Dịch bệnh Covid 19 và trách nhiệm của Trung Quốc với cộng đồng quốc tế
(THPL) - Bước vào năm 2020, thế giới phải đối mặt với dịch viêm phổi Vũ Hán (Covid-19) do chủng virus SARS-CoV-2 gây ra. Dịch bệnh đã khiến 1,5 triệu người mắc bệnh, 88 nghìn người tử vong và những con số này chưa có dấu hiệu dừng lại. Trong khi thế giới vẫn đang gồng mình chống lại đại dịch, nhiều câu hỏi đã được đặt ra về trách nhiệm của Trung Quốc - quốc gia đầu tiên ghi nhận trường hợp lây nhiễm và làm bùng phát dịch bệnh ra toàn cầu. Liệu cường quốc mới nổi này sẽ phải chịu trách nhiệm gì cho những thiệt hại về con người và kinh tế mà các quốc gia khác trên thế giới đang phải gánh chịu?
Tin liên quan
- Thái Nguyên: Cần xử lý nghiêm trạm trộn bê tông không phép ở Định Hóa
Thanh Hóa: Phó Trưởng Công an xã Xuân Lộc bị tố cáo có quan hệ bất chính
Thương hiệu Hoàng Phát và “miếng bánh” đầu tư công
Bắc Giang: Sẽ kiểm điểm trước tập thể một công chức ở UBND xã Cao Xá
Phân chia tài sản chung của vợ chồng, mỗi tòa áp dụng một kiểu khiến đương sự bức xúc
» Ghi nhận thêm 1 ca nhiễm COVID-19 tại ổ dịch Hạ Lôi
» Thương hiệu và Pháp luật tặng hàng nghìn khẩu trang y tế và nước uống cho tuyến đầu chống dịch Covid-19
» Sáng tạo trong phòng, chống dịch Covid – 19
Giả thiết virus SARS-CoV-2 bị rò rỉ từ phòng nghiên cứu của Trung Quốc, nhưng rất khó để chứng minh nó là "vũ khí sinh học".
Có rất nhiều nhà khoa học và chính trị gia các nước đặt vấn đề nghi ngờ, thậm chí công khai tố cáo Trung Quốc chế tạo nên virus SARS-CoV-2 và vô tình để chúng thoát ra khỏi phòng thí nghiệm. Giả thiết này dựa trên các cơ sở:
Thứ nhất: Để có thể lưu trữ, nghiên cứu các loại mầm bệnh nguy hiểm nhất (ví dụ: SARS, Ebola,...) thì các phòng thí nghiệm phải đạt mức An toàn sinh học cấp 4 (BSL-4). Viện nghiên cứu virus Vũ Hán là phòng thí nghiệm duy nhất của Trung Quốc đạt tiêu chuẩn này (trên toàn thế giới chỉ có vài phòng nghiên cứu đủ điều kiện này). Điều đó có nghĩa là ở Trung Quốc chỉ có Viện nghiên cứu Vũ Hán mới được quyền lưu trữ và nghiên cứu các loại mầm bệnh tương tự virus SARS-CoV-2. Và với công nghệ chỉnh sửa gene (CRISPR-Cas-9) thì việc các nhà khoa học có thể cắt và dán các phần ADN, thêm những đặc tính cụ thể tạo nên những loại virus, vi khuẩn, động vật và thậm chí là con người theo ý muốn là điều hoàn toàn có thể làm được. Điều này trùng hợp với quan điểm của một số nhà khoa học, sau khi nghiên cứu về chủng virus corona mới đã thấy nó không giống với tự nhiên mà có dấu hiệu nhân tạo.
Thứ hai: Không hiểu vì lý do “tế nhị” nào mà Trung Quốc trì hoãn, từ chối thậm chí ngăn cản, cấm đoán việc các nhà khoa học tiếp cận tâm dịch để truy tìm nguồn gốc và con đường lây nhiễm của virus. Ông Guan Yi - Giám đốc Phòng thí nghiệm trọng điểm về các bệnh truyền nhiễm mới tại Đại học Hồng Kông đã tới Vũ Hán cùng nhóm của mình vào tháng 1/2020 với hy vọng lần ra loài động vật là nguồn của virus nhưng không có kết quả bởi chính quyền Vũ Hán đã khử trùng chợ và cơ bản tạm dừng mọi cuộc điều tra. Ngày 12/1/2020, chỉ một ngày sau khi nhóm nghiên cứu của giáo sư Zhang Yongzhen thuộc Phòng thí nghiệm của Trung tâm y tế lâm sàng công Thượng Hải công bố trình tự bộ gen của virus corona trên mạng để các nhà khoa học từ khắp nơi trên thế giới có thể tiếp cận và nghiên cứu phát triển bộ xét nghiệm virus thì phòng thí nghiệm này ngay lập tức đã nhận được lệnh buộc phải đóng cửa, trong khi đúng ra họ phải chạy đua với thời gian để tìm ra phương pháp kiểm soát virus. Ngày 6/2/2020, CDC Mỹ đã đề nghị đến Trung Quốc hỗ trợ nghiên cứu virus và tìm ra cách lây nhiễm nhưng không được phía Trung Quốc cho phép. Từ ngày 16 đến ngày 24/2/2020 (sau khi dịch bệnh lan ra toàn thế giới – nó không còn là vấn đề bí mật nữa), WHO mới được phép cử một nhóm bao gồm hai chuyên gia của Mỹ đến Trung Quốc để nghiên cứu nhưng họ lại không được tiếp cận tâm dịch Vũ Hán. Vậy đâu là nguyên nhân mà Trung Quốc không muốn thế giới tìm ra nguồn gốc của bệnh dịch này?
Thứ ba: Đặc tính vừa dễ lây lan (vì sinh sản rất nhanh), vừa khó kiểm soát (vì khả năng đột biến cao) của virus khiến nó trở thành một loại “vũ khí” có khả năng gây thiệt hại cực kỳ lớn đến nền kinh tế cũng như khả năng quốc phòng của các quốc gia đối địch.
Không giống như SARS có độc lực rất mạnh, tỷ lệ tử vong cao và khả năng lây lan dễ dàng trong không khí nhưng lại chỉ lây từ người sang người khi đã biểu hiện triệu chứng bệnh, virus SARS-CoV-2 có thể lây kể cả khi người nhiễm bệnh chưa có triệu chứng, thậm chí không hề có triệu chứng bệnh lý hay khỏi rồi lại bị nhiễm lại. Bởi vậy, chúng ta không biết ai là người có khả năng mang mầm bệnh trong cơ thể để điều trị và cách ly họ. Đặc điểm này khiến virus cực kỳ nguy hiểm cho một vùng lãnh thổ Quốc gia. Bởi khi phát hiện ra dịch bệnh thì Chính phủ của các quốc gia đó chỉ có một cách duy nhất để phòng bệnh là cách ly xã hội diện rộng và Quốc gia đó cũng bị các quốc gia khác cách ly.
Trong lịch sử, loài người đã đối mặt với nhiều loại bệnh dịch nguy hiểm và phức tạp, nhưng chưa bao giờ thế giới phải thực hiện cách ly xã hội đến mức hơn một nửa dân số thế giới phải ở trong nhà, một loạt các chiến dịch quân sự phải hoãn lại vô thời hạn. Đối với Việt Nam, ngay cả dịch SARS cũng không khiến Hà Nội vắng lặng đến như vậy. Đối với các nước châu Âu và Mỹ, chuyện cách ly xã hội và cấm gần như tất cả người dân ra đường càng là chuyện chưa từng có tiền lệ xảy ra.
Tuy nhiên, giả thiết virus SARS-CoV-2 là một loại vũ khí sinh học của Trung Quốc bị rò rỉ rất khó để chứng minh bởi sau khi các nước tham gia ký kết Công ước Vũ khí Sinh học BWC (Biological Weapons Convention) năm 1972 thì việc nghiên cứu những loại vũ khí này chỉ còn là hoạt động ngầm. Ngay cả khi một cuộc điều tra quốc tế tìm kiếm đủ bằng chứng cho thấy một quốc gia vi phạm quy định cấm nghiên cứu và sản xuất vũ khí sinh học thì khả năng truy cứu trách nhiệm đối với quốc gia đó cũng không thực tế. Công ước này vốn vẫn tồn tại một lỗ hổng để các nước “lách luật”, đó là cho phép các quốc gia thành viên có quyền phát triển, dự trữ những loại virus chết người để phục vụ cho mục đích phòng ngừa, hoặc mục đích hòa bình khác. Tuy nhiên, cơ chế kiểm tra, giám sát của Liên Hợp Quốc đối với những quốc gia thành viên trong việc thực hiện công ước là hoàn toàn không có.
Trách nhiệm của Trung Quốc như thế nào với bệnh dịch
Nếu như việc quy kết trách nhiệm rò rỉ vũ khí sinh học cho Trung Quốc là vấn đề khó khăn, thiếu nhiều bằng chứng thuyết phục, thì trách nhiệm của quốc gia này khi bưng bít thông tin, cản trở việc các nhà khoa học nghiên cứu dịch bệnh để đưa ra các biện pháp phòng chống dịch bệnh gây ảnh hưởng đến thế giới là vấn đề rõ ràng hơn rất nhiều.
Thứ nhất, Trung Quốc thông báo chậm trễ tới thế giới và che giấu những thông tin bùng phát dịch bệnh. Thời báo Hoàn Cầu thuộc cơ quan ngôn luận chính thức của Đảng Cộng sản Trung Quốc đã đăng một nghiên cứu chỉ ra đợt bùng phát mạnh đầu tiên của dịch bệnh xảy ra vào ngày 8/12/2019 và cho thấy việc lây nhiễm từ người sang người có thể từ cuối tháng 11 hoặc đầu tháng 12. Các bác sỹ không biết mình phải đối mặt với căn bệnh gì nhưng vẫn được yêu cầu không tiết lộ thông tin về dịch bệnh mới đến công chúng. Cho đến chiều 30/12/2019, bác sỹ Lý Văn Lượng (Bệnh viện trung tâm Vũ Hán) gửi tin nhắn cho một nhóm bạn học cũ, cảnh báo về 7 ca nhiễm virus lạ. Ngay lập tức bác sỹ Lượng bị triệu tập tới đồn công an, bị buộc ký biên bản với nội dung "phát tán thông tin sai lệch trên mạng" dẫn tới "làm xáo trộn nghiêm trọng trật tự xã hội". Sau đó không lâu, bác sĩ Lượng cũng nhiễm bệnh và “chết”. Ngày 20/1/2020, hơn một tháng kể từ khi xảy ra đợt bùng phát mạnh đầu tiên, giới chức Trung Quốc mới thừa nhận những bằng chứng lây nhiễm từ người sang người. Trước khi thành phố Vũ Hán bị phong tỏa, hơn năm triệu người đã rời khỏi đây và đem virus gieo rắc khắp thế giới.
Thứ hai: Việc Trung Quốc trì hoãn, từ chối thậm chí ngăn cản, cấm đoán các nhà khoa học tiếp cận tâm dịch truy tìm nguồn gốc và con đường lây nhiễm của virus (đã nêu phần trên) để có biện pháp phòng chống dịch bệnh kịp thời và hiệu quả.
Thứ ba, Trung Quốc còn có dấu hiệu cung cấp sai thông tin quy mô của dịch bệnh. Trong thời điểm dịch Covid 19 diễn biến phức tạp, vì nhiều lí do mà báo chí và các nhà khoa học không tiếp cận được các khu vực của Trung Quốc, do đó những thông tin mà chính quyền Trung Quốc công bố hoàn toàn không được kiểm chứng. Chỉ biết rằng, kể từ khi dịch bùng phát vào cuối năm ngoái đến khi tình hình được tạm thời khống chế, Trung Quốc đã thay đổi cách thống kê trường hợp nhiễm virus corona không dưới 8 lần và chỉ mới công nhận tính số ca nhiễm không triệu chứng vào 1/4 vừa qua. Trong khi đó, giới khoa học đã chỉ ra có tới 40-60% số ca nhiễm không biểu hiện triệu chứng. Ngoài ra, chính quyền Trung Quốc cũng chỉ công bố ra những số liệu người chết chỉ chiếm 2,9% số người nhiễm khiến nhiều nước trên thế giới coi nhẹ bệnh dịch chỉ như “cúm mùa”, thế nhưng hiện nay số liệu các nước Ý, Pháp, Algeria, Hà Lan, Tây Ban Nha, Anh và Mỹ (là những nước có hệ thống y tế hiện đại) đã xác nhận hơn 10% trong số tất cả các trường hợp nhiễm bệnh đã tử vong. Số liệu chính thức mà Trung Quốc đưa ra chỉ là 2500 người chết vì Covid 19 tại Vũ Hán, nhưng theo Washington Post, dựa vào các hình ảnh đăng trên mạng, nhiều người dùng mạng xã hội ước tính các nhà tang lễ Vũ Hán đã phải xử lý hỏa táng gấp nhiều lần số liệu công bố
Dựa trên những số liệu ban đầu mà Trung Quốc đưa ra, khiến WHO thậm chí còn trấn an thế giới, cho rằng không cần thiết phải áp dụng các biện pháp đóng cửa biên giới với Trung Quốc và không ban bố tình trạng khẩn cấp y tế toàn cầu cho đến khi dịch bệnh đã bùng phát tại Châu Âu, Mỹ. Nếu chỉ nhìn vào số liệu của Trung Quốc, chúng ta sẽ thấy vấn đề này nghiêm trọng, nhưng không đến mức như mọi người nghĩ. Chính vì thế, Mỹ và phương tây vẫn chủ quan lơ là với dịch bệnh, dẫn đến hậu quả không thể kiểm soát như hiện nay.
Trong quá khứ, Trung Quốc từng nhiều lần che giấu các dịch bệnh nghiêm trọng như SARS 2003, H5N1,…Đối với đại dịch COVID-19 lần này, Trung Quốc không những không chia sẻ thông tin về sự lây truyền và mức độ nghiêm trọng của mầm bệnh có khả năng lây lan giữa các nước mà còn ngăn cản, chậm trễ trong việc cho phép các nhà khoa học tiếp cận tâm dịch để nghiên cứu và đưa ra các biện pháp phòng dịch, khiến thế giới phải gánh chịu hậu quả. Có thể nhận thấy, Trung Quốc đã vi phạm nghĩa vụ được quy định tại Điều 6, Điều 7, Điều 10 Điều lệ y tế quốc tế 2005 (IHR). Do đó, các quốc gia chịu thiệt hại do dịch bệnh có quyền khởi kiện Trung Quốc lên Tòa án Công lý quốc tế, Tòa trọng tài Thường trực, Tổ chức thương mại Thế giới…để yêu cầu Trung Quốc bồi thường do sự thiếu trách nhiệm mà chính phủ quốc gia này đã gây ra.
Kết quả của những cuộc khởi kiện là không thể nói trước, tuy nhiên, với tiền lệ chưa từng tuân thủ bất cứ phán quyết nào của các tổ chức quốc tế có thẩm quyền (ví dụ: Phán quyết của Tòa trọng tài về việc bác bỏ đường chín đoạn tại Biển Đông của Trung Quốc) thì có thể khẳng định nước này sẽ không chấp hành những yêu cầu bồi thường cho dù bị thua kiện. Bắc Kinh chắc chắn sẽ cho rằng virus được phát triển trong tự nhiên và là điều tất cả các nước phải gánh chịu, đồng thời quy kết trách nhiệm phòng dịch chưa kịp thời do chủ quan cho chính phủ những nước châu Âu và Mỹ.
Tuy nhiên, dù cho Trung Quốc có nói gì thì thế giới có quyền được biết sự thật về dịch bệnh và quy kết trách nhiệm rõ ràng đối với những quyết sách đã tước đi mạng sống của hơn 95 nghìn người.
Luật sư. Nguyễn Quang Anh
Tin khác
-
Phát động phong trào “Tết nhân ái - Xuân Ất Tỵ 2025” và chiến dịch “Triệu bước chân nhân ái - Tiếp nối trang sử vàng”
-
Đội tuyển bóng đá Việt Nam lên đường sang Hàn Quốc tập huấn, chuẩn bị cho giải AFF Cup 2024
-
Sắp diễn ra Lễ hội hoa hướng dương lớn nhất từ trước đến nay tại TP. HCM
-
Dự kiến triển khai 3 dự án trọng điểm tại sân bay Đà Nẵng
-
Gạo xuất khẩu của Việt Nam tiếp tục đà tăng giá
-
Giải thưởng Loa Thành năm 2024 xướng tên 66 đồ án tiêu biểu
Sở Giao dịch Chứng khoán TP. HCM nhận hồ sơ niêm yết hơn 66 triệu cổ phiếu PDV của PVT Logistics
(THPL) - HoSE vừa có thông báo về việc đã nhận hồ sơ niêm yết hơn 66 triệu cổ phiếu PDV của Công ty Cổ phần Vận tải và Tiếp vận Phương...23/11/2024 15:07:17Giá dầu thế giới tăng đạt mức cao nhất trong tuần qua
(THPL) - Hôm nay (23/11/2024), giá dầu thế giới tăng khoảng 1%, đạt mức cao nhất trong hai tuần, nguyên nhân có thể xuất phát từ cuộc xung đột...23/11/2024 15:05:56Nghệ nhân Hồ Đắc Thiếu Anh – Người nâng tầm văn hóa ẩm thực Việt Nam
(THPL) - Tôi từng có cơ hội biết tới nghệ nhân Hồ Đắc Thiếu Anh thông qua một chương trình về Tinh hoa ẩm thực được tổ chức tại tỉnh...23/11/2024 08:16:13Đạo diễn Phạm Hoàng Nam: “Tôi nhìn thấy một Bức Tường trẻ”
23/11/2024 08:14:25
ĐỌC NHIỀU NHẤT
Quảng bá thương hiệu Việt
-
Người dùng tranh thủ cơ hội “đổi xe toàn dân” để lên đời xe điện VinFast
(THPL) - Chính sách “Thu cũ - Đổi mới” của VinFast và FGF đang kích thích nhu cầu đổi xe xăng cũ sang xe điện mới của người tiêu dùng Việt với tổng ưu đãi lên đến 553 triệu đồng. - BIC khai trương chi nhánh mới tại Thanh Hóa
- Xe điện VinFast thiết lập chuẩn mực mới cho thị trường ô tô Việt Nam
- Hành trình nghệ thuật Việt Nam thế kỷ 20 qua phiên đấu giá đặc biệt của...
Tôn vinh thương hiệu toàn cầu
-
Giải thưởng “Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024” xướng tên Vietjet, FPT, Vingroup
(THPL) - Hãng hàng không Vietjet vừa được vinh danh trong top “Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024” tại lễ trao giải do Anphabe tổ chức và Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) bảo trợ, diễn ra ngày 20/11. - Vingroup thuộc top 10 nơi làm việc tốt nhất Việt Nam năm 2024
- Vinamilk nhận loạt giải thưởng về quản trị và phát triển bền vững
- VINBIGDATA lọt top 10 thế giới về công nghệ nhận diện khuôn mặt
Đặng văn Hà
Quang Ạnh, thật tuyệt vời, đề nghị dịch sang tiếng Anh để truyền thông