Chính thức chuyển giao 63 Cục Quản lý thị trường về địa phương
(THPL) - Bộ trưởng Công Thương đã trao biên bản bàn giao Cục Quản lý thị trường từ Bộ này về UBND các tỉnh, thành phố theo tinh thần chỉ đạo tại Nghị quyết số 18.

Tại Hội nghị chuyển giao Cục Quản lý thị trường (QLTT) các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương về địa phương quản lý, chiều 17/3, ông Trần Hữu Linh, Cục trưởng Cục Quản lý và Phát triển thị trường trong nước (Bộ Công Thương) cho biết, hiện tại có 62/63 tỉnh, thành phố trên cả nước đã ký kết chuyển giao.
Nghị định 40/2025/NĐ-CP quy định, Bộ Công Thương thực hiện chức năng quản lý nhà nước về công nghiệp, thương mại, trong đó có QLTT. Theo đó, lực lượng quản lý thị trường có chức năng kiểm tra, hướng dẫn trực tiếp; chủ trì và phối hợp với các bộ, ngành, địa phương trong công tác đấu tranh phòng, chống hàng giả; có chức năng nhiệm vụ chỉ đạo, giám sát, kiểm tra lực lượng trên toàn quốc.

Cục trưởng Trần Hữu Linh lưu ý, thay đổi mô hình cần tránh cát cứ địa bàn, đảm bảo tính liên thông, sự phối hợp giữa các địa phương với Bộ Công Thương trong công tác đấu tranh phòng, chống hàng giả, buôn lậu và gian lận thương mại.
Ông cũng chỉ rõ, các hành vi vi phạm ngày càng tinh vi, phức tạp; hàng giả, hàng xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp, sở hữu trí tuệ ngày càng gia tăng. Bên cạnh các hành vi diễn ra trên môi trường truyền thống, thương mại điện tử cũng đang đặt ra nhiều thách thức cho lực lượng quản lý thị trường.
"Có sự thay đổi về mô hình tổ chức nhưng màu áo, trách nhiệm của QLTT không thay đổi, cần sự phối hợp sâu sát, chặt chẽ hơn giữa UBND các tỉnh với Cục Quản lý và Phát triển thị trường trong nước cũng như Bộ Công Thương", ông Linh nhấn mạnh.
Tại hội nghị, Bộ trưởng Công Thương Nguyễn Hồng Diên nhấn mạnh, để đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc, Đảng và Nhà nước đã có chủ trương quan trọng về tiếp tục đổi mới, sắp xếp, kiện toàn tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị, bảo đảm tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả.
Trong đó, chỉ đạo kết thúc mô hình tổ chức của Tổng cục Quản lý thị trường và chuyển giao các Cục Quản lý thị trường ở địa phương về UBND các tỉnh, thành phố quản lý. Việc này nhằm mục tiêu nâng cao tính chủ động, linh hoạt, nắm bắt sát tình hình thị trường, có thể phản ứng nhanh chóng và hiệu quả hơn đối với những biến động của thị trường tại địa phương.

Việc kết thúc mô hình tổ chức của Tổng cục Quản lý thị trường và chuyển giao các cục quản lý thị trường về UBND các tỉnh, thành phố quản lý nhằm mục tiêu nâng cao tính chủ động, linh hoạt, nắm bắt sát tình hình thị trường, có thể phản ứng nhanh chóng và hiệu quả hơn đối với những biến động của thị trường tại địa phương.
Với chức năng nhiệm vụ của Bộ Công Thương, Chính phủ tiếp tục giao nhiệm vụ là quản lý nhà nước về công tác quản lý, kiểm tra, kiểm soát thị trường, chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Vì vậy, việc chuyển giao này không làm thay đổi nhiệm vụ trọng tâm của lực lượng quản lý thị trường mà chỉ thay đổi về mô hình hoạt động.
Do đó, để lực lượng thực hiện tốt vai trò trong tình hình mới, ông Diên yêu cầu các đơn vị cần tiếp tục phối hợp chặt chẽ với Bộ Công Thương trong việc tham mưu, ban hành hoặc sửa đổi bổ sung các quy định pháp luật, cơ chế chính sách.
Chú trọng xử lý các vấn đề liên quan đến bàn giao quản lý tài chính, ngân sách, tài sản công và chuyển tiếp quản lý dự án đầu tư công của lực lượng về địa phương quản lý. Sớm kiện toàn cơ cấu tổ chức và công tác cán bộ để các chi cục quản lý thị trường ổn định bộ máy, không để bị ảnh hưởng hoặc gián đoạn công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường.
Theo thống kê sơ bộ từ lực lượng QLTT cho thấy, từ tháng 10/2018 đến 28/2/2025, toàn lực lượng quản lý thị trường đã kiểm tra 665.168 vụ, xử phạt vi phạm hành chính 417.604 vụ vi phạm, chuyển cơ quan tiến hành tố tụng 911 vụ để xem xét, khởi tố hình sự.
Tổng số tiền xử lý vi phạm 5.542 tỷ đồng, trong đó, thu nộp ngân sách nhà nước 3.376 tỷ đồng; trị giá tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tịch thu, áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả, chuyển giao trị giá lên tới hơn 2.166 tỷ đồng.
Từ ngày 1/3/2025, thực hiện Nghị định 40/2025/NĐ-CP của Chính phủ quy định chức năng nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công Thương, mô hình Tổng cục Quản lý thị trường kết thúc. Thay vào đó, Cục Quản lý và Phát triển thị trường trong nước được thành lập trên cơ sở chức năng nhiệm vụ, bộ máy của Tổng cục Quản lý thị trường và Vụ Thị trường trong nước.
Tuấn Kiệt
Tin khác
Ngân hàng Phương Đông tiếp tục nằm trong Top Ngân hàng mạnh nhất Việt Nam
Thủ tướng chỉ đạo triển khai quyết liệt các giải pháp bảo đảm cung ứng điện
Vinmec được công nhận là Trung tâm xuất sắc về Dị ứng - Miễn dịch nhờ góp phần chuẩn hóa và nâng cao năng lực toàn ngành
Đề xuất tiếp tục giảm 2% thuế VAT đến hết năm 2026
Khoảng 170.000 tỷ đồng chi cho cán bộ thôi việc khi tinh gọn bộ máy
Cục Quản lý Dược yêu cầu tăng cường kiểm tra kinh doanh mỹ phẩm trên TikTok, Zalo
Bộ Công an sẽ tăng cường kiểm tra, giám sát hoạt động quảng cáo trên truyền thông
(THPL) - Bộ Công an sẽ phối hợp với các cơ quan quản lý nhà nước tăng cường kiểm tra, giám sát hoạt động quảng cáo, kiểm duyệt nội dung...23/04/2025 15:45:55Dự báo giá xăng tăng mạnh trong kỳ điều hành ngày mai 24/4
(THPL) - Dựa vào diễn biến của giá xăng dầu thế giới, một số doanh nghiệp nhận định, giá xăng dầu trong nước tại kỳ điều hành ngày...23/04/2025 15:33:07Triển khai chi trả lương hưu, trợ cấp BHXH trước ngày nghỉ lễ 30/4 – 1/5
(THPL) - Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam đã quyết định triển khai chi trả lương hưu và trợ cấp BHXH của tháng 5/2025 sớm hơn thông lệ cho hơn...23/04/2025 14:33:35Nhiều mẫu ô tô Trung Quốc vừa ra mắt tại Việt Nam đã đồng loạt giảm giá
(THPL) - Thị trường ô tô Việt Nam đầu năm 2025 chứng kiến làn sóng xe Trung Quốc gia nhập ngày càng mạnh mẽ, với sự xuất hiện của các...23/04/2025 13:45:39