15:56 ngày 19/01/2025 | HOTLINE : 0983.88.33.66 | Email: bbt.thpl199@gmail.com
Liên hệ quảng cáo: 090.1111.388
DÒNG SỰ KIỆN

Gần 100% diện tích nuôi cá tra ở Đồng Tháp được cấp mã số nhận diện

16:44 29/08/2019

(THPL) - Tỉnh Đồng Tháp đã cấp mã số nhận diện vùng nuôi với gần 100% diện tích nuôi cá tra thương phẩm; trong đó, 60% diện tích thả nuôi cá tra đạt chuẩn quốc tế.

Theo báo Đồng Tháp, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) tỉnh Đồng Tháp cho biết, tổng diện tích thả nuôi cá tra trên địa bàn là 2.450ha có gắn kết sản xuất và tiêu thụ trong chuỗi giá trị cá tra. Toàn tỉnh có 20 doanh nghiệp nuôi cá tra xuất khẩu với diện tích gần 970ha và 1.564 cơ sở sản xuất và cung ứng giống thủy sản.

Cũng theo ngành nông nghiệp tỉnh, các ùng nuôi cá tra được tổ chức và quản lý chặt chẽ theo quy trình quản lý chất lượng, trong đó đã cấp mã số nhận diện ao nuôi cá tra thương phẩm cho gần 100% diện tích nuôi, có khoảng 60% diện tích thả nuôi áp dụng các tiêu chuẩn GAP quốc tế và tương đương.

Việc sản xuất và chế biến cá tra phát triển nhiều sản phẩm giá trị gia tăng, chế biến bột cá làm thức ăn chăn nuôi từ phế phẩm chế biến cá tra. Nhìn chung, mặc dù sản xuất cá tra còn nhiều khó khăn trong xuất khẩu, nhưng việc sản xuất, chế biến và tiêu thụ cá tra của tỉnh vẫn duy trì phát triển đạt gần 900 triệu USD, đứng đầu khu vực đồng bằng sông Cửu Long.

Gần 100% diện tích nuôi cá tra ở Đồng Tháp được cấp mã số nhận diện. (Ảnh minh họa)

Theo TTXVN, Chi cục Thủy sản Đồng Tháp cho biết, hiện việc cấp mã số nhận diện nuôi cá tra thương phẩm có nhiều thuận lợi. Cách làm này khuyến khích cơ sở nuôi áp dụng tiêu chuẩn VietGAP và chứng chỉ quốc tế phù hợp trong nuôi cá tra thương phẩm. 

Việc quy định cụ thể cấp mã số nhận diện giúp xác định vị trí, tọa độ vùng nuôi này chuyển sang xác định vị trí, tọa độ từng ao nuôi khác, từ đó giúp công tác quản lý được tốt hơn. Việc quy định về chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm đối với sản phẩm cá tra chế biến tạo điều kiện thuận lợi đối với doanh nghiệp trong việc xuất khẩu. 

Các tổ chức, cá nhân nuôi, chế biến, xuất khẩu sản phẩm cá tra phải thực hiện lưu trữ hồ sơ truy xuất nguồn gốc với thời gian 24 tháng kể từ ngày thu hoạch hoặc xuất bán, giúp dễ dàng hơn trong việc truy xuất nguồn gốc sản phẩm. Cá tra Đồng Tháp được khách  nước ngoài ưu chuộng, đáp ứng tiêu chuẩn xuất khẩu thị trường khó tính như: Mỹ, châu Âu… 

Ngành nông nghiệp tỉnh Đồng Tháp vận động hộ nuôi cá tra nhỏ lẻ thực hiện theo quy định để được cấp mã số nhận diện, nuôi liên kết, sản xuất tập trung, không manh mún. Các hộ nuôi liên kết với doanh nghiệp để có giải pháp sản xuất đạt chuẩn GlobalGAP, VietGAP. Việc các doanh nghiệp tự chủ nguồn nguyên liệu giúp giải quyết khó khăn. 

Công ty TNHH Hùng Cá là công ty thực hiện tốt về mã số nhận diện vùng nuôi. Công ty thực hiện từ việc nuôi trồng đến chế biến xuất khẩu, có quy mô lớn, uy tín ở Việt Nam. 

Ông Dương Nghĩa Quốc, Chủ tịch Hiệp hội Cá tra Việt Nam khuyến cáo, không nên nuôi cá tra ngoài vùng quy hoạch, không nên tận dụng ao nuôi các loại cá khác chuyển sang sản xuất cá tra giống để hạn chế rủi ro cung vượt cầu, nuôi có kiểm soát, theo định hướng mang tính bền vững... 

Năm 2019, tỉnh Đồng Tháp dự kiến diện tích nuôi cá tra là 2.600 ha với mục tiêu đạt sản lượng 530.000 tấn.

Tuấn Anh (tổng hợp)

Bình luận

Bình luận

Tin khác

Quảng bá thương hiệu Việt

Tôn vinh thương hiệu toàn cầu