06:55 ngày 19/01/2025 | HOTLINE : 0983.88.33.66 | Email: bbt.thpl199@gmail.com
Liên hệ quảng cáo: 090.1111.388
DÒNG SỰ KIỆN

Cảnh báo các thủ đoạn chiếm đoạt Facebook dịp cuối năm

10:44 23/12/2020

(THPL) - Trong những ngày gần đây, nhiều người dùng Facebook bức xúc khi bị chiếm quyền sử dụng tài khoản bằng một vài thủ đoạn như bị lừa click vào một đường link giả mạo hay bị gắn thẻ vào một bài viết có chứa đường link độc hại.

Báo VTC News đưa tin, cụ thể, theo như chia sẻ từ chủ Facebooker An Chi Nguyễn “Em click vào game Cuộc đời bạn màu gì? đột nhiên sau đó có tin nhắn gửi email yêu cầu kiểm tra đăng nhập và cung cấp mật khẩu tài khoản Facebook, khi đó em biết nick của em bị hack”.

Còn theo anh Quý Quang (ngụ Quận 7, TP.HCM) cho biết: “Khi chơi games Cuộc đời bạn màu gì? tôi phát hiện Facebook của mình đang đăng nhập trên một thiết bị khác, ngay lập tức tôi đã đổi mật khẩu và xóa ứng dụng OMG khỏi Facebook”.

Hoặc khi nhấn xem bài viết, người dùng được dẫn tới một trang mới giống giao diện đăng nhập Facebook. Nếu điền thông tin tài khoản và mật khẩu, người dùng có khả năng bị mất thông tin đăng nhập. Thậm chí, một số người cho biết chỉ cần click vào xem nội dung bài viết cũng bị mất quyền đăng nhập tài khoản.

Nếu đăng nhập thông tin trong trang giả mạo này, thì thông tin username (tên đăng nhập), password (mật khẩu) sẽ được lưu lại vào cơ sở dữ liệu của bọn xấu.Và khi bị mất tài khoản thì bọn xấu sẽ dùng tài khoản này spam đường link giả mạo lừa đánh cắp tài khoản của người khác hoặc lừa mượn tiền, mua card điện thoại", Facebooker Long Trần nói.

Game "Cuộc đời màu gì?"  lấy cắp thông tin người dùng (Nguồn: Internet)

Mặc dù không phải hình thức lừa đảo mới nhưng trong những ngày gần đây, số lượng người dùng Facebook bị lừa khá nhiều. Kẻ xấu sau khi chiếm đoạt tài khoản sẽ đóng giả người dùng trò chuyện với bạn bè nhằm mục đích chiếm đoạt tài sản và lừa đảo khác

Liên quan đến vấn đề trên, trao đổi với báo Lao Động, Thiếu tướng Trần Ngọc Hà - Cục trưởng Cảnh sát hình sự (C02), Bộ Công an - cho biết, để đối tượng lừa đảo được chính là người sử dụng Facebook mất cảnh giác. Sau khi đối tượng chiếm đoạt được tài khoản mạng xã hội, nắm được các thông tin đã liên hệ với những người trong nhóm nạn nhân thường liên lạc.

Những người bị lừa này tưởng rằng đó chính là người quen của mình, cho nên không kiểm tra, mất cảnh giác, tin tưởng nên đã chuyển tiền. Cũng theo ông Hà, thông thường, tài sản chiếm đoạt không lớn. Chỉ vì không lớn cho nên người được hỏi vay mượn nghĩ rằng đó là nhu cầu cấp bách của bạn mình, tưởng thật nên đã chuyển tiền.

Trong thời kỳ công nghệ phát triển, mạng xã hội trở thành nhu cầu thường xuyên của người dân, các đối tượng tội phạm cũng liên tục nghiên cứu tìm ra những lỗ hổng cũng như sự mất cảnh giác của người sử dụng. Chúng tìm những bí mật thông tin của người dùng mạng xã hội để khai thác, lợi dụng phạm tội, chiếm đoạt.

Cũng theo ông Hà, lực lượng công an nói chung và Cục Cảnh sát hình sự cũng đã có nhiều khuyến cáo. Việc chiếm đoạt tài khoản mạng xã hội cũng chỉ một trong những thủ đoạn lợi dụng công nghệ để lừa đảo, chiếm đoạt tài sản.

Người dân trước khi nhận được các yêu cầu, giúp đỡ, một là cần phải nghiên cứu kỹ các thông tin xem có gì bất thường hay không. Thứ hai, đặc biệt cần xem xét những người chưa bao giờ vay mượn tiền, nhờ vả mình mà giờ lại hỏi, điều này là bất thường, cần phải kiểm tra lại. Thứ ba, khi chuyển tiền, có những thông tin vậy thì cũng cần phải kiểm tra lại trước khi chuyển tiền.

Thanh Thanh (tổng hợp)

Bình luận

Bình luận

Tin khác

Quảng bá thương hiệu Việt

Tôn vinh thương hiệu toàn cầu