EVFTA có hiệu lực, ngành dệt may và da giày liệu có khả quan?
(THPL) - Do ảnh hưởng của dịch bệnh, cả nguồn cung đầu vào và đầu ra của ngành dệt may và da giày đều đang gặp khó khăn. Tuy nhiên, ngày 1/8 vừa qua hiệp định EVFTA đã chính thức có hiệu lực, các doanh nghiệp Việt đều hy vọng một cơ hội để vực lại sau dịch bệnh.
Tin liên quan
- Sở Công Thương Hà Nội: mở rộng kết nối giao thương lĩnh vực khuyến công
Đảm bảo cung ứng hàng hóa, bình ổn giá dịp Tết 2025
Sôi động thị trường hoa tươi, quà tặng dịp 20/11
Xuất khẩu cá tra có thể đạt 2 tỷ USD trong năm 2024
Quản lý thị trường thu giữ hàng trăm sản phẩm thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng nhập lậu
» Dịch bệnh kéo dài, dệt may và da giày cũng phải lao đao
» Vùng nguyên liệu là vướng mắc lớn với dệt may của Việt Nam
» Các doanh nghiệp ngành dệt may báo lãi tăng mạnh
Được biết, dệt may và da giày là hai ngành chủ lực trong lĩnh vực xuất khẩu và sử dụng lao động tại Việt Nam. Tuy nhiên, trong quý I/2020, do ảnh hưởng của dịch Covid-19, nguồn cung cấp nguyên phụ liệu sản xuất gặp khó khăn. Sau khi giải quyết được nguồn nguyên liệu đầu vào gần như được đáp ứng, câu chuyện đầu ra cho các sản phẩm lại khiến nhiều doanh nghiệp lo lắng.
Theo đó, tại Tổng công ty May 10, hiện nguồn nguyên phụ liệu đầu vào gần như đã đáp ứng. Nhờ việc nhanh nhạy chuyển mình trong sản xuất khẩu trang, doanh thu tháng 4, 5 và 6 đã bù đắp phần nào những thiếu hụt trong mặt hàng may mặt truyền thống. Tuy nhiên, dự báo trong quý III và IV/2020, thị trường khẩu trang sẽ dần bão hoà, vì vậy công ty sẽ phải tiếp tục sản xuất đồ may mặc. Nhưng với tình trạng dịch bệnh tiếp tục bùng phát tại nhiều quốc gia, đầu ra sản phẩm đang gặp nhiều khó khăn, thiếu ổn định.
Theo ông Thân Đức Việt, Tổng Giám đốc Tổng Công ty May 10 cho hay: "Thông thường, các đơn hàng được nhận trước từ 3 - 6 tháng, nhưng với tình hình hiện tại, các đơn hàng dệt may gần như đóng băng, tháng nào nhận hàng tháng đó, không còn nhận trước 3 - 6 tháng như trước kia. Dự kiến, từ thời điểm hiện tại đến cuối năm, lượng hàng được đặt giảm từ 30 - 50%".
Với tình hình trên, các doanh nghiệp đã cố gắng cùng các khách hàng khắc phục và tìm giải pháp chung để giảm thiểu rủi ro.
Còn theo ông Cao Hữu Hiếu, Phó Tổng giám đốc Tập đoàn dệt may Việt Nam cho rằng: "Nhiều doanh nghiệp đã tập trung khai thác trị trường nội địa với các sản phẩm phù hợp với người tiêu dùng. Bên cạnh đó, cũng chuyển sang may khẩu trang, trang phục bảo hộ PPE trong nỗ lực duy trì được việc làm cho công nhân, hạn chế tổn thất do dịch bệnh", theo báo VTV.
Tương tự với ngành dệt may, ngành da giày cũng gặp khó ở các đơn hàng, khi liên tiếp nhiều đơn hàng trung hạn và dài hạn cũng đã bị hủy hoặc bị giãn, đặc biệt khi 2 thị trường chủ lực Mỹ và EU đang "lao đao" vì dịch.
Trước khi dịch Covid-19 bùng phát, tổng kim ngạch xuất khẩu của da giày vẫn tăng khoảng 10%, tương đương khoảng 100 triệu USD mỗi tháng. Nhưng trong các tháng gần đây, tổng kim ngạch xuất khẩu của cả ngành sụt giảm rõ rệt, giảm khoảng 500 triệu USD.
Tuy nhiên, từ ngày 1/8 khi Hiệp định EVFTA chính thức có hiệu lực, EVFTA được kỳ vọng có thể đóng góp trung bình 0,1% vào tăng trưởng thực GDP mỗi năm của Việt Nam, dao động từ 0 - 0,3%. Trong đó, dệt may và da giày sẽ là lĩnh vực hưởng lợi nhiều nhất do thuế áp lên khu vực này đang ở mức cao sẽ nhanh chóng giảm xuống thấp.
Theo báo Công thương cho hay, để ứng phó với khó khăn về thị trường, hiện nay các doanh nghiệp đã có sự chuyển đổi nhất định. Cụ thể, doanh nghiệp dệt may đã và đang chuyển đổi quy trình sản xuất, chuyển đổi sản phẩm, thúc đẩy chuyển đổi nhanh kết cấu mặt hàng truyền thống sang mặt hàng có khả năng thích ứng nhanh. Cụ thể như: khi gặp khó đơn hàng với mặt hàng veston cao cấp, sơ mi cao cấp... thì chuyển sang đồ bảo hộ lao động, may đồ dệt kim, sơ mi truyền thống... Đồng thời sản xuất khẩu trang vải, đồ bảo hộ trong nước và xuất khẩu.
Được biết, đến cuối quý II/2020, các thị trường xuất khẩu chính của ngành dệt may (Mỹ, Hàn Quốc, Nhật Bản, châu Âu) đã nới lỏng chính sách giãn cách xã hội; nhu cầu tiêu dùng, mua sắm của người dân tăng dần. Nhiều doanh nghiệp đã bắt đầu xuất khẩu được hàng hóa theo các đơn hàng đã ký trước đây. Theo chu kỳ hàng năm, kim ngạch xuất khẩu dệt may sẽ tăng mạnh nhất vào những tháng cuối năm do nhu cầu tiêu dùng các sản phẩm dệt may tại các dịp lễ, tết, Giáng sinh tăng cao.
Đối với da giày, Bộ Công Thương dự báo, kim ngạch xuất khẩu giày dép trong quý III và quý IV/2020 sẽ tăng trưởng trở lại. Doanh nghiệp cần nắm bắt cơ hội để có thêm khách hàng, đẩy mạnh sản xuất và xuất khẩu ngay khi dịch bệnh Covid-19 được khống chế tại các thị trường xuất khẩu chính.
Phương Mai (tổng hợp)
Tin khác
-
Bữa sáng Ruy băng trắng "Phụ nữ làm chủ kinh tế - làm chủ cuộc đời"
-
Sau 10 tháng, PNJ ghi nhận doanh thu hơn 32.000 tỷ
-
Hà Nội: Phạt hành chính 10 cơ sở y dược vi phạm quy định
-
Mạng xã hội đầu tiên về bất động sản - Home Today chính thức ra mắt
-
Sở Công Thương Hà Nội: mở rộng kết nối giao thương lĩnh vực khuyến công
-
Hồ Ngọc Hà: 'Fan là động lực lớn nhất để tôi có thể tiếp tục duy trì làm nghề'
Ngân hàng đồng hành cùng doanh nghiệp đẩy mạnh sản xuất kinh doanh cuối năm
(THPL) - Dịp cuối năm, nhằm đồng hành cùng người dân, doanh nghiệp tăng tốc sản xuất kinh doanh, Nam A Bank triển khai hàng loạt giải pháp tín...22/11/2024 14:51:09Trình Quốc hội phương án tăng thuế với rượu bia và thuốc lá
(THPL) - Theo đề xuất của Chính phủ, thuế tiêu thụ đặc biệt với các mặt hàng rượu, bia, thuốc lá sẽ được điều chỉnh tăng so với...22/11/2024 14:52:31Nhà khoa học VinFuture: “AI thông minh hơn là an toàn hơn”
(THPL) - Trí tuệ nhân tạo (AI) sẽ ngày càng thông minh, thậm chí vượt xa con người, nhưng sẽ không có chuyện AI kiểm soát con người. Đó là...22/11/2024 11:52:14Giải thưởng “Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024” xướng tên Vietjet, FPT, Vingroup
(THPL) - Hãng hàng không Vietjet vừa được vinh danh trong top “Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024” tại lễ trao giải do Anphabe tổ chức và Liên...22/11/2024 11:54:30
ĐỌC NHIỀU NHẤT
Quảng bá thương hiệu Việt
-
Người dùng tranh thủ cơ hội “đổi xe toàn dân” để lên đời xe điện VinFast
(THPL) - Chính sách “Thu cũ - Đổi mới” của VinFast và FGF đang kích thích nhu cầu đổi xe xăng cũ sang xe điện mới của người tiêu dùng Việt với tổng ưu đãi lên đến 553 triệu đồng. - BIC khai trương chi nhánh mới tại Thanh Hóa
- Xe điện VinFast thiết lập chuẩn mực mới cho thị trường ô tô Việt Nam
- Hành trình nghệ thuật Việt Nam thế kỷ 20 qua phiên đấu giá đặc biệt của...
Tôn vinh thương hiệu toàn cầu
-
Giải thưởng “Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024” xướng tên Vietjet, FPT, Vingroup
(THPL) - Hãng hàng không Vietjet vừa được vinh danh trong top “Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024” tại lễ trao giải do Anphabe tổ chức và Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) bảo trợ, diễn ra ngày 20/11. - Vingroup thuộc top 10 nơi làm việc tốt nhất Việt Nam năm 2024
- Vinamilk nhận loạt giải thưởng về quản trị và phát triển bền vững
- VINBIGDATA lọt top 10 thế giới về công nghệ nhận diện khuôn mặt