Đăk Nông: Người dân bất lực đứng nhìn hàng ngàn cây công nghiệp cưỡng chế
(THPL) - Hàng ngàn cây công nghiệp có giá trị kinh tế cao, như: Tiêu, sầu riêng, cà phê, bơ...bị chính quyền huyện Đăk Glong"cưỡng chế" vô lý, người dân đã làm đơn tố cáo tới toà soạn Thương hiệu và Pháp luật.
Tin liên quan
- Thái Nguyên: Cần xử lý nghiêm trạm trộn bê tông không phép ở Định Hóa
Thanh Hóa: Phó Trưởng Công an xã Xuân Lộc bị tố cáo có quan hệ bất chính
Thương hiệu Hoàng Phát và “miếng bánh” đầu tư công
Bắc Giang: Sẽ kiểm điểm trước tập thể một công chức ở UBND xã Cao Xá
Phân chia tài sản chung của vợ chồng, mỗi tòa áp dụng một kiểu khiến đương sự bức xúc
» Đắk Nông: Cháy rẫy, doanh nghiệp mất trắng 5ha cao su và keo lai
» Đắk Nông: Hàng ngàn ha hồ tiêu nhiễm bệnh chết hàng loạt
» Đắk Nông: Khởi tố nguyên giám đốc bệnh viện làm thất thoát hàng tỷ đồng
Nhận được đơn thư phản ánh của người dân, phóng viên Thương hiệu và Pháp luật đã có mặt tại hiện trường nơi đất của người dân đã bị cưỡng chế. Chúng tôi ngỡ ngàng và đau xót khi nhìn thấy hàng ngàn cây cà phê, bơ, sầu riêng, tiêu... bị chặt hạ ngổn ngang.
Cụ thể, ngày 11/6/2019 nhiều hộ dân ở Bon R’Bút, thôn 3, xã Quảng Sơn, huyện Đăk Glong, tỉnh Đăk Nông đang trên đường vào rẫy làm việc thì phát hiện tại khu vực đất rẫy của mình đang canh tác gần kênh thoát nước thủy điện Đăk N’Teng có rất nhiều xe của quân đội, cảnh sát và các cán bộ lãnh đạo xã Quảng Sơn và lãnh đạo huyện Đăk Glong đang thực hiện chặt phá hàng ngàn cây công nghiệp của mình.
Người dân tìm hiểu mới biết là UBND huyện Đăk Glong đang chỉ đạo thực hiện phương án số 01/PA-UBND ngày 13/5/2019 của UBND huyện Đăk Glong về việc cưỡng chế buộc thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả đối với ông Lê Đình Thi, Trần Xuân Tỉnh và Y’Kai xã Quảng Sơn, huyện Đăk Glong, tỉnh Đăk Nông.
Với mục đích là cưỡng chế thu hồi đất của dân để bàn giao đất cho công ty TNHH thủy điện Mê Kông II phục vụ cho quy hoạch xây dựng công trình thủy điện Đăk N’Teng. Sau khi một cán bộ ở phòng Tài nguyên và Môi trường của huyện Đăk Glong đọc phương án cưỡng chế xong, đội ngũ quân đội, cảnh sát và các lực lượng liên quan đã thực hiện chặt phá và phá dỡ toàn bộ các cây công nghiệp trên khu đất đang bị cưỡng chế của người dân nơi đây như: Tiêu, sầu riêng, bơ, cà phê, chanh leo… và các loại cây công nghiệp ngắn ngày khác. Số lượng cây bị chặt phá lên đến hàng ngàn cây, thiệt hại ước tính lên đến hàng tỉ đồng.
Sau khi chặt phá, phá dỡ xong toàn bộ cây trồng trên đất tại rẫy canh tác của người dân. Ngày 20/6/2019 UBND xã Quảng Sơn, huyện Đăk Glong, tỉnh Đăk Nông mới gửi Giấy mời số 32/GM-UBND cho các hộ dân bị ảnh hưởng, về việc UBND xã tổ chức khoanh đo xác định vị trí, diện tích đất của các hộ dân liên quan đến Phương án số 01/PA-UBND ngày 13/5/2019 của UBND huyện Đăk Glong.
Theo phương án 01/PA-UBND ngày 13/5/2019 của UBND huyện Đăk Glong là cưỡng chế đất của 3 hộ dân nêu trên. Nhưng trên thực tế trên khu vực đất rẫy nơi đã bị cưỡng chế của người dân thì ông Nguyễn Đình Thi là một trong ba người bị cưỡng chế đất lại không có đất ở nơi bị cưỡng chế. Và số cây bị chặt phá trên diện tích đất nêu trên là của 13 hộ dân sống trong xã Quảng Sơn đang canh tác. Điều đáng nói là trước khi cưỡng chế người dân ở đây cũng không nhận được bất cứ thông báo nào hay bất cứ giấy tờ gì về việc cưỡng chế nêu trên, mà tới sau khi cưỡng chế xong chính quyền địa phương mới mời người dân liên quan đến hiện trường nơi đất đã bị cưỡng chế để khoanh đo, xác định vị trí diện tích đất và kê khai, kiểm đếm tài sản.
Theo một số người dân cho biết, trong diện tích hơn 6 héc ta (ha) đất rẫy mà các loại cây bị chặt phá có một số loại cây như cà phê của hộ ông Lê Văn Thẻ đã được trồng hơn 4 năm, số lượng là 150 cây và 4 cây bơ được trồng trên 6 năm, đã thu hoạch được hơn 3 năm. Đặc biệt có hộ ông Trần Xuân Tỉnh có diện tích đất là hơn 10.000 m² đất dùng để trồng tiêu, ông Tỉnh cho biết, trên diện tích hơn 10.000 m² trồng tiêu này, năm ngoái ông đã thu bói được hơn 4 tạ tiêu. Nếu không bị chặt phá thì gia đình ông có thể thu được hơn 1,5 tấn tiêu trong vụ thu hoạch chính tới, ước tính giá trị lên đến hàng trăm triệu đồng. Đất ông Tỉnh có nguồn gốc được cha mẹ ông để lại, diện tích đất này do cha mẹ ông khai hoang phục hóa năm 1965.
Sáng ngày 21/6/2019, có 2 đồng chí tự xưng là cán bộ địa chính xã Quảng Sơn đến địa điểm tại khu đất đã bị cưỡng chế theo Phương án số 01/PA-UBND như trong giấy mời. Trong đó có một đồng chí giới thiệu là Trung cán bộ địa chính xã Quảng Sơn, khi đến làm việc với người dân bị cưỡng chế, đồng chí tự xưng là Trung lại mặc đồng phục của lực lượng công an xã và không giới thiệu mình là ai, chức vụ là gì, hôm nay đến đây để thực hiện nhiệm vụ gì và không đọc bất cứ một quyết định nào liên quan đến buổi làm việc khoanh đo, xác định vị trí, diện tích đất của các hộ dân liên quan mà liên tục đặt câu hỏi “cộc lốc” và luôn có thái độ “áp đặt”, quát mắng người dân.
Sau khi nắm được thông tin của người dân phản ánh, Phóng viên Thương hiệu và Pháp luật đã có cuộc làm việc với đại diện UBND xã Quảng Sơn. Khi được hỏi về việc UBND xã có nhận được quyết định cưỡng chế hay không? Trao đổi với PV, ông Đỗ Ngọc Hiếu- Chủ tịch UBND xã Quảng Sơn cho biết: UBND xã chỉ nhận được quyết định thành lập đoàn cưỡng chế của huyện thôi, chứ không nhận được quyết định cưỡng chế của UBND huyện Đăk Glong.
Phóng viên đặt vấn đề với nội dung: Ở xã Quảng Sơn có công chức địa chính nào tên Trung hay không. Ông Đỗ Ngọc Hiếu chủ tịch UBND xã khẳng định ở xã có cán bộ công chức địa chính xã tên là Nguyễn Thành Trung. Và câu hỏi tiếp theo đặt ra là vì sao cán bộ công chức địa chính xã Quảng Sơn khi làm việc với người dân lại mặc đồng phục của lực lượng công an xã thì ông Hiếu né tránh trách nhiệm và yêu cầu phóng viên làm rõ nội dung trên với ông Nguyễn Thành Trung, làm việc với ông Trung thì phóng viên nhận được câu trả lời là đồng phục công an xã là do một công an xã tên Y Lý cho mượn để “khoác nắng”?!
Khi phóng viên hỏi, trước khi cưỡng chế các anh có vào địa điểm chuẩn bị cưỡng chế khoanh đo lại diện tích, kiểm kê tài sản trên đất hay không. Anh Trung nói: Trước khi cưỡng chế anh em chúng tôi cũng có vô, rồi bên cán bộ của công ty (TNHH thủy điện Mê Kông II) người ta chỉ ranh giới tới đâu thì chúng tôi cắm mốc đến đó. Câu hỏi được đặt ra ở đây, liệu rằng cơ quan chức năng sở tại đã làm đúng vai trò và trách nhiệm của mình chưa?!
Tại sao khi khoanh đo diện tích đất và kiểm kê tài sản trên đất trước lúc cưỡng chế chính quyền lại không mời người dân mà chỉ cho mời cán bộ công ty TNHH thủy điện Mê Kông II. Vì sao người dân không nhận được thông báo, hay bất cứ quyết định gì về việc cưỡng chế. Vì sao phương án cưỡng chế thì chỉ có 3 hộ, nhưng lại có 13 hộ dân khiếu nại tố cáo bị chặt phá.
Thương hiệu và Pháp luật sẽ tiếp tục thông tin...
Theo Điều 88 Luật xử lý vi phạm hành chính quy định về việc thi hành quyết định cưỡng chế như sau: 2. Cá nhân, tổ chức nhận được quyết định cưỡng chế phải nghiêm chỉnh chấp hành quyết định cưỡng chế và phải chịu mọi chi phí về việc tổ chức thực hiện các biện pháp cưỡng chế. 3. Trách nhiệm của cơ quan, tổ chức trong việc phối hợp thi hành quyết định cưỡng chế: a) Cá nhân, tổ chức liên quan có nghĩa vụ phối hợp với người có thẩm quyền ra quyết định cưỡng chế triển khai các biện pháp nhằm thực hiện các quyết định cưỡng chế. b) Lực lượng Cảnh sát nhân dân có trách nhiệm bảo đảm trật tự, an toàn trong quá trình thi hành quyết định cưỡng chế của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cùng cấp hoặc quyết định cưỡng chế của các cơ quan nhà nước khác khi được yêu cầu. c) Tổ chức tín dụng nơi cá nhân, tổ chức bị cưỡng chế thi hành mở tài khoản phải giữ lại trong tài khoản của cá nhân, tổ chức đó số tiền tương đương với số tiền mà cá nhân, tổ chức phải nộp theo yêu cầu của người có thẩm quyền ra quyết định cưỡng chế. Trường hợp số dư trong tài khoản tiền gửi ít hơn số tiền mà cá nhân, tổ chức bị cưỡng chế phải nộp thì tổ chức tín dụng vẫn phải giữ lại và trích chuyển số tiền đó. Trong thời hạn 05 ngày làm việc trước khi trích chuyển, tổ chức tín dụng có trách nhiệm thông báo cho cá nhân, tổ chức bị cưỡng chế biết việc trích chuyển; việc trích chuyển không cần sự đồng ý của họ”. |
Quỳnh Trang- Trần Nhật- Đặng Đức
Tin khác
-
Giá đào Tết tăng cao khiến khách mua không mặn mà, người bán lo lắng
-
Bánh kẹo, bia hàng Tết vẫn đang "ngóng" khách
-
Việt Nam nỗ lực phát triển nhân lực đáp ứng công nghệ cao và chuyển đổi số quốc gia
-
Hàng trăm sản phẩm đặc sản, OCOP hội tụ, phục vụ người tiêu dùng dịp Tết tại TP. Hồ Chí Minh
-
Hà Nội nằm trong top 50 thành phố tốt nhất thế giới năm 2025
-
Miền Bắc sẽ rét buốt kèm mưa phùn vào dịp Tết Nguyên Đán 2025
4 dự án thành phần cao tốc Bắc Nam sắp đi vào hoạt động
Bộ GTVT vừa thông tin kế hoạch trong năm 2025, có 4 dự án cao tốc Bắc - Nam dự kiến hoàn thành, đưa vào khai thác dịp 30/4/2025.19/01/2025 09:00:36Cô Tô: Xuân biên cương, Tết hải đảo ấm lòng dân bản
Mỗi độ Tết đến, Xuân về, chương trình “Xuân Biên phòng ấm lòng dân bản” lại trở thành một điểm sáng nghĩa tình chăm lo đời sống...19/01/2025 08:53:00Thanh Hóa: Khởi tố 2 đối tượng trốn thuế khai thác khoáng sản
(TH&PL) – Ngày 18/1, nguồn tin từ Công an Thanh Hóa cho biết cơ quan này vừa khởi tố, bắt tạm giam 2 đối tượng về hành vi trốn thuế hơn 2,1 tỷ...18/01/2025 21:43:25Hà Nội phê duyệt đề án quản lý hệ thống camera giám sát tập trung
THPL - Ngày 18/01/2025, UBND TP Hà Nội đã chính thức phê duyệt đề án tổng thể về quản lý hệ thống camera giám sát tập trung, nhằm nâng cao...18/01/2025 15:36:14
ĐỌC NHIỀU NHẤT
Quảng bá thương hiệu Việt
-
Bản hòa ca Tết Việt chính thức ngân lên tại Home Hanoi Xuan 2025
(THPL) - Sáng ngày 16/1/2025, tại Mailand Hanoi City, Bắc An Khánh, Hoài Đức, Hà Nội, đường hoa Home Hanoi Xuan 2025 đã chính thức mở cửa, chào đón du khách thập phương đến tham quan và trải nghiệm không gian rực rỡ, đậm chất Tết cổ truyền Việt Nam. Cùng ngày, Bộ Ngoại giao tổ chức Chương trình Ngoại giao văn hóa với chủ đề "Bản hòa ca Tết Việt," với sự tham gia của gần 150 đại biểu, các nữ đại sứ, phu nhân đại sứ, các nhà ngoại giao nữ… - Vinhomes Golden Avenue “chơi lớn” tặng cư dân và du khách gala âm nhạc...
- Chuyên gia lý giải nguyên nhân bộ đôi xe điện VinFast VF 3, VF 7 áp đảo các...
- Vì sao các thương hiệu và tỷ phú thế giới chọn Phú Quốc là điểm đến...
Tôn vinh thương hiệu toàn cầu
-
VinUni nhận bằng khen của Bộ GD&ĐT vì những đóng góp xuất sắc
(THPL) - Sau 5 năm thành lập, từ một dự án trên giấy, một “ngôi trường 0 tuổi”, VinUni đã trở thành một hiện tượng giáo dục khi là trường đại học trẻ nhất và nhanh nhất thế giới đạt chứng nhận QS 5 sao toàn diện. Nhân dịp 5 năm ngày truyền thống, VinUni vừa được nhận bằng khen từ Bộ trưởng Bộ GD&ĐT cho những thành tích và đóng góp xuất sắc thời gian qua. - Capella Hanoi và InterContinental Danang Sun Peninsula Resort lọt top những khách...
- LPBank gia nhập câu lạc bộ lợi nhuận 10 nghìn tỷ
- BIDV - Top 10 “Sao Vàng Đất Việt” năm 2024
- Bán ống hàn titan
- Quạt hút ly tâm SunFan giá tốt
- pallet cũ Duy Thái
- Công ty Hòa Phong pack chuyên màng pe