09:44 ngày 19/01/2025 | HOTLINE : 0983.88.33.66 | Email: bbt.thpl199@gmail.com
Liên hệ quảng cáo: 090.1111.388
DÒNG SỰ KIỆN

Đông Anh - Hà Nội: Khai trương “Chuỗi liên kết sản xuất, kinh doanh thực phẩm kiểm soát an toàn”

10:41 16/01/2019

(THPL) - Chiều 15/1, UBND huyện Đông Anh phối hợp với Trung tâm hội nhập doanh nghiệp vừa và nhỏ (Hội Doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam) tổ chức khai trương Chuỗi liên kết sản xuất, kinh doanh thực phẩm kiểm soát an toàn và ra mắt hệ thống thông tin điện tử truy xuất nguồn gốc nông sản an toàn huyện Đông Anh.

Tới tham dự buổi lễ có ông Tạ Văn Tường – PGĐ Sở NN và PTNT Hà Nội; ông Nguyễn Văn Sơn – chủ tịch Hiệp hội nông – lâm –nghiệp Việt Nam; bà Nguyễn Thị Ngọc Bích – GĐ Trung tâm hỗ trợ doanh nghiệp, Liên minh HTX thành phố Hà Nội; ông Nguyễn Xuân Linh – PCT UBND huyện Đông Anh, các đồng chí đại diện lãnh đạo các phòng, các ban Đảng, đoàn thể huyện, các doanh nghiệp, HTX, cơ sở cung cấp thực phẩm an toàn huyện Đông Anh, cùng đại biểu đến từ các huyện trên địa bàn HN và bà con xã viên của  huyện Đông Anh…

Huyện Đông Anh là huyện đầu tiên của thành phố Hà Nội triển khai Hệ thống thông tin điện tử truy xuất nguồn gốc nông sản an toàn để nhập vào hệ thống tổng của thành phố. Với việc ra mắt chuỗi liên kết và hệ thống thông tin điện tử truy xuất nguồn gốc nông sản an toàn, huyện Đông Anh hướng tới mục tiêu nâng cao nhận thức và khuyến khích cho người dân và doanh nghiệp về sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng nông sản an toàn, thông qua hoạt động hỗ trợ các mô hình sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, xây dựng các chuỗi liên kết cho nông sản...

Khai trương “Chuỗi liên kết sản xuất, kinh doanh thực phẩm kiểm soát an toàn”

Được biết Đông Anh là huyện có diện tích canh tác lớn hơn 12.000 ha, chăn nuôi có trên 70.000 con lợn, 2,2 triệu con gia cầm và 120 ha sản xuất thủy. Mỗi năm, người dân trong huyện cung cấp ra thị trường khoảng 90.000 tấn rau các loại, gần 4.000 tấn thịt lợn và 5.000 tấn thịt gia cầm.

Ông Nguyễn Xuân Linh, Phó chủ tịch Ủy ban nhân dân Huyện chia sẻ, "Trong phát triển sản xuất nông nghiệp, toàn Huyện có khoảng 800 ha sản xuất rau an toàn tập trung tại 7 xã (Vân Nội, Nam Hồng, Bắc Hồng, Nguyên Khê, Tiên Dương, Cổ Loa, Tàm Xá), về chăn nuôi có trên 70.000 con lợn, 2,2 triệu con gia cầm và 120 ha sản xuất thủy. Mỗi năm, người dân trong Huyện cung cấp ra thị trường khoảng 90.000 tấn rau các loại, gần 4.000 tấn thịt lợn và 5.000 tấn thịt gia cầm.

“Với những yêu cầu cấp thiết của toàn xã hội về nông sản thực phẩm an toàn, Huyện đã chỉ đạo quyết liệt và nhận được sự ủng hộ, hưởng ứng của các cơ sở sản xuất, doanh nghiệp nông nghiệp và các hộ nông dân trong việc sản xuất, sơ chế, chế biến, cung ứng thực phẩm an toàn,” ông Linh nói.

Về hoạt động sản xuất, trên địa bàn Huyện có nhiều mô hình trồng trọt hiệu quả với 40 hợp tác xã, doanh nghiệp sản xuất, sơ chế và tiêu thụ rau an toàn với diện tích 560 ha, sáu cơ sở được cấp giấy chứng nhận VietGAP, một cơ sở sản xuất rau hữu cơ và nhiều hợp tác xã, doanh nghiệp cùng tham gia liên kết sản xuất và hợp đồng tiêu thụ sản phẩm cho nông dân thông qua hình thức chuỗi liên kết giá trị nông sản.

Các đại biểu đã ghé thăm các gian hàng và thử nghiệm Hệ thống truy xuất nguồn gốc thực phẩm

Cũng tại lễ khai trương, các đại biểu đã ghé thăm các gian hàng, được thử nghiệm Hệ thống truy xuất nguồn gốc thực phẩm an toàn. Thông qua hệ thống người tiêu dùng có thể tìm hiểu rõ sản phẩm mình mua từ giá thành cho đến quy trình sản xuất, đơn vị sản xuất…

Chuỗi liên kết kinh doanh thực phẩm kiểm soát an toàn nằm trong kế hoạch thực hiện sự chỉ đạo của UBND Thành phố Hà Nội, Sở Nông nghiệp & PTNT Hà Nội, Sở Công thương về sản xuất, kinh doanh sản phẩm nông nghiệp an toàn. Theo đó, UBND Huyện đã tập trung triển khai, khuyến khích các cơ sở phát triển sản xuất nông nghiệp theo chuỗi giá trị sản phẩm đảm bảo an toàn vệ sinh ATTP để nâng cao giá trị và xây dựng thương hiệu nông sản an toàn dựa trên nền tảng sản xuất nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp sản xuất hữu cơ nhằm tạo ra sản phẩm có giá trị gia tăng cao kết hợp với đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi hướng tới nền sản xuất nông nghiệp hiện đại, dần thiết lập và hình thành được các chuỗi giá trị cung ứng tiêu thụ nông sản thực phẩm an toàn phục vụ nhu cầu người tiêu dùng hiện nay.

Bà Phạm Thị Lý, Giám đốc Trung tâm Doanh nghiệp Hội nhập và Phát triển cho biết, để tăng cường minh bạch thông tin về quy trình sản xuất nông sản an toàn có sự kiểm soát của người tiêu dùng, quy trình xác thực của hệ thống truy xuất điện tử sẽ được áp dụng. Cụ thể là quy trình xác thực chống hàng giả và công nghệ CheckVN, thiết lập Hệ thống truy xuất nguồn gốc và kết nối cung cầu nông, lâm, thủy sản thực phẩm tại địa chỉ tên miền da.check.net.vn do Trung tâm Doanh nghiệp Hội nhập và Phát triển (Hội doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam) sáng chế và cung cấp. Hệ thống da.check.net.vn đang kết nối vào hệ thống truy xuất chung của thành phố Hà Nội. Và hiện tại, hệ thống của Đông Anh đang lưu giữ thông tin của 332 sản phẩm của 24 cơ sở hợp tác xã sản xuất sản phẩm thực phẩm an toàn trên địa bàn Huyện. 

Bà Phạm Thị Lý, Giám đốc Trung tâm Doanh nghiệp Hội nhập và Phát triển phát biểu tại lễ khai trương

Thông qua mô hình, UBND huyện Đông Anh mong muốn định hướng rõ và tiếp tục nâng cao nhận thức về sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng nông sản an toàn; khuyến khích thông qua hỗ trợ các mô hình sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, sản xuất sạch, sản xuất hữu cơ; hỗ trợ kết nối cung - cầu, xây dựng các chuỗi liên kết cho nông sản đáp ứng các tiêu chuẩn GAP, tiêu chuẩn quốc tế; yêu cầu minh bạch thông tin về quy trình sản xuất, về nông sản an toàn có sự kiểm soát của người tiêu dùng thông qua sử dụng quy trình xác thực của hệ thống truy xuất điện tử,... tiến tới ngày càng có nhiều mô hình sản xuất an toàn, sản xuất hữu cơ, tự nhiên... đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng. 

Sỹ Lam

Bình luận

Bình luận

Tin khác

Quảng bá thương hiệu Việt

Tôn vinh thương hiệu toàn cầu