Gạo Việt Nam có thêm nhiều cơ hội chiếm lĩnh thị trường
(THPL) - Hiện nay, Ấn Độ vẫn chưa gỡ lệnh cấm xuất khẩu gạo; Thái Lan sẽ cắt giảm lượng gạo xuất khẩu nhằm đảm bảo an ninh lương thực trong nước. Trước thông tin này, nếu Việt Nam vẫn đảm bảo giữ vững được sản lượng lương thực thì sẽ ngày càng có nhiều hơn cơ hội chiếm lĩnh thị trường.
Tin liên quan
» Giá gạo xuất khẩu của Việt Nam tăng kỷ lục, đạt mức 663 USD/tấn
» Học phí, giá gạo và dịch vụ y tế đẩy CPI tăng 0,25% trong tháng 11
» Giá gạo xuất khẩu của nhiều nước giảm mạnh
Theo số liệu của Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA), trong phiên giao dịch ngày 8/4, giá gạo thế giới tiếp tục sụt giảm ở tất cả các phân khúc. Cụ thể, gạo tiêu chuẩn 5% tấm của Thái Lan giảm 10 USD, xuống 571 USD/tấn; gạo cùng phẩm cấp của Pakistan cũng giảm 10 USD, còn 591 USD/tấn; gạo cùng loại của Việt Nam cũng giảm nhưng chỉ sụt nhẹ 1 USD, xuống mức 576 USD/tấn. Với mức giảm hiện tại, gạo tiêu chuẩn 5% tấm của thế giới đã chính thức dời mốc 600 USD/tấn.
Ở phân khúc 25%, gạo Việt Nam hiện còn 554 USD/tấn (giảm 4 USD); gạo Thái Lan giá 526 USD/tấn (giảm 10 USD); gạo Pakistan có giá 549 USD/tấn (giảm 5 USD).
Nhận định về thị trường gạo hiện nay, một thương nhân xuất khẩu gạo tại TP.HCM cho biết, nhu cầu vẫn tốt nhưng người mua chỉ đưa ra mức giá thấp hơn. Tuy vậy, thương nhân này cũng nói rằng, vụ thu hoạch Đông - Xuân lớn nhất trong năm đang diễn ra sẽ kết thúc sau hơn một tuần nữa. Dự kiến, khi vụ thu hoạch sắp kết thúc, giá sẽ sớm tăng trở lại.
Một yếu tố nữa được nhận định sẽ tác động tích cực lên giá gạo, đó là Cơ quan hậu cần quốc gia Indonesia (Bulog) gần đây đã thông báo mở thầu quốc tế mua 300.000 tấn gạo.
Theo đó, trong đợt công bố thầu hồi cuối tháng 3/2024 của Bulog, doanh nghiệp Việt Nam đã trúng 108.000 tấn gạo. Kết quả này ngay sau đó được cho là đã tác động tích cực lên thị trường lúa gạo trong nước, đẩy giá tăng đáng kể. Do đó nếu đợt mở thầu 300.000 tấn gạo lần này doanh nghiệp Việt Nam thắng thầu với số lượng lớn thì chắc chắn giá gạo trong nước sẽ tăng lên bởi Việt Nam hiện vào cuối vụ thu hoạch nguồn cung không còn dồi dào như trước và có thể khó mua được hàng.
Theo ông Nguyễn Đức Dũng - Phó Tổng giám đốc Sở Giao dịch hàng hóa Việt Nam (MXV), gạo là mặt hàng lương thực thiết yếu khó thay thế, nguồn cung sẽ là yếu tố tác động mạnh nhất, tiếp tục chi phối thương mại gạo toàn cầu trong quý II năm nay. Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) dự báo, tiêu thụ gạo toàn cầu trong niên vụ 2023-2024 ở mức kỷ lục 522,9 triệu tấn, tăng 2,7 triệu tấn so với niên vụ trước và vượt sản lượng 7,5 triệu tấn. Với dự báo này, tồn kho cuối kỳ toàn cầu trong niên vụ 2023-2024 dự kiến giảm xuống 169,7 triệu tấn, mức thấp nhất trong 6 năm.
Hiện tượng thời tiết El Nino, yếu tố khiến nhiều khu vực lớn ở châu Á khô hạn trong năm 2023, dự kiến tiếp diễn trong nửa đầu năm 2024. Giới phân tích hiện đều đưa ra các dự báo cho thấy sản lượng gạo của châu Á trong nửa đầu năm 2024 sẽ tiếp tục giảm do điều kiện trồng trọt khô hạn.
Trong khi đó, quốc gia xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới là Ấn Độ vẫn chưa gỡ lệnh cấm xuất khẩu gạo trắng kể từ giữa năm ngoái; Thái Lan, nhà xuất khẩu gạo lớn thứ hai cũng cho biết sẽ cắt giảm lượng gạo xuất khẩu nhằm để đảm bảo an ninh lương thực trong nước.
Những thông tin này hiện đều phản ánh lo ngại thiếu hụt nguồn cung lúa gạo toàn cầu. Do đó, giá gạo thế giới vẫn có dư địa trở lại xu hướng tăng vào giữa và cuối quý II năm nay. Trong bối cảnh này, nếu Việt Nam vẫn đảm bảo giữ vững được sản lượng lương thực thì sẽ ngày càng có nhiều hơn cơ hội chiếm lĩnh thị trường.
Cũng liên quan đến mặt hàng gạo, vừa qua theo thông tin từ Tổng cục Quản lý thị trường, cho biết lực lượng quản lý thị trường Hà Nội ngày 5/4 đã đồng loạt kiểm tra 6 cơ sở kinh doanh gạo trên địa bàn TP Hà Nội có dấu hiệu giả mạo thương hiệu gạo nổi tiếng Gạo Ông Cua.
Theo tin từ Đội QLTT số 1 (Cục QLTT Hà Nội), bước đầu kiểm tra cho thấy, hoạt động kinh doanh hàng hóa tại các Cơ sở kinh doanh trên đều có dấu hiệu giả mạo đối với nhãn hiệu đang được bảo hộ tại Việt Nam; Kinh doanh hàng hóa có dấu hiệu là hàng giả về bao bì hàng hóa ghi chỉ dẫn giả mạo tên, địa chỉ tổ chức, cá nhân sản xuất hàng hóa; giả mạo mã số mã vạch của hàng hóa, giả mạo bao bì hàng hóa của tổ chức, cá nhân khác; giả mạo về nguồn gốc, xuất xứ hàng hóa hoặc nơi sản xuất, đóng gói hàng hóa.
Tuấn Minh (t/h)
Tin khác
-
Bức Tường, Ngũ Cung và NSND Thanh Lam “đốt cháy” sân khấu Hà Nội Rock
-
Đề xuất mở rộng quỹ đất, đáp ứng nhu cầu nhà ở bình dân
-
Giá gạo Việt Nam bứt phá, tăng mạnh trở lại
-
Hà Nội "mạnh tay" với 22 cơ sở vi phạm an toàn thực phẩm
-
Số ca sốt xuất huyết tại TPHCM tăng liên tục, 1 trường hợp tử vong
-
Những doanh nghiệp đầu tiên tại TPHCM “hé lộ” khoản thưởng Tết Nguyên đán
Vĩnh Long: Luồng sinh khí mới cho làng nghề gạch gốm Mang Thít
Làng nghề gạch, gốm đỏ tại huyện Mang Thít, một trong những làng nghề lâu đời và độc đáo nhất miền Tây, đang được tỉnh Vĩnh Long...24/11/2024 08:55:57Nhập khẩu từ Trung Quốc tăng mạnh trong 10 tháng qua
Trong 10 tháng, kim ngạch nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam từ thị trường Trung Quốc đạt 117,52 tỷ USD, tăng mạnh 31,5%, tương ứng tăng thêm...24/11/2024 08:53:24RCEP: Động lực mới thúc đẩy doanh nghiệp Việt Nam vươn xa
Việc hội nhập kinh tế quốc tế thông qua các hiệp định thương mại tự do, đặc biệt là RCEP, mở ra cơ hội lớn để các doanh nghiệp tham gia...24/11/2024 08:51:44Đêm hội ánh sáng Diwali Night 2024 tại Hà Nội
(THPL) - Tối 23/11, tại Hà Nội, Đại sứ quán Ấn Độ phối hợp với Phòng Thương mại Ấn Độ tại Việt Nam (INCHAM) tổ chức " Lễ hội Ánh...24/11/2024 01:13:00
ĐỌC NHIỀU NHẤT
Quảng bá thương hiệu Việt
-
Người dùng tranh thủ cơ hội “đổi xe toàn dân” để lên đời xe điện VinFast
(THPL) - Chính sách “Thu cũ - Đổi mới” của VinFast và FGF đang kích thích nhu cầu đổi xe xăng cũ sang xe điện mới của người tiêu dùng Việt với tổng ưu đãi lên đến 553 triệu đồng. - BIC khai trương chi nhánh mới tại Thanh Hóa
- Xe điện VinFast thiết lập chuẩn mực mới cho thị trường ô tô Việt Nam
- Hành trình nghệ thuật Việt Nam thế kỷ 20 qua phiên đấu giá đặc biệt của...
Tôn vinh thương hiệu toàn cầu
-
Giải thưởng “Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024” xướng tên Vietjet, FPT, Vingroup
(THPL) - Hãng hàng không Vietjet vừa được vinh danh trong top “Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024” tại lễ trao giải do Anphabe tổ chức và Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) bảo trợ, diễn ra ngày 20/11. - Vingroup thuộc top 10 nơi làm việc tốt nhất Việt Nam năm 2024
- Vinamilk nhận loạt giải thưởng về quản trị và phát triển bền vững
- VINBIGDATA lọt top 10 thế giới về công nghệ nhận diện khuôn mặt