinFast
(THPL) - Chính sách “Thu cũ - Đổi mới” của VinFast và FGF đang kích thích nhu cầu đổi xe xăng cũ sang xe điện mới của người tiêu dùng Việt với tổng ưu đãi lên đến 553 triệu đồng. - BIC khai trương chi nhánh mới tại Thanh Hóa
- Xe điện VinFast thiết lập chuẩn mực mới cho thị trường ô tô Việt Nam
- Hành trình nghệ thuật Việt Nam thế kỷ 20 qua phiên đấu giá đặc biệt của...
Tôn vinh thương hiệu toàn cầu
-
Giải thưởng “Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024” xướng tên Vietjet, FPT, Vingroup
(THPL) - Hãng hàng không Vietjet vừa được vinh danh trong top “Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024” tại lễ trao giải do Anphabe tổ chức và Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) bảo trợ, diễn ra ngày 20/11. - Vingroup thuộc top 10 nơi làm việc tốt nhất Việt Nam năm 2024
- Vinamilk nhận loạt giải thưởng về quản trị và phát triển bền vững
- VINBIGDATA lọt top 10 thế giới về công nghệ nhận diện khuôn mặt
- Cửa nhôm xingfa
- Penthouse Hanoi Signature
- LST bán khung standee chất lượng
- Thi Công Vách ngăn vệ sinh, vách ngăn panel chất lượng
- Tóc giả nam