Cán cân thương mại song phương ngành gỗ Việt Nam – Trung Quốc hướng tới cân bằng
(THPL) - Ngày 3/12, Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam phối hợp với các Hiệp hội gỗ và Tổ chức Forest Trend tổ chức Tọa đàm “Thương mại gỗ Việt Nam - Trung Quốc: Cơ hội, thách thức và phát triển ngành gỗ Việt bền vững trong tương lai”.
Tin liên quan
» Xuất khẩu gỗ và lâm sản có mức tăng trưởng ấn tượng trong nửa đầu năm 2021
» Kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam sang thị trường EU tăng trưởng khả quan
Trung Quốc là một trong ba thị trường quan trọng nhất của ngành gỗ Việt Nam, cả về cung và cầu. Kim ngạch thương mại song phương của Việt Nam và Trung Quốc về các mặt hàng gỗ đạt khoảng 2 tỷ USD. Cán cân thương mại song phương gỗ Việt Nam - Trung Quốc hiện đang nghiêng về phía Việt Nam, tuy nhiên có thể đạt cân bằng trong tương lai không xa.
Theo thông tin cập nhật tình hình thương mại gỗ và sản phẩm gỗ giữa Việt Nam và Trung Quốc từ năm 2018 đến hết tháng 9/2021 của nhóm nghiên cứu các Hiệp hội gỗ và Forest Trends cho hay, thương mại về các mặt hàng gỗ giữa Việt Nam và Trung Quốc liên tục được mở rộng trong những năm gần đây. Ở chiều Việt Nam xuất khẩu, Trung Quốc là một trong ba thị trường quan trọng nhất của Việt Nam (sau thị trường Mỹ và Nhật Bản). Kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam tăng mạnh từ khoảng 1 tỷ USD năm 2018 lên trên 1,2 tỷ USD năm 2019, sau đó giảm nhẹ vào năm.
Trong số các mặt hàng xuất khẩu, dăm gỗ, sản phẩm gỗ và ván bóc là các mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu quan trọng của Việt Nam. Trong đó, dăm gỗ quan trọng nhất. Kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này chiếm 70-80% trong tổng kim ngạch xuất khẩu hàng năm.
Cơ cấu các mặt hàng xuất khẩu từ Việt Nam sang Trung Quốc có nhiều thay đổi trong thời gian gần đây. Các mặt hàng như sản phẩm gỗ, gỗ tròn, gỗ xẻ giảm mạnh trong khi dăm gỗ và ván bóc tăng mạnh. Trong đó, mặt hàng ván bóc có lượng xuất khẩu tăng đột biến. Lượng xuất năm 2020 tăng 126% so với lượng xuất của năm 2019. Lượng xuất trong 9 tháng đầu năm 2021 cao hơn 116% so với tổng lượng xuất của cả năm 2020.
Ở chiều ngược lại, các mặt hàng gỗ Việt Nam nhập khẩu từ Trung Quốc đa dạng hơn các mặt hàng mà Việt Nam xuất khẩu sang quốc gia này. Trừ mặt hàng gỗ tròn, các mặt hàng nhập khẩu còn lại có sự tăng trưởng rất nhanh trong thời gian vừa qua. Ba mặt hàng có lượng nhập tăng nhanh nhất là gỗ dán, ván bóc/lạng và ván sợi. Cụ thể, lượng gỗ dán nhập khẩu tăng từ gần 409.000 m3 năm 2018 lên tới gần 558.000 m3 năm 2020. Lượng nhập 9 tháng năm 2021 cao hơn cả lượng nhập năm 2018. Đối với mặt hàng ván sợi, lượng năm 9 tháng đầu 2021 đạt gần 344.000 m3, tăng 4,2 lần so với lượng nhập năm 2018. Lượng ván bóc nhập khẩu năm 2020 đạt gần 220.000 m3, tăng 1,6 lần so với lượng nhập năm 2018.
Theo Chuyên gia Tổ chức Forest Trends- nhận định, kim ngạch thương mại 2 chiều về các mặt hàng gỗ giữa Việt Nam và Trung Quốc rất lớn, với thặng dư hiện tại đang nghiêng về phía Việt Nam. Tuy nhiên, quy mô của thặng dư đang dần bị thu hẹp. Kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng gỗ của Việt Nam sang thị trường Trung Quốc có dấu hiệu giảm tốc thậm chí sụt giảm nhẹ từ năm 2020 đến nay trong khi kim ngạch nhập khẩu các mặt hàng gỗ vào Việt Nam từ thị trường này đang tăng rất mạnh. Nếu động lực xuất - nhập khẩu giữa 2 quốc gia duy trì như hiện nay, cán cân thương mại sẽ đạt tới vị trí cân bằng trong tương lai không xa.
Theo Chuyên gia, các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam chủ yếu là nhóm gỗ nguyên liệu. Doanh nghiệp Việt Nam đang bị cạnh tranh với doanh nghiệp Trung Quốc tại ngay sân nhà. Điển hình là mặt hàng ván bóc. Cần có các cơ chế, chính sách mới nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp Việt. Hiện Việt Nam đang nỗ lực tạo nguồn gỗ rừng trồng là gỗ lớn.
Ở chiều Việt Nam nhập khẩu từ Trung Quốc, các mặt hàng chủ lực bao gồm ván bóc/ván lạng, sản phẩm gỗ và gỗ dán. Đây cũng là nhóm mặt hàng tiềm ẩn rủi ro về tính pháp lý và nguồn gốc xuất xứ. “Nhập khẩu gỗ dán từ Trung Quốc cũng tăng mạnh trong thời gian gần đây. Lý do Việt Nam tiếp tục nhập khẩu gỗ dán từ Trung Quốc là do năng lực sản xuất mặt hàng này tại Việt Nam còn hạn chế, cả về khối lượng và chất lượng sản phẩm đầu ra. Tương tự như nhóm mặt hàng sản phẩm gỗ, gỗ dán nhập khẩu từ Trung Quốc ẩn chứa rủi ro về gian lận thương mại”.
Theo ông Lập - Chủ tịch Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam nhận định, Trung Quốc là một trong ba thị trường quan trọng nhất của ngành gỗ Việt Nam, cả về cung và cầu. Bình quân mỗi năm kim ngạch thương mại song phương của Việt Nam và Trung Quốc về các mặt hàng gỗ đạt khoảng 2 tỷ USD, với cán cân thương mại nghiêng về phía Việt Nam. Kim ngạch song phương đang tiếp tục mở rộng từ cả chiều xuất và nhập. Các mặt hàng chủ lực mà Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc là dăm gỗ và ván bóc/ván lạng. Ở chiều ngược lại, ván bóc/ván lạng, gỗ dán và các sản phẩm gỗ là các mặt chính mà Trung Quốc hiện đang xuất vào Việt Nam.
Cụ thể, nguyên nhân cơ bản dẫn đến sự thu hẹp thặng dư thương mại cho phía Việt Nam là gì?. Tại sao đến nay các mặt hàng xuất khẩu sang Trung Quốc vẫn chủ yếu là gỗ nguyên liệu?. Vai trò của các cơ chế chính sách vĩ mô của Việt Nam nhằm hạn chế xuất khẩu nguyên liệu thô hiệu quả tới đâu?. Đâu là các yếu tố dẫn tới việc duy trì cơ cấu các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam như hiện nay?. Các mặt hàng và cơ cấu các mặt Việt Nam nhập khẩu từ Trung Quốc có vai trò như thế nào đối với các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam và đối với thị trường nội địa?. Các khía cạnh rủi ro về tính pháp lý của nguồn gỗ nguyên liệu và về gian lận thương mại trong các mặt hàng gỗ nhập khẩu từ Trung Quốc vào Việt Nam?. Ngành gỗ Việt Nam cần làm gì để thúc đẩy thương mại bền vững về các mặt hàng gỗ giữa hai quốc gia?.
Thời gian qua, các cơ quan chức năng của Việt Nam đang tích cực phối hợp với các hiệp hội gỗ và các bên liên quan trong việc xác định rủi ro và đưa ra các chế tài xử phạt đối với các công ty vi phạm. Tại tọa đàm, các chuyên gia và doanh nghiệp cùng nhận định, các biện pháp và chế tài này cần được ưu tiên và tăng cường nhằm hạn chế các rủi ro trong luồng gỗ nhập khẩu. Điều này đòi hỏi sự quan tâm sát sao từ các cơ quan quản lý và thực thi pháp luật, đặc biệt là các cơ quan kiểm soát cửa khẩu. Liên kết, hợp tác chặt chẽ giữa các cơ quan này với các hiệp hôi gỗ và các bên liên quan khác cho phép định vị được các rủi ro trong các mặt hàng nhập khẩu một cách kịp thời, từ đó đưa các các biện pháp chế tài xử lý phù hợp.
Lưu Kỳ (tổng hợp)
Tin khác
-
Thanh Hóa: Khởi tố 2 đối tượng trốn thuế khai thác khoáng sản
-
Hà Nội phê duyệt đề án quản lý hệ thống camera giám sát tập trung
-
TPHCM: Cập nhật lịch chạy tàu Metro 1 dịp Tết Nguyên đán 2025
-
Tiktok với 170 triệu người dùng tại Mỹ có thể sắp ngừng hoạt động
-
Nghề trồng đào Nhật Tân được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia
-
Giá xăng dầu ngày 18/1: Chuỗi tăng liên hoàn
Xử lý vi phạm giao thông: Khi nào xe máy sẽ bị tịch thu?
Tịch thu phương tiện là một trong các hình thức xử phạt đối với vi phạm giao thông đường bộ. Bắt đầu từ ngày 1/1/2025, người tham gia...18/01/2025 09:34:51Tình trạng ô nhiễm không khí kéo dài, gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe người dân
Trong thời gian gần đây, tình trạng ô nhiễm không khí tại hai thành phố lớn nhất Việt Nam, Hà Nội và TP HCM, đã đạt mức báo động cao, liên...18/01/2025 09:33:13EVNNPC công bố kết quả sản xuất kinh doanh năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025
(THPL) - Mới đây, Tổng công ty Điện lực miền Bắc (EVNNPC) đã có thông tin về tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh năm 2024 và triển khai...18/01/2025 08:52:51Ngành tiêu còn nhiều triển vọng tích cực trong năm 2025
(THPL) - Năm 2024, Việt Nam đã xuất khẩu được 250.600 tấn hồ tiêu các loại. Năm 2025, sản lượng hồ tiêu toàn cầu dự báo tiếp tục giảm...17/01/2025 21:15:34
ĐỌC NHIỀU NHẤT
Quảng bá thương hiệu Việt
-
Bản hòa ca Tết Việt chính thức ngân lên tại Home Hanoi Xuan 2025
(THPL) - Sáng ngày 16/1/2025, tại Mailand Hanoi City, Bắc An Khánh, Hoài Đức, Hà Nội, đường hoa Home Hanoi Xuan 2025 đã chính thức mở cửa, chào đón du khách thập phương đến tham quan và trải nghiệm không gian rực rỡ, đậm chất Tết cổ truyền Việt Nam. Cùng ngày, Bộ Ngoại giao tổ chức Chương trình Ngoại giao văn hóa với chủ đề "Bản hòa ca Tết Việt," với sự tham gia của gần 150 đại biểu, các nữ đại sứ, phu nhân đại sứ, các nhà ngoại giao nữ… - Vinhomes Golden Avenue “chơi lớn” tặng cư dân và du khách gala âm nhạc...
- Chuyên gia lý giải nguyên nhân bộ đôi xe điện VinFast VF 3, VF 7 áp đảo các...
- Vì sao các thương hiệu và tỷ phú thế giới chọn Phú Quốc là điểm đến...
Tôn vinh thương hiệu toàn cầu
-
VinUni nhận bằng khen của Bộ GD&ĐT vì những đóng góp xuất sắc
(THPL) - Sau 5 năm thành lập, từ một dự án trên giấy, một “ngôi trường 0 tuổi”, VinUni đã trở thành một hiện tượng giáo dục khi là trường đại học trẻ nhất và nhanh nhất thế giới đạt chứng nhận QS 5 sao toàn diện. Nhân dịp 5 năm ngày truyền thống, VinUni vừa được nhận bằng khen từ Bộ trưởng Bộ GD&ĐT cho những thành tích và đóng góp xuất sắc thời gian qua. - Capella Hanoi và InterContinental Danang Sun Peninsula Resort lọt top những khách...
- LPBank gia nhập câu lạc bộ lợi nhuận 10 nghìn tỷ
- BIDV - Top 10 “Sao Vàng Đất Việt” năm 2024