Doanh nghiệp thuỷ sản cần khai thác, tận dụng hiệu quả EVFTA
(THPL) - Theo ông Trương Đình Hòe - Tổng thư ký Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), năm 2023 các doanh nghiệp cần thực hiện chuẩn chỉnh các quy định về nguồn gốc, sản xuất, chế biến nhằm đảm bảo tiêu chí, cũng như nhanh chóng gỡ bỏ thẻ vàng IUU.
Tin liên quan
- Dự báo giá xăng giảm tiếp trong kỳ điều hành ngày mai 12/9
WinEco và chiến lược đảm bảo nguồn cung rau củ quả cho người dân
Bộ Công Thương khuyến cáo người dân không nên tích trữ hàng hoá quá mức
Trải nghiệm không gian sống lý tưởng với mô hình Coliving Space của The Sentry
Mở rộng thị trường miền Nam, DOJI khai trương trung tâm trang sức mới tại TP. Thủ Đức
» Doanh nghiệp Việt cần quan tâm đến quy tắc xuất xứ, tận dụng tốt EVFTA
» Doanh nghiệp Việt tận dụng cơ hội khai thác tốt thị trường EU nhờ EVFTA
» EVFTA đem lại nhiều kết quả tích cực sau 2 năm thực thi
Hiệp định EVFTA có hiệu lực vào tháng 8/2020 đã mang lại nhiêu ưu đãi, tạo thêm sức cạnh tranh cho hàng thuỷ sản của Việt Nam. Đơn cử với tôm sú, tôm chân trắng đông lạnh sẽ giảm dần về 0% sau 5 năm, trong khi Thái Lan và Ecuador không được hưởng GSP, không ký FTA, bị mức thuế cơ bản 12%, Ấn Độ và Indonesia không có FTA chịu thuế GSP 4,2%. Sản phẩm cá tra đông lạnh đang hưởng thuế GSP 5,5% sẽ được hưởng thuế EVFTA 0% sau 3 năm, trong khi các nước Indonesia vẫn chịu thuế GSP 5,5% và Trung Quốc chịu thuế cơ bản 9%. Đối với sản phẩm cá ngừ, Việt Nam sẽ có cơ hội tốt hơn sau 3 – 7 năm thuế được về 0%, tăng khả năng cạnh tranh đối với đối thủ lớn nhất là Thái Lan – đang bị áp thuế 18- 24%.
Đặc biệt, một số mặt hàng chế biến có thuế suất cơ bản cao (20%) sẽ giảm ngay về 0% như hàu, sò điệp, mực, bạch tuộc, nghêu, bào ngư...; hầu hết các mặt hàng mực, bạch tuộc đông lạnh có mức thuế cơ bản từ 6 – 8% sẽ giảm ngay về 0%...
Bên cạnh những thuận lợi về thuế suất, theo một số chuyên gia, hiện nay, doanh nghiệp vẫn chưa tận dụng hết cơ hội do EVFTA. Thuỷ sản Việt Nam xuất khẩu vào khu vực này chủ yếu là hàng đông lạnh, nguyên liệu thô hoặc sơ chế qua, hàng có giá trị cao còn ít nên chưa tận dụng được lợi thế về ưu đãi thuế quan do Hiệp định EVFTA mang lại.
Ông Trương Đình Hòe - Tổng thư ký Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) cho biết, doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản còn gặp nhiều rào cản, chưa tận dụng được hết lợi thế của EVFTA. Do đó năm 2023 các doanh nghiệp cần thực hiện chuẩn chỉnh các quy định về nguồn gốc, sản xuất, chế biến nhằm đảm bảo tiêu chí, cũng như nhanh chóng gỡ bỏ thẻ vàng IUU.
So với Hiệp định EVFTA, cánh cửa vào thị trường CPTPP rộng mở hơn vì với EU, Việt Nam còn vướng thẻ vàng IUU nên việc thực hiện quy tắc xuất xứ (QTXX) để tận dụng lợi thế thuế quan khó khăn hơn. Một trong những yếu tố khác hạn chế các doanh nghiệp thủy sản chưa tận dụng được các ưu đãi do Hiệp định mang lại, chính là chưa đáp ứng được tiêu chuẩn an toàn thực phẩm (ATTP) trong chuỗi sản xuất, chế biến. Do đó các doanh nghiệp cần chủ động xây dựng hệ thống quản lý và xuất khẩu một cách hoàn thiện và xuyên suốt chuỗi. Sớm hoàn thiện hệ thống quản lý nghề cá quốc gia, tăng cường tuân thủ các QTXX nhằm đáp ứng các yêu cầu từ thị trường.
Ngoài ra, bản thân các doanh nghiệp thủy sản thay đổi cần tiếp tục nâng cao năng lực cạnh tranh, chủ động hơn với các yêu cầu của thị trường từ khâu quản lý chất lượng, đến truy xuất nguồn gốc, và hướng đến doanh nghiệp sản xuất kinh doanh có trách nhiệm. Việc áp dụng các tiêu chuẩn bền vững về nuôi, chế biến, trách nhiệm xã hội là xu thế tất yếu nếu các doanh nghiệp muốn thâm nhập vào khối CPTPP, EVFTA hay các thị trường khác.
Năm 2022, xuất khẩu thủy sản Việt Nam lần đầu đạt mức xấp xỉ 11 tỷ USD là do nhu cầu tăng và giá bán cao tại các thị trường trong những quý đầu năm sau thời gian dài bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh, góp phần đưa lũy kế cả năm 2022 tăng trên 23% so với 2021. Tuy nhiên, tiếp tục đà giảm từ sau quý 4/2022 nên trong tháng 1/2023 xuất khẩu thủy sản chỉ đạt 600 triệu USD, giảm tới 31% so với tháng 1/2022. Trong đó: xuất khẩu tôm các loại đạt hơn 169 triệu USD (giảm 46% so với cùng kỳ năm trước); xuất khẩu cá tra cá tra đạt 107 triệu USD (giảm 50%); xuất khẩu cá ngừ đạt gần 60 triệu USD (giảm 32%). Xuất khẩu thủy sản sang các thị trường chủ chốt cũng sụt giảm mạnh: Hoa Kỳ giảm 56%, Trung Quốc - Hồng Kông giảm 55%, châu Âu giảm 35%.
Trong năm 2023, VASEP dự kiến sẽ có sự điều chỉnh lại về nhu cầu đối với các phân khúc sản phẩm thủy sản, theo đó các dòng sản phẩm có giá vừa phải sẽ được quan tâm hơn vì phù hợp với việc thay đổi thói quen chi tiêu của người tiêu dùng có thu nhập thấp hoặc trung bình. Vì dòng vốn là nhóm bị tác động mạnh nhất bởi lạm phát.
Để hỗ trợ doanh nghiệp thủy sản, VASEP khuyến nghị các thành viên có thể tăng cường mối quan hệ hợp tác giao thương, phát triển đơn hàng xuất khẩu sang các thị trường mới, như các thị trường nhỏ và tiềm năng song song các thị trường truyền thống như Mỹ, EU, Nhật, Trung Quốc. Bên cạnh đó VASEP sẽ tăng cường các hoạt động xúc tiến thương mại giúp các doanh nghiệp đẩy mạnh xuất khẩu sang các thị trường Châu Á và Trung Đông.
Phương Anh (t/h)
Tin khác
-
Phú Thọ: 1 người chết, 9 người mất tích và 5 người bị thương vì bão lũ
-
Ngành đường sắt, bưu điện và hàng không nhận vận chuyển miễn phí hàng cứu trợ
-
Dự báo giá xăng giảm tiếp trong kỳ điều hành ngày mai 12/9
-
Dare To Run 2024: Xây cây cầu mới cho ấp Tân Lập, Đồng Tháp
-
Vietbank và “cú đúp” trong ngày khai trương Điểm Giao dịch thứ 119 – Phòng Giao dịch Vietbank Thuận An
-
Triển lãm nguyên liệu ngành thực phẩm và đồ uống hàng đầu Việt Nam năm 2024
Cảnh báo nguy cơ lũ quét tại 16 tỉnh, thành vào chiều tối và đêm nay
(THPL) - Cơ quan KTTV cảnh báo, trong 3-6 giờ tới khu vực các tỉnh Bắc Bộ và Thanh Hóa tiếp tục có mưa với lượng mưa phổ biến từ 10-30mm, có...11/09/2024 13:38:12Sau siêu bão Yagi, các ngân hàng ủng hộ gần 40 tỷ đồng khắc phục hậu quả
Các ngân hàng thương mại đã cùng quyên góp hàng chục tỷ đồng để ủng hộ người dân bị ảnh hưởng bởi bão số 3 (còn được biết đến...11/09/2024 14:36:28Thủ tướng yêu cầu tuyệt đối không để ai bị đói rét, không có nơi ở do mưa lũ
(THPL) - Thủ tướng yêu cầu các địa phương tổ chức cứu trợ lương thực, thực phẩm, nhu yếu phẩm cho các hộ dân có nguy cơ thiếu đói,...11/09/2024 14:18:00Miocen – Thương hiệu nước khoáng Việt Nam đạt giải về mùi vị và thiết kế
(THPL) - Miocen là nguồn nước mỏ được khai thác dưới độ sâu 460m tại Châu Thành, Tiền Giang vừa được Hiệp hội Fine Water trao huy chương...11/09/2024 14:18:02
ĐỌC NHIỀU NHẤT
Quảng bá thương hiệu Việt
-
Mừng 28 năm thành lập, VIB ưu đãi không giới hạn tri ân khách hàng
(THPL) - Nhân kỷ niệm 28 năm thành lập (18/09/1996 – 18/09/2024), Ngân hàng Quốc Tế (VIB) triển khai chương trình “Vui sinh nhật, quà bất tận” tri ân khách hàng với ưu đãi không giới hạn: Tặng iPhone 15 Pro Max và vé GA xem Anh Trai “Say Hi” Concert 2024 cho người dùng MyVIB; Hoàn 2,8 triệu đồng cho chủ thẻ tín dụng mới; Tặng lãi suất 0,28%/năm khi khách hàng gửi tiết kiệm. - Mở rộng thị trường miền Nam, DOJI khai trương trung tâm trang sức mới tại...
- Tiến tới phiên bản vượt trội trong bạn: Mọi ước mơ đều được khích...
- VF 6 – Bạn đồng hành thân thiết cho gia đình mê “xê dịch”
Tôn vinh thương hiệu toàn cầu
-
Dai-ichi Life Việt Nam đạt lợi nhuận hơn 1.100 tỷ đồng, đứng thứ 2 trên thị trường trong 6 tháng đầu năm 2024
(THPL) - Trong bối cảnh đầy thách thức của thị trường và nền kinh tế, Dai-ichi Life Việt Nam vừa công bố Báo cáo Tài chính bán niên 2024 với kết quả kinh doanh khả quan. - Vinamilk là doanh nghiệp FMCG duy nhất 12 năm liền có mặt trong top 50 công ty niêm...
- Masan - Nơi làm việc tốt nhất châu Á 2024
- Dai-ichi Life Việt Nam vinh dự đạt danh hiệu “Top 10 Công ty Bảo hiểm Nhân...