Bộ Tài chính giữ nguyên đề xuất áp thuế TTĐB đối với đồ uống có đường
(THPL) - Bộ Tài chính vừa có văn bản gửi Bộ Tư pháp xin ý kiến thẩm định hồ sơ đề nghị xây dựng dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (TTĐB) sửa đổi. Tại dự thảo, Bộ Tài chính đề xuất đưa sữa, nước rau, quả... ra khỏi danh mục đối tượng chịu thuế TTĐB, đồng thời bổ sung đồ uống có đường vào danh sách này.
Tin liên quan
- BIDV hợp tác toàn diện với Đại Dũng Corp triển khai các dự án xanh
Giá vàng và ngoại tệ ngày 21/11: Vàng trong nước bật tăng mạnh
VPBank khai trương phòng chờ sân bay đẳng cấp dành tặng khách hàng siêu VIP
Chi 1.000 tỷ đồng, OCB mua lại trái phiếu trước hạn
Giá vàng và ngoại tệ ngày 20/11: Vàng SJC và nhẫn trơn tăng vọt, USD trượt giá
» Bộ Tài chính thông tin về kiến nghị bỏ giá trần vé máy bay
» Bộ Tài chính lấy ý kiến về việc giảm 35 khoản phí, lệ phí
» Bộ Tài chính đề nghị 4 địa phương đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công
Tại báo cáo tiếp thu, giải trình và hoàn thiện dự án Luật Thuế Tiêu thụ đặc biệt (TTĐB) sửa đổi của Bộ Tài chính gửi xin ý kiến thẩm định của Bộ Tư pháp sau khi tổng hợp ý kiến đóng góp vào dự án Luật, Bộ Tài chính cho biết, đến ngày 11/4, có 100 văn bản tham gia ý kiến cho dự thảo Luật đến từ 16 bộ, 5 cơ quan thuộc Chính phủ, 49 địa phương, 3 tổ chức quốc tế, 1 đại sứ quán, 2 tổ chức phi chính phủ quốc tế, 25 Hiệp hội, doanh nghiệp.
Trong đó, có 35 đơn vị hoàn toàn nhất trí, 65 đơn vị cơ bản nhất trí và có một số ý kiến cụ thể về kết cấu dự thảo báo cáo, câu chữ cho phù hợp quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật.
Cụ thể, nhóm chính sách bổ sung đồ uống có đường vào đối tượng chịu thuế TTĐB có 74 ý kiến nhất trí và 26 ý kiến khác.
Bộ Tài chính giải trình, việc bổ sung thu thuế TTĐB đối với đồ uống có đường là thực hiện theo đúng chủ trương Nhà nước đã nêu tại các Nghị quyết số 07-NQ/TƯ, Nghị quyết số 20-NQ/TƯ…Tác hại của đồ uống có đường đến sức khỏe con người đã được các tổ chức quốc tế về bảo vệ sức khỏe cộng đồng, Bộ Y tế đưa ra tài liệu chứng minh. Các tổ chức này đều khuyến nghị áp dụng thuế TTĐB đối với đồ uống có đường góp phần giảm tiêu dùng sản phẩm này.
Theo số liệu của WHO, hiện nay có khoảng 85 quốc gia áp dụng thuế đối với đồ uống có đường và việc áp dụng thuế TTĐB đối với đồ uống có đường đã mang lại hiệu quả.
Theo Viện Dinh dưỡng quốc gia, tại Việt Nam, tỷ lệ hộ gia đình tiêu thụ đồ uống có đường đã tăng từ 56,22% năm 2010 lên 69,76% năm 2016 và tỷ lệ tiêu thụ nước ngọt bình quân đầu người năm 2013 là 47,65 lít/người tăng lên 70,56 lít/người năm 2020. Vì vậy, Bộ Tài chính đề nghị giữ nguyên đề xuất bổ sung đồ uống có đường vào đối tượng chịu thuế TTĐB.
Liên quan tới một số ý kiến đề nghị loại trừ sữa và sản phẩm từ sữa, đồ uống có giá trị dinh dưỡng; cân nhắc áp dụng biện pháp hạn chế tiêu dùng đối với một số đồ uống có hàm lượng đường cao; quy định khái niệm “đồ uống có đường” tại Luật. Bộ Tài chính cho biết, theo TCVN 12828:2019, nước giải khát là sản phẩm pha sẵn để uống với mục đích giải khát, được chế biến từ nước có thể chứa đường phụ gia thực phẩm, hương liệu. Có thể bổ sung các thành phần nguyên liệu có nguồn gốc từ tự nhiên, vitamin và khoáng chất, có ga hoặc không có ga.
Để tránh trường hợp doanh nghiệp tiếp tục có kiến nghị đối với mặt hàng này, Bộ Tài chính tiếp thu ý kiến theo hướng sửa cụm từ “đồ uống có đường” thành “nước giải khát có đường theo TCVN” vào đối tượng chịu thuế TTĐB. Theo đó, sẽ loại trừ một số mặt hàng không thuộc đối tượng chịu thuế TTĐB như sữa; thực phẩm dạng lỏng dùng với mục đích dinh dưỡng; nước khoáng thiên nhiên, nước uống đóng chai; nước rau, quả và nectar (mật) rau, quả và sản phẩm từ cacao. Bên cạnh đó, để khuyến khích doanh nghiệp sản xuất, nhập khẩu loại nước giải khát có hàm lượng đường thấp.
Tham khảo kinh nghiệm của các nước, Bộ Tài chính sẽ nghiên cứu quy định cụ thể mức thuế TTĐB đối với nước giải khát theo hàm lượng đường nhất định sau khi dự án luật được đưa vào chương trình xây dựng luật của Quốc hội.
Liên quan đến đề xuất áp thuế TTĐB đối với đồ uống có đường, theo PGS.TS. Đinh Trọng Thịnh, có ba biện pháp cơ bản nhằm bảo vệ người tiêu dùng khỏi các sản phẩm có hại cho sức khỏe nói chung, trong đó bao gồm đồ uống có đường đó là: chính sách bắt buộc công bố nhãn dinh dưỡng, nhãn cảnh báo sức khỏe… trên bao bì sản phẩm; chính sách kiểm soát quảng cáo các sản phẩm; chính sách thuế TTĐB.
PGS. TS. Đinh Trọng Thịnh cho rằng, việc áp dụng thuế TTĐB đối với đồ uống có đường trở thành vấn đề cấp bách. Với mức tiêu thụ đồ uống có đường tính theo đầu người tại Việt Nam tăng nhanh như hiện nay, cần đánh thuế TTĐB đối với loại đồ uống này nhằm điều chỉnh thói quen, nâng cao nhận thức về tiêu dùng đồ uống có đường, giảm thiểu tổn thất về kinh tế do tăng cân và béo phì và việc phát sinh các bệnh có liên quan. Qua đó, giảm gánh nặng chi phí y tế và tỷ lệ tử vong, đảm bảo sự phát triển khỏe mạnh, hài hòa, bền vững của các thế hệ tương lai của Đất nước.
Ông Thịnh cho biết thêm, WHO đã đưa ra các phương án áp thuế TTĐB đối với đồ uống có đường nhằm tác động tới việc tiêu dùng. Trong đó, nếu áp dụng theo một trong phương án của WHO là áp thuế 10% giá xuất xưởng (giá tiêu thụ sẽ tăng khoảng 5%; tiêu thụ sẽ giảm 216 triệu lít; thuế thu được khoảng 3.690 tỷ đồng), thì mức suy giảm sản lượng sản xuất và tiêu thụ chỉ bằng nửa mức tăng trưởng bình quân hàng năm.
Như vậy, nếu áp mức thuế suất 10% như một số nước sẽ có tác động không quá lớn đến sản xuất và tiêu thụ đồ uống có đường. WHO cũng khuyến nghị, Việt Nam có thể xem xét áp dụng thuế đồ uống có đường ở mức 20% giá bán lẻ để giảm nguy cơ sức khỏe cho các thế hệ tương lai.
Minh Anh (t/h)
Tin khác
-
Thông báo tạm hoãn xuất cảnh đối với Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Sunbay Ninh Thuận
-
THACO đồng hành cùng Lễ hội quốc tế Khoa học Công nghệ và Đổi mới sáng tạo lần thứ I năm 2024
-
Tổng cục Hải quan cảnh báo chiêu trò trốn thuế trong nhập khẩu thép
-
Cảng Chu Lai mở tuyến hàng hải kết nối thị trường Mỹ
-
Giá xăng, dầu đồng loạt giảm từ 15h chiều nay
-
Cơ hội sở hữu xe BMW với ưu đãi kép hấp dẫn trong tháng 11
Xóa nám, trẻ hóa da “thần tốc” với Meso Extra không kim - Làm đẹp chuẩn Y khoa
(THPL) - Nám sạm, tàn nhang, da lão hóa nhăn nheo là một trong những cơn ác mộng của chị em phái đẹp giai đoạn tiền mãn kinh. Khi tra cứu từ khóa...21/11/2024 18:15:18BIDV khẳng định vị thế doanh nghiệp có môi trường làm việc tốt nhất Việt Nam
(THPL) - Ngày 19/11/2024, Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) đã được vinh danh “Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024” với vị...21/11/2024 16:04:29Peugeot ưu đãi lên đến 100% lệ phí trước bạ trong tháng 11
(THPL) -Trong tháng 11/2024, khách hàng sở hữu các mẫu xe Peugeot sẽ nhận được mức ưu đãi hấp dẫn, bao gồm 50% lệ phí trước bạ từ Chính...16/11/2024 10:40:00MIKGroup phát triển dòng sản phẩm cao cấp nhất của thương hiệu Imperia - Imperia Signature
(THPL) - Nhà phát triển bất động sản MIK Group công bố dự án The Continental, theo tiêu chuẩn Imperia Signature - phiên bản cao cấp nhất của thương...21/11/2024 16:02:47
ĐỌC NHIỀU NHẤT
Quảng bá thương hiệu Việt
-
Người dùng tranh thủ cơ hội “đổi xe toàn dân” để lên đời xe điện VinFast
(THPL) - Chính sách “Thu cũ - Đổi mới” của VinFast và FGF đang kích thích nhu cầu đổi xe xăng cũ sang xe điện mới của người tiêu dùng Việt với tổng ưu đãi lên đến 553 triệu đồng. - BIC khai trương chi nhánh mới tại Thanh Hóa
- Xe điện VinFast thiết lập chuẩn mực mới cho thị trường ô tô Việt Nam
- Hành trình nghệ thuật Việt Nam thế kỷ 20 qua phiên đấu giá đặc biệt của...
Tôn vinh thương hiệu toàn cầu
-
Vingroup thuộc top 10 nơi làm việc tốt nhất Việt Nam năm 2024
(THPL) - Ngày 19/11/2024, Vingroup được vinh danh là 1 trong 10 "Nơi làm việc Tốt nhất Việt Nam" năm 2024, do mạng Cộng đồng nghề nghiệp Anphabe công bố. Đặc biệt, Vingroup tiếp tục giữ vững ngôi vị hàng đầu "Nơi làm việc Tốt nhất theo ngành” trong các lĩnh vực trọng điểm gồm: Ô tô, Bất động sản, Giáo dục, Y tế và Nghỉ dưỡng. - Vinamilk nhận loạt giải thưởng về quản trị và phát triển bền vững
- VINBIGDATA lọt top 10 thế giới về công nghệ nhận diện khuôn mặt
- BIDV nhận giải thưởng “Top 10 Báo cáo thường niên tốt nhất – Nhóm ngành...