Cần khắc phục hạn chế, bất cập trong thực hiện chính sách dân tộc
(THPL) - Sáng 28/5, Quốc hội nghe Tờ trình của Chính phủ và thẩm tra về quyết định đầu tư “Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển KT-XH vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi”, giai đoạn 2021-2030 (Chương trình).
Tin liên quan
- Thủ tướng yêu cầu khẩn trương rà soát, xử lý dứt điểm các dự án tồn đọng
“Bỏ quên” đấu giá, Thung lũng hoa Hồ Tây kinh doanh trái phép gần 1 năm?
Thương hiệu là cam kết phát triển bền vững để "Vươn mình tiến vào Kỷ nguyên Xanh"
Bộ Chính trị điều động, chỉ định tân Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ninh
Phê chuẩn kết quả bầu Phó Chủ tịch UBND tỉnh Phú Thọ
» Quốc hội giám sát tối cao về phòng, chống xâm hại trẻ em
» Hôm nay Quốc hội thảo luận về dự án Luật Hòa giải, đối thoại tại Tòa án
» Hôm nay Quốc hội thảo luận về dự án Luật Hòa giải, đối thoại tại Tòa án
Tờ trình của Chính phủ do Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Đỗ Văn Chiến trình bày cho biết về tính cần thiết cho việc thực hiện đầu tư Chương trình.
Nước ta có 53 dân tộc thiểu số với hơn 14 triệu người, gần 3 triệu hộ, cư trú thành cộng đồng ở 51 tỉnh, thành phố, 548 huyện, 5.266 đơn vị hành chính cấp xã, trong đó có 382 xã biên giới. Địa bàn cư trú chủ yếu ở vùng Tây Bắc, Tây Nguyên, Tây Nam Bộ và Tây Duyên hải miền Trung, chiếm 3/4 diện tích cả nước. Đây là vùng trọng yếu về quốc phòng, an ninh, đối ngoại; có nhiều tài nguyên khoáng sản, có hệ sinh thái động, thực vật đa dạng; có trên 14 triệu ha rừng, là đầu nguồn sinh thủy, gắn với các công trình thủy điện quốc gia vừa cung cấp điện, vừa cung cấp nước sản xuất, sinh hoạt cho vùng hạ du và khu vực đồng bằng.
Tuy nhiên, hiện nay vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi (DTTS&MN) vẫn là vùng khó khăn nhất, chất lượng nguồn nhân lực thấp nhất, KT-XH phát triển chậm nhất, tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản thấp nhất, tỷ lệ hộ nghèo cao nhất.
Theo báo Chính phủ, Chính phủ cho rằng, nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng trên là do vùng đồng bào DTTS&MN chủ yếu là núi cao, biên giới, địa hình chia cắt, khí hậu khắc nghiệt, cơ sở hạ tầng KT-XH kém nhất cả nước, xuất phát điểm rất thấp; biến đổi khí hậu, sự cố môi trường diễn ra nghiêm trọng và khó lường… Chi phí sản xuất, lưu thông hàng hóa lớn nên rất khó khăn để thu hút các nguồn lực xã hội đầu tư phát triển KT-XH.
Chính sách hỗ trợ phát triển KT-XH vùng đồng bào DTTS&MN tuy đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng, nhưng còn nhiều đầu mối xây dựng, quản lý, theo dõi; nguồn lực phân tán, dàn trải; chưa phân định rõ trách nhiệm của các cấp, các ngành nên hiệu quả sử dụng vốn đầu tư thấp; chưa khai thác được tiềm năng, lợi thế của vùng, phát huy nội lực của đồng bào để đẩy mạnh phát triển toàn diện vùng đồng bào DTTS&MN.
Theo Bộ trưởng Đỗ Văn Chiến, việc xây dựng Chương trình là giải pháp quan trọng nhất, quyết định việc thực hiện thắng lợi các mục tiêu, chỉ tiêu đã được Quốc hội phê duyệt tại Nghị quyết số 88/2019/QH14 ngày 18/11/2019. Đồng thời, Chương trình sẽ góp phần tích cực để phát huy ưu điểm, khắc phục hạn chế, khuyết điểm trong công tác dân tộc và thực hiện chính sách dân tộc hiện nay.
Chương trình mục tiêu quốc gia được thực hiện ở địa bàn vùng dân tộc thiểu số và miền núi là các xã, thôn có tỷ lệ hộ dân tộc thiểu số từ 15% trở lên, phân định theo trình độ phát triển, bao gồm địa bàn đặc biệt khó khăn (xã khu vực III, thôn đặc biệt khó khăn), địa bàn còn khó khăn (xã khu vực II), địa bàn bước đầu phát triển (xã khu vực I).
Chương trình gồm 10 dự án thành phần, đề ra 8 nhóm chỉ tiêu đến năm 2025, trong đó giảm tỷ lệ hộ nghèo vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi hằng năm trên 3%; phát triển bền vững sinh kế, tăng thu nhập bình quân của người dân tộc thiểu số lên hơn 2 lần so với năm 2020; phấn đấu giảm trên 60% số xã, thôn đặc biệt khó khăn so với tiêu chí năm 2020... Đến năm 2030 sẽ hoàn thành 6 nhóm chỉ tiêu, trong đó tăng thu nhập bình quân của người dân tộc thiểu số lên tối thiểu bằng 1/2 bình quân chung của cả nước; giảm tỷ lệ hộ nghèo xuống dưới 10%; cơ bản không còn các xã, thôn đặc biệt khó khăn…
Thời gian thực hiện Chương trình là 10 năm (2021-2030), chia làm 2 giai đoạn: Giai đoạn 2021-2025 và giai đoạn 2026-2030. Tổng nguồn vốn thực hiện giai đoạn 2021-2025 tối thiểu 137.664,95 tỷ đồng. Trong đó ngân sách Trung ương tối thiểu 104.954,01 tỷ đồng, vốn đầu tư phát triển tối thiểu 50.629,16 tỷ đồng. Tổng vốn thực hiện giai đoạn 2026-2030 dự kiến 134.270,70 tỷ đồng.
Theo báo Hà Nội mới, Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội Hà Ngọc Chiến cho biết, Hội đồng Dân tộc cơ bản tán thành với sự cần thiết xây dựng Chương trình mục tiêu quốc gia như tờ trình của Chính phủ. Đây là một chương trình có tính đặc thù không chỉ phát triển kinh tế - xã hội, mà còn tích hợp thực hiện trên 100 chính sách dân tộc.
Nếu tổ chức thực hiện hiệu quả Chương trình sẽ giải quyết được những bất cập, hạn chế trong thực hiện chính sách dân tộc hiện nay, tạo cơ hội mới cho vùng đồng bào DTTS&MN phát triển, toàn diện, bền vững KT-XH, thu hẹp dần khoảng cách chênh lệch về trình độ phát triển, thu nhập của đồng bào DTTS so với bình quân chung của cả nước.
Hội đồng Dân tộc cho rằng, việc Chính phủ trình Quốc hội phê duyệt Chương trình là chấp hành Nghị quyết số 88/2019/QH14 ngày 18/11/2019 của Quốc hội phê duyệt Đề án tổng thể phát triển KT-XH vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030; để cụ thể kết luận số 65-KL/TWcủa Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện nghị quyết số 24-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá IX về công tác dân tộc trong tình hình mới; thể chế hóa khoản 5 Điều 70 Hiến pháp 2013 Quốc hội quyết định chính sách dân tộc của Nhà nước; cơ bản phù hợp với Luật Đầu tư công, Luật Ngân sách Nhà nước, Luật Quản lý nợ công. Chương trình được xây dựng bảo đảm về cơ sở pháp lý và thực tiễn, phù hợp, thống nhất, đồng bộ của hệ thống pháp luật.
Trên cơ sở đó, Hội đồng Dân tộc cho rằng, cần đẩy mạnh việc phân cấp và nâng cao vai trò, trách nhiệm của chính quyền địa phương; thực hiện công khai, dân chủ, đảm bảo sự tham gia tích cực, chủ động của cộng đồng và người dân trong các khâu thực hiện Chương trình; phát huy tinh thần nỗ lực vươn lên của đồng bào DTTS; thực hiện phương châm “Dân cần, dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân hưởng lợi”,“Xã, thôn có công trình, dân có việc làm, tăng thu nhập”.
Minh Đức (tổng hợp)
Tin khác
-
Nghệ nhân Hồ Đắc Thiếu Anh – Người nâng tầm văn hóa ẩm thực Việt Nam
-
Đạo diễn Phạm Hoàng Nam: “Tôi nhìn thấy một Bức Tường trẻ”
-
Bữa sáng Ruy băng trắng "Phụ nữ làm chủ kinh tế - làm chủ cuộc đời"
-
Thanh Hóa: Khởi tố, bắt tạm giam 2 đối tượng có hành vi xúc phạm Quốc kỳ
-
Sau 10 tháng, PNJ ghi nhận doanh thu hơn 32.000 tỷ
-
Hà Nội: Phạt hành chính 10 cơ sở y dược vi phạm quy định
Mạng xã hội đầu tiên về bất động sản - Home Today chính thức ra mắt
(THPL) - Ngày 21/11/2024, mạng xã hội Home Today chính thức ra mắt, đánh dấu một bước tiến mới trong lĩnh vực bất động sản, kiến trúc - xây...22/11/2024 16:10:00Sở Công Thương Hà Nội: mở rộng kết nối giao thương lĩnh vực khuyến công
(THPL) - Với mục tiêu nâng cao hiệu quả trong hỗ trợ phát triển làng nghề và công nghiệp nông thôn (CNNT), đồng hành cùng doanh nghiệp, cơ sở...22/11/2024 14:57:22Hồ Ngọc Hà: 'Fan là động lực lớn nhất để tôi có thể tiếp tục duy trì làm nghề'
Ca sĩ Hồ Ngọc Hà tiết lộ bản thân cũng như nhiều nghệ sĩ khác cũng có lúc bị bế tắc, bị bí ý tưởng.22/11/2024 14:54:29Ngân hàng đồng hành cùng doanh nghiệp đẩy mạnh sản xuất kinh doanh cuối năm
(THPL) - Dịp cuối năm, nhằm đồng hành cùng người dân, doanh nghiệp tăng tốc sản xuất kinh doanh, Nam A Bank triển khai hàng loạt giải pháp tín...22/11/2024 14:51:09
ĐỌC NHIỀU NHẤT
Quảng bá thương hiệu Việt
-
Người dùng tranh thủ cơ hội “đổi xe toàn dân” để lên đời xe điện VinFast
(THPL) - Chính sách “Thu cũ - Đổi mới” của VinFast và FGF đang kích thích nhu cầu đổi xe xăng cũ sang xe điện mới của người tiêu dùng Việt với tổng ưu đãi lên đến 553 triệu đồng. - BIC khai trương chi nhánh mới tại Thanh Hóa
- Xe điện VinFast thiết lập chuẩn mực mới cho thị trường ô tô Việt Nam
- Hành trình nghệ thuật Việt Nam thế kỷ 20 qua phiên đấu giá đặc biệt của...
Tôn vinh thương hiệu toàn cầu
-
Giải thưởng “Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024” xướng tên Vietjet, FPT, Vingroup
(THPL) - Hãng hàng không Vietjet vừa được vinh danh trong top “Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024” tại lễ trao giải do Anphabe tổ chức và Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) bảo trợ, diễn ra ngày 20/11. - Vingroup thuộc top 10 nơi làm việc tốt nhất Việt Nam năm 2024
- Vinamilk nhận loạt giải thưởng về quản trị và phát triển bền vững
- VINBIGDATA lọt top 10 thế giới về công nghệ nhận diện khuôn mặt