Cảnh báo hiện tượng kẻ xấu lừa tiền, dụ dỗ nữ sinh ở lớp học trực tuyến
(THPL) - Thời gian gần đây, một số lớp học online xuất hiện người lạ chuyên đi phá hoại những buổi học và cuộc họp, làm ảnh hưởng đến chất lượng công việc, học tập. Thậm chí họ còn đẩy giảng viên ra khỏi phòng học trực tuyến, chiếm luôn vai trò chủ trì.
Tin liên quan
- Tổng cục Hải quan cảnh báo chiêu trò trốn thuế trong nhập khẩu thép
Sàn TMĐT cần có trách nhiệm trong ngăn chặn hàng giả, hàng nhập lậu
Hà Nội: Bắt giữ 2 tàu khai thác cát trái phép trên sông Hồng
Lực lượng QLTT phát hiện và xử lý hơn 41.700 vụ vi phạm trong 10 tháng
Vì sao UBND TP Sầm Sơn chưa thực hiện nghiêm bản án tòa đã tuyên?
» Cảnh báo trang web giả mạo Bộ GD&ĐT rao bán bằng giả
» Cảnh báo mạo danh gói cứu trợ của ví điện tử để lừa đảo
» Hơn 2 triệu học sinh Hà Nội tiếp tục học trực tuyến
Theo báo VTV News đưa tin, trong một giờ học Toán online của học sinh lớp 10, kẻ xấu đã tự vào lớp học chèn vào những hình ảnh phản cám để phá đám lớp học. Anh Ngô Minh Hiếu (còn được gọi là Hiếu PC) - chuyên viên an toàn thông tin của Trung tâm Giám sát an toàn không gian mạng quốc gia - đã tìm ra các nhóm chuyên đi phá hoại các buổi học, cuộc họp trực tuyến trực tuyến trên Zoom, Google Meet, Micorosoft Team. Chúng ẩn dưới những cái tên như Nguyễn Thanh Sơn, Long Phạm lẫn vào tên học sinh trong lớp học để gây rối.
Còn ở một nhóm Zalo phụ huynh ở Hải Dương, kẻ xấu giả mạo tài khoản cô chủ nhiệm rồi yêu cầu phụ huynh đóng tiền. Đã có 6 phụ huynh chuyển hơn 25 triệu đồng vào tài khoản này. Kẻ xấu vào lớp học dụ dỗ các nữ sinh tham gia các cuộc thi sắc đẹp rồi lạm dụng hình ảnh, quấy rối và bắt nạt.
Trước đó báo Tuổi trẻ đưa tin, ngày 9/10, buổi học online trên ứng dụng Zoom môn kinh tế chính trị Mác - Lênin của giảng viên H. - Trường ĐH Ngoại ngữ tin học TP.HCM - bị 5-6 người lạ vào phá. Nhóm này vẽ bậy lên màn hình, chửi tục, chia sẻ video clip. Đỉnh điểm là nhóm này chiếm quyền kiểm soát lớp học của giảng viên, đẩy giảng viên ra khỏi lớp học.
Một sinh viên cho biết lớp hơn 80 người, nhưng có nhóm người lạ vô, lớp có đến 91 thành viên. "Khi nhóm này ăn nói tục tĩu, tôi đã phải thoát khỏi lớp học. Mấy chục sinh viên và thầy bị ảnh hưởng, cả buổi không học được gì. Qua nói chuyện thì nhóm này là học sinh THPT".
Tương tự, một số lớp học trực tuyến tại Trường ĐH Công nghiệp thực phẩm TP.HCM trên nền tảng Zoom cũng bị một nhóm "trẻ trâu" vào phá. Một sinh viên cho biết nhóm này vô bật tiếng nói của một số nhân vật trên mạng xã hội. Nhóm này còn đổi tên các thành viên trong lớp, liên tục bấm biểu tượng giơ tay cho giảng viên gọi tên, làm nhiễu lớp học. "Tiền đóng học phí là không ít. Các bạn không muốn học hãy xin nghỉ để người khác học. Chưa kể lại là môn chuyên ngành nữa" - sinh viên bức xúc nói.
Ở một lớp học khác, một nhóm người lạ cũng vào lớp học chửi thề, chia sẻ video clip ca nhạc, vẽ bậy lên màn hình… Thậm chí có người còn cố tình đổi tên cho giống với tên sinh viên trong lớp rồi phát biểu bậy bạ khiến sinh viên thật bị ảnh hưởng.
Không chỉ các lớp học, ngay cả một số hội thảo cũng bị người lạ vào phá đám. Ông Thái Doãn Thanh - phó hiệu trưởng Trường ĐH Công nghiệp thực phẩm TP.HCM cho biết khi tham gia một hội thảo khoa học thuần túy mới đây, một nhóm người lạ cũng vào phát biểu bậy bạ, chửi thề, chia sẻ màn hình các hình ảnh, video clip không liên quan làm hội thảo bị gián đoạn khá lâu để ban tổ chức xử lý.
Trước thực trạng trên, các chuyên gia cảnh báo người dùng không tùy tiện cung cấp email, ID và mật khẩu và đường dẫn. "Cẩn trọng trong xét duyệt người tham gia các buổi họp. Những kẻ xấu có biểu hiện lạ thì kick họ ra ngay, tắt tính năng chia sẻ video và cửa sổ màn hình" - anh Ngô Minh Hiếu - Trung tâm Giám sát an toàn không gian mạng quốc gia nói.
"Cần nâng cao nhận thức của giáo viên, học sinh và nhà trường, làm sao để biết các nguy cơ và cảnh giác, trang bị kiến thức cho con học trực tuyến chứ nếu không biết sẽ rất nguy hiểm" - ông Tô Hồng Nam - Phó Cục trưởng Cục Công nghệ thông tin, Bộ Giáo dục và Đào tạo nói.
Các chuyên gia cũng khuyến cáo người dùng cẩn trọng khi dùng các phần mềm miễn phí có nhiều lỗ hổng bảo mật, nên chọn các phần mềm có bản quyền, xác minh trước khi chuyển tiền đồng thời báo cáo ngay cho nhà trường, cơ quan chức năng khi có dấu hiệu lừa đảo.
Phương Anh (tổng hợp)
Tin khác
-
Nghệ nhân Hồ Đắc Thiếu Anh – Người nâng tầm văn hóa ẩm thực Việt Nam
-
Đạo diễn Phạm Hoàng Nam: “Tôi nhìn thấy một Bức Tường trẻ”
-
Bữa sáng Ruy băng trắng "Phụ nữ làm chủ kinh tế - làm chủ cuộc đời"
-
Thanh Hóa: Khởi tố, bắt tạm giam 2 đối tượng có hành vi xúc phạm Quốc kỳ
-
Sau 10 tháng, PNJ ghi nhận doanh thu hơn 32.000 tỷ
-
Hà Nội: Phạt hành chính 10 cơ sở y dược vi phạm quy định
Mạng xã hội đầu tiên về bất động sản - Home Today chính thức ra mắt
(THPL) - Ngày 21/11/2024, mạng xã hội Home Today chính thức ra mắt, đánh dấu một bước tiến mới trong lĩnh vực bất động sản, kiến trúc - xây...22/11/2024 16:10:00Sở Công Thương Hà Nội: mở rộng kết nối giao thương lĩnh vực khuyến công
(THPL) - Với mục tiêu nâng cao hiệu quả trong hỗ trợ phát triển làng nghề và công nghiệp nông thôn (CNNT), đồng hành cùng doanh nghiệp, cơ sở...22/11/2024 14:57:22Hồ Ngọc Hà: 'Fan là động lực lớn nhất để tôi có thể tiếp tục duy trì làm nghề'
Ca sĩ Hồ Ngọc Hà tiết lộ bản thân cũng như nhiều nghệ sĩ khác cũng có lúc bị bế tắc, bị bí ý tưởng.22/11/2024 14:54:29Ngân hàng đồng hành cùng doanh nghiệp đẩy mạnh sản xuất kinh doanh cuối năm
(THPL) - Dịp cuối năm, nhằm đồng hành cùng người dân, doanh nghiệp tăng tốc sản xuất kinh doanh, Nam A Bank triển khai hàng loạt giải pháp tín...22/11/2024 14:51:09
ĐỌC NHIỀU NHẤT
Quảng bá thương hiệu Việt
-
Người dùng tranh thủ cơ hội “đổi xe toàn dân” để lên đời xe điện VinFast
(THPL) - Chính sách “Thu cũ - Đổi mới” của VinFast và FGF đang kích thích nhu cầu đổi xe xăng cũ sang xe điện mới của người tiêu dùng Việt với tổng ưu đãi lên đến 553 triệu đồng. - BIC khai trương chi nhánh mới tại Thanh Hóa
- Xe điện VinFast thiết lập chuẩn mực mới cho thị trường ô tô Việt Nam
- Hành trình nghệ thuật Việt Nam thế kỷ 20 qua phiên đấu giá đặc biệt của...
Tôn vinh thương hiệu toàn cầu
-
Giải thưởng “Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024” xướng tên Vietjet, FPT, Vingroup
(THPL) - Hãng hàng không Vietjet vừa được vinh danh trong top “Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024” tại lễ trao giải do Anphabe tổ chức và Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) bảo trợ, diễn ra ngày 20/11. - Vingroup thuộc top 10 nơi làm việc tốt nhất Việt Nam năm 2024
- Vinamilk nhận loạt giải thưởng về quản trị và phát triển bền vững
- VINBIGDATA lọt top 10 thế giới về công nghệ nhận diện khuôn mặt