Bộ Y tế đề xuất cho F0 và F1 đi làm, chuyên gia nói gì?
(THPL) - Đề xuất của Bộ Y tế về việc cho F0, F1 đi làm trong thời gian cách ly đang thu hút sự quan tâm của dư luận và có nhiều ý kiến, tranh luận. Trong đó, có ý kiến cho rằng không để người F0 làm việc là vi phạm quyền lợi của họ vì người mắc COVID-19 hiện là người bệnh vẫn đang được xếp vào nhóm bệnh truyền nhiễm.
Tin liên quan
» Bộ Y tế nêu nguyên nhân kit test khan hàng
» Bộ Y tế đề xuất tạm dừng thông báo ca mắc Covid-19 hằng ngày
» Thứ trưởng Bộ Y tế: F0 tăng cao nhưng không quá lo lắng
Liên quan đến thông tin trên, PGS Trần Đắc Phu, nguyên Cục trưởng Cục Y tế dự phòng - Bộ Y tế cho biết, nếu người bệnh nhiễm COVID-19 (F0) không có các triệu chứng như sốt, ho, khó thở, đau rát họng…, thì có thể để họ được tự nguyện làm việc với hình thức trực tuyến. Tuy nhiên, đó phải là điều tự nguyện và trong suốt thời gian làm việc phải luôn theo dõi sức khỏe của mình.
PGS.TS Trần Đắc Phu nhấn mạnh, các F0, F1 đi làm nhưng phải thực hiện 5K tối đa, để kiểm soát sự lây nhiễm, giảm sự lây nhiễm trong cộng đồng. Nếu có triệu chứng cần xét nghiệm ngay và cần có những biện pháp điều trị, cách li phù hợp.
Để có thể coi COVID-19 như là một bệnh lưu hành (cúm, sốt xuất huyết) thì phải có những tiêu chí nhất định: Số ca mắc và tử vong ổn định hàng năm; Khả năng đáp ứng của hệ thống y tế... Hiện nay, số ca bệnh COVID-19 tại Việt Nam vẫn đang tăng.
Bên cạnh đó, khi F0 dương tính với COVID-19 mà không có triệu chứng vẫn có thể lây nhiễm cho người khác.
Báo VTV News đưa tin, theo bác sĩ Nguyễn Hồng Hà, Phó Chủ tịch Hội Truyền nhiễm Việt Nam lại cho rằng, COVID-19 vẫn là bệnh đặc biệt, bệnh mới nổi và có dịch, tác hại lớn và có thể lây lan. Cho đến hiện nay, độ phủ vaccine tại Việt Nam đã rất cao (chỉ còn trẻ em chưa được tiêm) cho nên đã giúp giảm số ca chuyển nặng, tử vong dù số ca mắc cao trên 100.000 ca/ngày.
Đặc biệt, ở nhóm người yếu thế, nguy cơ chuyển biến nặng khi mắc bệnh (phụ nữ có thai, người cao tuổi, người nhiều bệnh lý nền, nhóm bệnh nhân đang điều trị bệnh lý cấp tính tại bệnh viện)… Do vậy, việc không cách ly người bị nhiễm, lây lan bệnh cho nhóm người yếu thế sẽ làm tăng nguy cơ tử vong.
Nhóm F0 có thể đi làm chỉ nên áp dụng với nhân viên y tế điều trị cho bệnh nhân COVID-19. Hiện nay, dịch chưa lên tới đỉnh do số ca vẫn mắc vẫn đang tăng cao. Do vậy F0 vẫn cần cách ly đề phòng ngừa lây nhiễm cho người khác. Đối với các trường hợp F0 không triệu chứng có thể làm trực tuyến tại nhà.
Nếu F1 trong cùng một gia đình thì khả năng phơi nhiễm cao hơn nhiều so với các trường hợp F1 tiếp xúc thoáng qua. Khi trong gia đình có 1 F0, thì nguy cơ lây nhiễm cho những người khác có thể lên tới 70-80%. Vì vậy, F1 vẫn phải phải theo dõi sức khỏe của mình. Đối với biến chủng Omicron, các triệu chứng rất cơ bản: chảy nước mũi, đau mỏi người, rát họng… Do vậy, F1 cần lưu ý khi có biểu hiện này cần phải xét nghiệm để biết mình có là F0 hay không, phòng nguy cơ lây cho người khác.
Theo báo Lao động, trước đó ngày 5/3, Bộ Y tế đề xuất các trường hợp F0, F1 được tham gia làm việc trong thời gian cách ly. Cụ thể, người nhiễm SARS-CoV-2 (F0) không có triệu chứng đang trong thời gian cách ly (7 ngày kể từ ngày xét nghiệm dương tính và chưa có kết quả âm tính) tự nguyện tham gia làm việc:
Các đơn vị, địa phương có thể xem xét bố trí thực hiện các công việc trực tuyến, không tiếp xúc trực tiếp với người xung quanh; hoặc được phép tham gia hỗ trợ, chăm sóc, theo dõi, điều trị người mắc COVID-19 trong gia đình, cơ sở lưu trú hoặc tại các cơ sở điều trị bệnh COVID-19 phù hợp với nhiệm vụ được giao, trình độ chuyên môn nghiệp vụ và thực hiện nghiêm thông điệp 5K.
Đối với những người được bố trí thực hiện các công việc tại các cơ sở điều trị COVID-19 phải thực hiện nghiêm các biện pháp phòng hộ theo quy định, thường xuyên theo dõi sức khoẻ, xét nghiệm SARS-CoV-2; không được chăm sóc hoặc tiếp xúc với người bệnh bị suy giảm miễn dịch hoặc có nguy cơ cao.
Được phép di chuyển bằng phương tiện cá nhân đi thẳng từ nơi cách ly đến khu vực làm việc được bố trí sẵn và ngược lại.
Với F1 chưa tiêm đủ liều vaccine, Bộ Y tế đề xuất cho phép tham gia các công việc cấp bách của đơn vị, địa phương thông qua hình thức làm việc trực tuyến hoặc trực tiếp. Trong trường hợp làm việc trực tiếp, cơ sở làm việc phải bố trí, thiết lập khu vực làm việc dành riêng cho các trường hợp là F1, đảm bảo khoảng cách làm việc, không tập trung đông người và thoáng khí để giảm nguy cơ lây nhiễm.
Theo phương án đề xuất, những người này được phép di chuyển bằng phương tiện cá nhân đi thẳng từ nơi cách ly đến khu vực làm việc được bố trí sẵn và ngược lại.
Trong quá trình di chuyển, họ không được tiếp xúc với người xung quanh; thực hiện nghiêm thông điệp 5K, đặc biệt là đeo khẩu trang, giữ khoảng cách, không tiếp xúc gần với người xung quanh trong quá trình làm việc và thực hiện các biện pháp khử khuẩn, phòng ngừa lây nhiễm.
Ngoài ra, các F1 này cần thực hiện xét nghiệm SARS-CoV-2 bằng phương pháp RT-PCR hoặc phát hiện kháng nguyên (xét nghiệm nhanh kháng nguyên hoặc bằng máy miễn dịch) vào ngày thứ 5 kể từ ngày phơi nhiễm cuối cùng hoặc ngay khi có dấu hiệu bất thường về sức khỏe. Việc này nhằm phát hiện sớm và triển khai các biện pháp xử lý y tế đối với trường hợp mắc COVID-19 theo quy định.
Bảo An (tổng hợp)
Tin khác
-
Hà Nội nằm trong top 50 thành phố tốt nhất thế giới năm 2025
-
Miền Bắc sẽ rét buốt kèm mưa phùn vào dịp Tết Nguyên Đán 2025
-
4 dự án thành phần cao tốc Bắc Nam sắp đi vào hoạt động
-
Cô Tô: Xuân biên cương, Tết hải đảo ấm lòng dân bản
-
Thanh Hóa: Khởi tố 2 đối tượng trốn thuế khai thác khoáng sản
-
Hà Nội phê duyệt đề án quản lý hệ thống camera giám sát tập trung
TPHCM: Cập nhật lịch chạy tàu Metro 1 dịp Tết Nguyên đán 2025
THPL - Ngày 18/1, Sở Giao thông Vận tải TP.HCM đã thông báo về lịch chạy tàu metro 1 (Bến Thành - Suối Tiên) phục vụ nhu cầu đi lại của người...18/01/2025 15:37:39Tiktok với 170 triệu người dùng tại Mỹ có thể sắp ngừng hoạt động
THPL - Ngày 19/1 sắp tới, TikTok có khả năng sẽ ngừng hoạt động tại Mỹ, ảnh hưởng đến hơn 170 triệu người dùng.18/01/2025 15:39:16Nghề trồng đào Nhật Tân được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia
Trong khuôn khổ Hội Hoa Xuân và sản phẩm OCOP Xuân Ất Tỵ 2025, một sự kiện nổi bật đã diễn ra: Hội thi Tinh hoa nghệ thuật quất cảnh và hoa...18/01/2025 14:55:37Giá xăng dầu ngày 18/1: Chuỗi tăng liên hoàn
Trong phiên giao dịch gần đây, mặc dù giá xăng dầu đã giảm nhẹ vào ngày 17/1, nhưng vẫn ghi nhận một tuần tăng trưởng liên tiếp. Theo thông...18/01/2025 09:39:10
ĐỌC NHIỀU NHẤT
Quảng bá thương hiệu Việt
-
Bản hòa ca Tết Việt chính thức ngân lên tại Home Hanoi Xuan 2025
(THPL) - Sáng ngày 16/1/2025, tại Mailand Hanoi City, Bắc An Khánh, Hoài Đức, Hà Nội, đường hoa Home Hanoi Xuan 2025 đã chính thức mở cửa, chào đón du khách thập phương đến tham quan và trải nghiệm không gian rực rỡ, đậm chất Tết cổ truyền Việt Nam. Cùng ngày, Bộ Ngoại giao tổ chức Chương trình Ngoại giao văn hóa với chủ đề "Bản hòa ca Tết Việt," với sự tham gia của gần 150 đại biểu, các nữ đại sứ, phu nhân đại sứ, các nhà ngoại giao nữ… - Vinhomes Golden Avenue “chơi lớn” tặng cư dân và du khách gala âm nhạc...
- Chuyên gia lý giải nguyên nhân bộ đôi xe điện VinFast VF 3, VF 7 áp đảo các...
- Vì sao các thương hiệu và tỷ phú thế giới chọn Phú Quốc là điểm đến...
Tôn vinh thương hiệu toàn cầu
-
VinUni nhận bằng khen của Bộ GD&ĐT vì những đóng góp xuất sắc
(THPL) - Sau 5 năm thành lập, từ một dự án trên giấy, một “ngôi trường 0 tuổi”, VinUni đã trở thành một hiện tượng giáo dục khi là trường đại học trẻ nhất và nhanh nhất thế giới đạt chứng nhận QS 5 sao toàn diện. Nhân dịp 5 năm ngày truyền thống, VinUni vừa được nhận bằng khen từ Bộ trưởng Bộ GD&ĐT cho những thành tích và đóng góp xuất sắc thời gian qua. - Capella Hanoi và InterContinental Danang Sun Peninsula Resort lọt top những khách...
- LPBank gia nhập câu lạc bộ lợi nhuận 10 nghìn tỷ
- BIDV - Top 10 “Sao Vàng Đất Việt” năm 2024
- Sử dụng Men vi sinh cho trẻ
- Bảng giá cấy răng implant bao nhiêu tiền