18:31 ngày 25/04/2024 | HOTLINE : 0911.344.555 | Email: bbt.thpl@gmail.com
Liên hệ quảng cáo: 0942.106.666

DÒNG SỰ KIỆN

Cẩn trọng trước những lời mời đặt cọc mua nhà đất giá rẻ mùa dịch

22:10 17/08/2021

(THPL) - Lừa bán nhà, đất, nhận tiền đặt cọc rồi trốn mất tăm là cái bẫy mà nhiều người mua nhà dính phải trong thời gian dịch bệnh COVID-19. Những chiêu lừa đảo bán nhà, đất này đã khiến không ít người mua và thậm chí cả người bán cũng rơi vào cảnh “tiền mất, tật mang”.

Tạp chí Reatimes cho hay, “Thoát hàng nhanh vì dịch”, “nợ ngân hàng buộc bán lỗ”... là những lời rao bán bất động sản nhằm thu hút người mua nhà để ở lẫn nhà đầu tư trong thời điểm dịch bệnh COVID-19 đang bùng phát. Tuy nhiên, các chuyên gia cảnh báo người mua lẫn người bán cần cẩn trọng khi tiến hành giao dịch để tránh sập bẫy lừa đảo.

Được biết, khi người mua giao tiền cọc, theo hợp đồng thì sau 1 - 2 tháng sẽ ký kết hợp đồng mua bán. Tuy nhiên, khi tới thời hạn, người bán viện đủ lý do không thể ra công chứng rồi bỏ trốn.

Báo Pháp luật TP.HCM đưa tin, ông Thuần (ngụ quận Gò Vấp, TP.HCM) cho biết, cách đây mấy tháng ông đặt cọc mua miếng đất của một người quen qua bạn bè là ông B. “Ông ấy gửi giấy tờ nhà qua Zalo, ảnh chụp sổ phôtô nhưng đứng tên người khác. Ông B. giải thích đó là tên vợ rồi yêu cầu tôi đặt cọc 50 triệu đồng. Thấy tôi chần chừ, ông nói vì là chỗ quen biết nên giảm xuống 30 triệu đồng, hẹn hết giãn cách xã hội sẽ ra công chứng” - ông Thuần kể. Sau đó, ông Thuần đề nghị làm hợp đồng đặt cọc rồi ship qua để hai bên ký nhưng ông B. cứ hứa hẹn rồi tắt máy, mất liên lạc luôn.

Cần cảnh giác trước lời mời cọc nhà, bán đất giá rẻ mùa dịch. Ảnh minh họa

Tương tự, ông Thành (quận 12) lại bị người bán lừa, lấy nhà của người khác bán cho ông. Trước đó, ông Thành thấy tin rao một căn nhà hơn 100m2 ở quận 12, có sổ hồng mà giá chưa tới 2 tỷ đồng. Người rao tin tên Nguyễn Văn Dũng. Khi xem giấy tờ nhà, ông Thành thấy tên chủ nhà là người khác nên thắc mắc. Ông Dũng đã gửi một giấy tờ thỏa thuận giữa ông và người đứng tên mảnh đất, nội dung thể hiện ông Dũng là chủ đất thật sự, nhờ người đứng tên thay.

“Cả tin và cũng vì ham rẻ, tôi đặt cọc 100 triệu đồng, về sau mới biết giấy thỏa thuận kia là giả. Ông Dũng nhiều lần hứa hẹn nhưng vẫn chưa đi làm thủ tục sang tên như thỏa thuận. Tôi đã gửi đơn tố cáo đến cơ quan công an” - ông Thành nói. Sau đó, ông Thành nhờ người xác minh mới biết chủ đất có nhờ môi giới bán đất nhưng giá cao hơn nhiều giá ông Dũng rao và họ cũng không biết ông Dũng là ai.

Trước thực trạng trên, ông Nguyễn Vũ, chuyên gia đầu tư BĐS chia sẻ, kinh nghiệm người mua khi xuống tiền đặt cọc, ngoài việc kiểm tra giấy tờ pháp lý thì phải xem xét thông tin quy hoạch của cả khu vực. Người mua nên liên hệ với các phòng quản lý đô thị nằm trong UBND cấp quận, huyện để nắm rõ.

Ngoài ra, trước khi đặt cọc, người mua phải kiểm tra tính pháp lý của BĐS dựa trên tiêu chí có bị chặn giao dịch chuyển nhượng hay không. Một số trường hợp BĐS bị cấm giao dịch chuyển nhượng như vi phạm trật tự xây dựng, BĐS có tranh chấp hoặc đang thế chấp ngân hàng.

Theo thống kê của Bộ Xây dựng, kể từ năm 2016 đến nay, có khoảng 1.040 dự án xây dựng nhà ở xã hội dành cho người thu nhập thấp tại khu vực đô thị và công nhân khu công nghiệp. Trong đó có 507 dự án nhà ở xã hội độc lập và 533 dự án nhà ở xã hội được xây dựng trên quỹ đất 20% của các dự án nhà ở thương mại, dự án phát triển đô thị.

Trong số này, hiện đã hoàn thành 248 dự án với quy mô xây dựng khoảng hơn 103.500 căn, có tổng diện tích khoảng hơn 5,1 triệu m2. Các chủ đầu tư đang tiếp tục triển khai 264 dự án với quy mô xây dựng khoảng 216.500 căn, có tổng diện tích khoảng 10,8 triệu m2.

Phương Linh (tổng hợp)

Bình luận

Bình luận

Tin khác

Quảng bá thương hiệu Việt

Tôn vinh thương hiệu toàn cầu