Giữ gìn nghề đan lát truyền thống Ba Đông
(THPL) - Vốn nổi danh với tên gọi “mảnh đất trăm nghề”, thôn Ba Đông (xã Hoàng Xá, huyện Thanh Thủy, tỉnh Phú Thọ) được nhiều người biết tới với nghề đan lát truyền thống.
Tin liên quan
- Nghệ nhân Hồ Đắc Thiếu Anh – Người nâng tầm văn hóa ẩm thực Việt Nam
Hoa Kỳ khởi xướng điều tra vỏ viên nhộng cứng từ Việt Nam
Nông sản Việt sắp có gian hàng trên các nền tảng số tại Trung Quốc
Doanh nghiệp Việt và bài toán cạnh tranh trên sàn TMĐT
Hội chợ AgroViet 2024: Cơ hội quảng bá, tiêu thụ nông sản Việt
» Xốn xang hương vị bánh chưng làng nghề Cát Trù
» Làng nghề mỳ Chũ: Mang đậm nét ẩm thực làng quê Việt
Trải qua rất nhiều giai đoạn thăng trầm, làng nghề đan lát Ba Đông vẫn luôn giữ được những giá trị truyền thống mà ông cha để lại. Cũng có lẽ vì thế, mà ngay cả các cụ cao niên trong làng cũng không biết nghề đan lát thôn Ba Đông có từ bao giờ, chỉ biết từ xa xưa, làng Ba Đông sống chủ yếu bằng nghề nông nghiệp và đánh bắt thủy sản.
Điều kiện tự nhiên của thôn là vùng chiêm trũng, đến mùa nước ngập, cá tôm trong các cánh đồng nhiều, bà con đã mày mò học được nghề đan lát như lờ đánh cá, rậm đánh cá, đan lưới và giăng lưới để đánh bắt cá.
Từ những vật vô tri vô giác của tự nhiên có sẵn trong vùng như cây tre, cây giang, cây nứa… bà con đã "thổi hồn" vào để thành những dụng cụ thủ công giúp cho việc đánh bắt thủy sản ngày được thuận lợi hơn. Cứ từ đời này qua đời khác truyền nghề cho nhau và lan rộng trong khắp thôn, xã.
Nghề đan đòi hỏi sự khéo léo, tỷ mỉ từ công đoạn chọn nguyên vật liệu cho đến hoàn thiện sản phẩm. Tre, nứa dùng để pha nan, làm cật phải là thân cây thẳng, không già quá, cũng không non quá, mới có độ dẻo dai, sản phẩm làm ra mới bền và đẹp. Để sợi nan dẻo dai hơn, sau khi pha nan, nan tre được ngâm qua nước, đem phơi khô. Sau cùng là công đoạn đan và hoàn thiện để tạo ra thành phẩm là những chiếc rổ, rá, hay các loại ngư cụ như chúm tôm, lờ cá…
Trong căn nhà nhỏ của gia đình cụ Phan Văn Đèn, chúng tôi không khó để bắt gặp màu vàng óng của những sợi nan tre phơi đến độ, trải khắp từ trong nhà ra đến con ngõ nhỏ. Mặc dù hằng ngày lo công việc đồng áng song cụ ông vẫn tranh thủ thời gian rảnh rỗi để chỉ bảo, truyền dạy nghề đan lát cho cô cháu gái nhỏ của mình. Vừa đưa đôi bàn tay thoăn thoắt, khéo léo lùa những sợi nan vào khung, cụ vừa trải lòng với chúng tôi về cái nghề, gian nan của nghề đan lát.
“Vợ chồng chúng tôi đã gắn bó với nghề trên 50 năm, trung bình mỗi ngày có thể đan từ 8-10 sản phẩm tùy loại. Với giá trung bình từ vài nghìn đồng đến vài chục nghìn đồng, trừ chi phí nguyên liệu, mỗi ngày cũng thu lãi khoảng 100-150 nghìn đồng. Nghề đan lát vẫn là nghề đem lại thu nhập chính của gia đình chúng ông trong nhiều năm nay”. – Cụ Đèn chia sẻ.
Năm 2005, làng nghề đan lát Ba Đông được UBND tỉnh Phú Thọ công nhận là làng nghề truyền thống. Cả làng hiện còn trên 40 hộ duy trì nghề truyền thống. Sản phẩm đan lát không chỉ được bán cho người dân trong và ngoài xã mà còn được thương lái ở các nơi khác đến mua. Mỗi năm làng nghề sản xuất và bán ra thị trường hàng triệu sản phẩm đan lát các loại, doanh thu bình quân đạt trên 2,6 tỷ đồng. Nghề đan lát giúp giải quyết việc làm cho trên 100 lao động địa phương với thu nhập bình quân 2,8 triệu đồng/người/tháng.
Những năm gần đây, Ba Đông còn trở thành một trong những điểm du lịch văn hóa truyền thống của huyện Thanh Thủy để du khách tới thăm quan và trải nghiệm với nghề đan lát. Đây cũng là hướng đi mới giúp làng nghề đan lát Ba Đông tiếp tục gìn giữ và phát triển nghề, tạo thêm thu nhập cho người dân.
Đến với thôn Ba Đông, tận mắt chứng kiến quy trình sản xuất thủ công đan lát mới thấy hết sự đa dạng trong kiểu dáng và mẫu mã. Những sản phẩm rổ, rá, hay các loại ngư cụ với đủ màu sắc được tạo ra dưới những đôi bàn tay lành nghề của các nghệ nhân trong làng khiến chúng tôi không khỏi thích thú và tò mò.
Những sản phẩm này không chỉ làm vật dụng trong gia đình, mộc mạc đậm chất làng quê mà còn mang nét tự nhiên hết sức quyến rũ, có giá trị sử dụng và yếu tố thẩm mỹ. Đan lát vốn khó làm giàu nhưng là nghề nuôi dưỡng cho biết bao thế hệ, do đó luôn được người Ba Đông duy trì, phát huy như một cách trân trọng nét đẹp truyền thống của cha ông để lại.
Huyền Chi
Tin khác
-
Phát động phong trào “Tết nhân ái - Xuân Ất Tỵ 2025” và chiến dịch “Triệu bước chân nhân ái - Tiếp nối trang sử vàng”
-
Đội tuyển bóng đá Việt Nam lên đường sang Hàn Quốc tập huấn, chuẩn bị cho giải AFF Cup 2024
-
Sắp diễn ra Lễ hội hoa hướng dương lớn nhất từ trước đến nay tại TP. HCM
-
Dự kiến triển khai 3 dự án trọng điểm tại sân bay Đà Nẵng
-
Gạo xuất khẩu của Việt Nam tiếp tục đà tăng giá
-
Giải thưởng Loa Thành năm 2024 xướng tên 66 đồ án tiêu biểu
Sở Giao dịch Chứng khoán TP. HCM nhận hồ sơ niêm yết hơn 66 triệu cổ phiếu PDV của PVT Logistics
(THPL) - HoSE vừa có thông báo về việc đã nhận hồ sơ niêm yết hơn 66 triệu cổ phiếu PDV của Công ty Cổ phần Vận tải và Tiếp vận Phương...23/11/2024 15:07:17Giá dầu thế giới tăng đạt mức cao nhất trong tuần qua
(THPL) - Hôm nay (23/11/2024), giá dầu thế giới tăng khoảng 1%, đạt mức cao nhất trong hai tuần, nguyên nhân có thể xuất phát từ cuộc xung đột...23/11/2024 15:05:56Nghệ nhân Hồ Đắc Thiếu Anh – Người nâng tầm văn hóa ẩm thực Việt Nam
(THPL) - Tôi từng có cơ hội biết tới nghệ nhân Hồ Đắc Thiếu Anh thông qua một chương trình về Tinh hoa ẩm thực được tổ chức tại tỉnh...23/11/2024 08:16:13Đạo diễn Phạm Hoàng Nam: “Tôi nhìn thấy một Bức Tường trẻ”
23/11/2024 08:14:25
ĐỌC NHIỀU NHẤT
Quảng bá thương hiệu Việt
-
Người dùng tranh thủ cơ hội “đổi xe toàn dân” để lên đời xe điện VinFast
(THPL) - Chính sách “Thu cũ - Đổi mới” của VinFast và FGF đang kích thích nhu cầu đổi xe xăng cũ sang xe điện mới của người tiêu dùng Việt với tổng ưu đãi lên đến 553 triệu đồng. - BIC khai trương chi nhánh mới tại Thanh Hóa
- Xe điện VinFast thiết lập chuẩn mực mới cho thị trường ô tô Việt Nam
- Hành trình nghệ thuật Việt Nam thế kỷ 20 qua phiên đấu giá đặc biệt của...
Tôn vinh thương hiệu toàn cầu
-
Giải thưởng “Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024” xướng tên Vietjet, FPT, Vingroup
(THPL) - Hãng hàng không Vietjet vừa được vinh danh trong top “Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024” tại lễ trao giải do Anphabe tổ chức và Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) bảo trợ, diễn ra ngày 20/11. - Vingroup thuộc top 10 nơi làm việc tốt nhất Việt Nam năm 2024
- Vinamilk nhận loạt giải thưởng về quản trị và phát triển bền vững
- VINBIGDATA lọt top 10 thế giới về công nghệ nhận diện khuôn mặt