05:33 ngày 19/01/2025 | HOTLINE : 0983.88.33.66 | Email: bbt.thpl199@gmail.com
Liên hệ quảng cáo: 090.1111.388
DÒNG SỰ KIỆN

Dự báo ngành thủy sản vẫn gặp khó đến hết năm 2024

18:44 27/11/2023

(THPL) - Bức tranh của ngành thủy sản nửa cuối năm 2023 mặc dù khởi sắc nhưng còn nhiều khó khăn. Tình trạng này dự kiến sẽ kéo dài từ nay đến cuối năm và sang cả năm 2024

Đó là thông tin của bà Vương Thị Oanh, đại diện Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) tại Hội nghị “Thực trạng cung ứng con giống, thức ăn, vật tư nuôi biển; truy xuất nguồn gốc sản phẩm và giải pháp phát triển bền vững nuôi biển Việt Nam” diễn ra ngày 25/11 vừa qua tại Khánh Hoà.

Theo bà Oanh, trong nửa cuối năm 2023, tổng sản lượng toàn cầu trong nửa cuối năm có thể sẽ không tăng do nhu cầu từ thị trường chưa có tăng trưởng lớn. Trung Quốc được kỳ vọng tiếp tục là thị trường có tăng trưởng trong nửa cuối năm. Các thị trường lớn khác như Hoa Kỳ, châu Âu (EU) và Nhật Bản được kỳ vọng sẽ gia tăng nhu cầu nhập khẩu dịp cuối năm khi tồn kho giảm và các ngày lễ lớn đến gần.

Đại diện Cục Xuất nhập khẩu cho rằng, trong nhiều năm qua, sản phẩm thủy sản Việt Nam cạnh tranh bằng năng lực chế biến. Điều này đã giúp tạo ra sản phẩm xuất khẩu có giá trị cao, giá thành tốt, khắc phục hạn chế về chi phí sản xuất và vận chuyển. Cùng với đó, Việt Nam đã dần khẳng định được vị thế với sản phẩm được ưa chuộng tại các thị trường như Nhật Bản, Hàn Quốc, Úc, Anh… và duy trì tốt thị phần tại những thị trường cạnh tranh cao như Hoa Kỳ và các nước châu Âu.

Dự báo ngành thủy sản vẫn gặp khó đến hết năm 2024. Ảnh minh hoạ

Để tận dụng được những lợi thế sẵn có, đón đầu cơ hội từ thị trường xuất khẩu, thúc đẩy hoạt động xuất khẩu thủy sản, phía Cục Xuất nhập khẩu đề nghị các cơ quan quản lý nhà nước, Hiệp hội ngành hàng và doanh nghiệp, thương nhân cần tập trung kiện toàn chuỗi sản xuất, nâng cao chất lượng nguồn cung và phát triển xuất khẩu theo hướng nâng cao giá trị gia tăng, uy tín và thương hiệu.

Đồng thời cần tập trung vào chọn giống các đối tượng nuôi chủ lực đáp ứng nhu cầu giống; tổ chức sản xuất hiệu quả theo chuỗi giá trị; đẩy mạnh các hoạt động cải tiến, ứng dụng khoa học công nghệ để gia tăng giá trị, chất lượng, khẳng định thương Việt Nam.

Đặc biệt, các doanh nghiệp cần nghiêm túc tuân thủ quy định của pháp luật Việt Nam và các cam kết quốc tế mà Việt Nam tham gia. Đây là vấn đề cơ bản, đảm bảo môi trường kinh doanh lành mạnh và thuận lợi cho mọi doanh nghiệp trong thương mại xuyên biên giới, đặc biệt đối với các sản phẩm thực phẩm.

Theo thống kê của Bộ Công Thương, tính đến hết tháng 10 năm 2023, xuất khẩu thủy sản thu về gần 7,5 tỷ USD, giảm 20% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong đó: tôm chiếm 38% kim ngạch xuất khẩu thủy sản với giá trị trên 2,8 tỷ USD, giảm 24% so với cùng kỳ năm ngoái; kim ngạch xuất khẩu cá tra đạt trên 1,5 tỷ USD, giảm 28% so với cùng kỳ năm ngoái.

Đối với xuất khẩu các mặt hàng hải sản, tính đến hết tháng 10/2023 đạt 3 tỷ USD, giảm 8% so với cùng kỳ năm trước. Mặc dù vẫn suy giảm nhưng tốc độ đang chậm lại. Xuất khẩu tôm sang các thị trường lớn còn lại như EU, Nhật Bản, Hàn Quốc vẫn ghi nhận tăng trưởng âm từ 10%-26% tuy nhiên mức giảm đã thấp hơn so với những tháng trước đó. Riêng thị trường Trung Quốc và Hồng Kông, sau khi tăng trưởng dương trong 3 tháng 6,7 và 8, xuất khẩu tôm sang thị trường này trong các tháng 9 và 10 lại quay về xu hướng giảm.

Tú Linh (T/h)

Bình luận

Bình luận

Tin khác

Quảng bá thương hiệu Việt

Tôn vinh thương hiệu toàn cầu