Giá lúa gạo trong nước treo cao, doanh nghiệp xuất khẩu gặp khó
(THPL) - Hiện nay, giá lúa gạo trong nước tiếp tục lập đỉnh, cao hơn nhiều so với giá xuất khẩu. Với diễn biến này, doanh nghiệp nếu mua cao bán thấp sẽ chịu thua lỗ nặng. Đây cũng là lý do nhiều đơn vị không dám ký thêm hợp đồng xuất khẩu gạo mới, đồng thời tạm dừng thu mua lúa để nghe ngóng thị trường.
Tin liên quan
» Bức tranh xuất khẩu gạo trong nửa cuối năm 2023
» Ấn Độ cấm xuất khẩu gạo, Việt Nam khẩn trương bình ổn thị trường
» Thủ tướng yêu cầu tận dụng tối đa hạn ngạch thuế quan để thúc đẩy xuất khẩu gạo
Liên quan đến giá gạo, theo dữ liệu từ Hiệp hội Lương thực Việt Nam, giá gạo 5% tấm xuất khẩu của Việt Nam ngày 6/9 quay đầu giảm mạnh 10 USD/tấn so với phiên 5/9, về ngưỡng 633 USD/tấn; gạo 25% tấm cũng giảm 10 USD/tấn về mức 618 USD/tấn. Đây cũng là phiên giảm mạnh nhất kể từ ngày 19/7 đến nay. Song, giá gạo 5% và 25% tấm của Việt Nam vẫn cao hơn hàng cùng loại của Thái Lan lần lượt 5 USD/tấn và 43 USD/tấn; cao hơn 20 USD/tấn so với gạo 5% tấm của Pakistan và 75 USD/tấn với gạo 25% tấm.
Trong khi đó, giá lúa gạo trong nước tuần cuối tháng 8 (từ 25-31/8) tiếp tục được điều chỉnh tăng từ 79 đồng đến 254 đồng/kg tuỳ loại. Cụ thể, giá lúa bình quân tại ruộng tăng lên 8.079 đồng/kg, lúa tại kho giá 9.242 đồng/kg, gạo lứt loại 1 giá 12.646 đồng/kg, gạo xát trắng loại 1 ở mức 14.750 đồng/kg, gạo 5% tấm 14.564 đồng/kg, gạo 15% tấm 14.333 đồng/kg, loại 25% tấm giá 14.033 đồng/kg,...
Tại thị trường nội địa, do mua bán qua vài khâu trung gian nên giá doanh nghiệp thu mua vào còn cao hơn. Giá lúa gạo nội địa ở ngưỡng này quy đổi ra giá xuất khẩu tương đương mức 670-680 USD/tấn. Tuy nhiên, giá gạo 5% tấm xuất khẩu của nước ta đang dừng ở ngưỡng 633 USD/tấn, tức giá bán trong nước cao hơn giá xuất khẩu rất nhiều. Doanh nghiệp nếu mua cao bán thấp sẽ chịu thua lỗ nặng. Đây cũng là lý do nhiều doanh nghiệp không dám ký thêm hợp đồng xuất khẩu gạo mới, đồng thời tạm dừng thu mua lúa để nghe ngóng thị trường và tránh thua lỗ.
Cũng liên quan đến giá gạo, ông Phạm Thái Bình, Chủ tịch HĐQT Công ty CP Nông nghiệp công nghệ cao Trung An cho hay, Philippines, Indonesia hay các quốc gia nhập khẩu gạo 5% tấm của Việt Nam đều chịu mức giá cao. Họ gần như không thể chấp nhận mua gạo với giá 670-680 USD/tấn.
Thực tế, giữa tháng 8 vừa qua, phía Philippines đã đàm phán với các nhà xuất khẩu Việt Nam để mua gạo giá thấp hơn mức giá trên thị trường. Mới đây, quốc gia này cũng áp giá trần mặt hàng gạo bán lẻ tại thị trường trong nước - động thái nhằm bình ổn giá gạo, tránh tình trạng thao túng, đầu cơ tích trữ khi giá bán lẻ tăng ở mức báo động.
Philippines là nhà nhập khẩu gạo lớn nhất thế giới, đồng thời là khách hàng lớn nhất của gạo Việt Nam. Trong 7 tháng năm 2023, quốc gia này chi 984,9 triệu USD để nhập khẩu gần 1,94 triệu tấn gạo của Việt Nam, giảm 2,1% về lượng nhưng tăng 6,5% về giá trị so với cùng kỳ năm 2022, chiếm 37,6% tổng kim ngạch xuất khẩu gạo của Việt Nam.
Các doanh nghiệp xuất khẩu gạo thông tin, sau khi Philippines áp giá trần mặt hàng gạo, có những công ty của nước này xin hủy hợp đồng do lo ngại thua lỗ. Việc doanh nghiệp đối tác xin huỷ hợp đồng, hoặc ngừng nhận hàng, không ảnh hưởng đến xuất khẩu gạo những tháng cuối năm nay, bởi lượng hàng của nước ta dành cho xuất khẩu không còn nhiều. Tuy nhiên, chưa thể xác định điều đó có làm giá lúa gạo tại thị trường Việt Nam hạ nhiệt và mức độ giảm ra sao.
Một số doanh nghiệp xuất khẩu gạo khác cũng phản ánh giá gạo bán ra từ nông dân hiện đang ở mức rất cao, khiến doanh nghiệp xuất khẩu gặp khó trong vấn đề thu gom, thậm chí càng kinh doanh càng thua lỗ.
Liên quan đến vấn đề này, ông Lê Thanh Hòa, Phó Cục trưởng Cục Chất lượng, Chế biến và Phát triển thị trường (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) kiêm Giám đốc Văn phòng SPS Việt Nam cho biết, chỉ những doanh nghiệp thiếu chuỗi liên kết cung ứng mới kêu khó trong giai đoạn này.
"Giá gạo thế giới tăng thì giá gạo trong nước cũng sẽ tăng theo. Thị trường sẽ tạo ra quy luật và doanh nghiệp tham gia thị trường phải tuân thủ theo quy luật đó. Doanh nghiệp làm thương mại nhưng không có chân hàng, không có chuỗi cung ứng, không dự trữ nguồn hàng thì sẽ sớm bị đào thải", ông Hòa nói.
Theo ông Hòa, doanh nghiệp xuất khẩu gạo nào trong giai đoạn này kêu khó khăn thì cần cơ cấu lại, xây dựng chuỗi cung ứng, nguồn cung cho chế biến xuất khẩu, tạo thành chuỗi liên kết thì lúc đó mới có thể xuất khẩu một cách bền vững. Còn như hiện nay, doanh nghiệp chỉ là đầu mối xuất khẩu, đi thu mua lại gạo từ các cơ sở xay xát, sau đó gia công, chế biến lại, phối trộn theo tiêu chuẩn nhà nhập khẩu thì chắc chắn sẽ gặp khó khăn khi có biến động về giá trên thị trường quốc tế.
“Nhiều doanh nghiệp xuất khẩu gạo ở Việt Nam hiện thiếu vốn lưu động để thu mua hàng phục vụ kinh doanh, xuất khẩu mà dựa phần lớn vào vốn vay ngân hàng khi có hợp đồng xuất khẩu và thế chấp để vay thì sẽ không giải quyết được bài toán về vốn. Bản thân doanh nghiệp phải có tích lũy từ việc kinh doanh để giảm lệ thuộc vào vốn vay, đó là kiểu làm "bóc ngắn cắn dài", không thể lớn mạnh và tự lực được.
Chính thị trường sẽ là nhân tố quyết định và sàng lọc đối với những doanh nghiệp không có chiến lược và chính sách thương mại bền vững. Đã đến lúc doanh nghiệp xuất khẩu gạo Việt Nam cần thay đổi tư duy và có định hướng chiến lược trong xuất khẩu gạo để xây dựng thị trường bền vững trong tương lai", ông Hòa nhấn mạnh.
Tú Anh (t/h)
Tin khác
-
Thanh Hóa: Khởi tố 2 đối tượng trốn thuế khai thác khoáng sản
-
Hà Nội phê duyệt đề án quản lý hệ thống camera giám sát tập trung
-
TPHCM: Cập nhật lịch chạy tàu Metro 1 dịp Tết Nguyên đán 2025
-
Tiktok với 170 triệu người dùng tại Mỹ có thể sắp ngừng hoạt động
-
Nghề trồng đào Nhật Tân được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia
-
Giá xăng dầu ngày 18/1: Chuỗi tăng liên hoàn
Xử lý vi phạm giao thông: Khi nào xe máy sẽ bị tịch thu?
Tịch thu phương tiện là một trong các hình thức xử phạt đối với vi phạm giao thông đường bộ. Bắt đầu từ ngày 1/1/2025, người tham gia...18/01/2025 09:34:51Tình trạng ô nhiễm không khí kéo dài, gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe người dân
Trong thời gian gần đây, tình trạng ô nhiễm không khí tại hai thành phố lớn nhất Việt Nam, Hà Nội và TP HCM, đã đạt mức báo động cao, liên...18/01/2025 09:33:13EVNNPC công bố kết quả sản xuất kinh doanh năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025
(THPL) - Mới đây, Tổng công ty Điện lực miền Bắc (EVNNPC) đã có thông tin về tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh năm 2024 và triển khai...18/01/2025 08:52:51Ngành tiêu còn nhiều triển vọng tích cực trong năm 2025
(THPL) - Năm 2024, Việt Nam đã xuất khẩu được 250.600 tấn hồ tiêu các loại. Năm 2025, sản lượng hồ tiêu toàn cầu dự báo tiếp tục giảm...17/01/2025 21:15:34
ĐỌC NHIỀU NHẤT
Quảng bá thương hiệu Việt
-
Bản hòa ca Tết Việt chính thức ngân lên tại Home Hanoi Xuan 2025
(THPL) - Sáng ngày 16/1/2025, tại Mailand Hanoi City, Bắc An Khánh, Hoài Đức, Hà Nội, đường hoa Home Hanoi Xuan 2025 đã chính thức mở cửa, chào đón du khách thập phương đến tham quan và trải nghiệm không gian rực rỡ, đậm chất Tết cổ truyền Việt Nam. Cùng ngày, Bộ Ngoại giao tổ chức Chương trình Ngoại giao văn hóa với chủ đề "Bản hòa ca Tết Việt," với sự tham gia của gần 150 đại biểu, các nữ đại sứ, phu nhân đại sứ, các nhà ngoại giao nữ… - Vinhomes Golden Avenue “chơi lớn” tặng cư dân và du khách gala âm nhạc...
- Chuyên gia lý giải nguyên nhân bộ đôi xe điện VinFast VF 3, VF 7 áp đảo các...
- Vì sao các thương hiệu và tỷ phú thế giới chọn Phú Quốc là điểm đến...
Tôn vinh thương hiệu toàn cầu
-
VinUni nhận bằng khen của Bộ GD&ĐT vì những đóng góp xuất sắc
(THPL) - Sau 5 năm thành lập, từ một dự án trên giấy, một “ngôi trường 0 tuổi”, VinUni đã trở thành một hiện tượng giáo dục khi là trường đại học trẻ nhất và nhanh nhất thế giới đạt chứng nhận QS 5 sao toàn diện. Nhân dịp 5 năm ngày truyền thống, VinUni vừa được nhận bằng khen từ Bộ trưởng Bộ GD&ĐT cho những thành tích và đóng góp xuất sắc thời gian qua. - Capella Hanoi và InterContinental Danang Sun Peninsula Resort lọt top những khách...
- LPBank gia nhập câu lạc bộ lợi nhuận 10 nghìn tỷ
- BIDV - Top 10 “Sao Vàng Đất Việt” năm 2024