16:51 ngày 30/06/2024 | HOTLINE : 0911.344.555 | Email: bbt.thpl@gmail.com
Liên hệ quảng cáo: 0942.106.666

DÒNG SỰ KIỆN

Bộ Tài chính đặt ra 2 kịch bản điều hành giá những tháng cuối năm 2022

14:54 24/10/2022

(THPL) - Theo dự báo của Bộ Tài chính, trong những tháng cuối năm 2022 sẽ có nhiều yếu tố gây áp lực lên mặt bằng giá, tuy nhiên CPI bình quân của năm chỉ tăng khoảng 3,27-3,51%.

Báo Đảng Cộng sản Việt Nam đưa tin, theo Bộ Tài chính, áp lực đầu tiên gây áp lực lên mặt hàng giá là giá xăng dầu dự báo vẫn biến động phức tạp, khó dự đoán khi các căng thẳng chính trị chưa có dấu hiệu được cải thiện. Nhu cầu hàng hóa thế giới cũng sẽ có nhiều biến động khi Trung Quốc chấm dứt chính sách "Zero-COVID" và mở cửa trở lại nền kinh tế.

Yếu tố khác phải kể đến như: giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh theo yêu cầu, liên doanh, liên kết; giá các mặt hàng lương thực, thực phẩm, đồ uống, may mặc thường tăng theo quy luật vào giai đoạn chuyển mùa và thời điểm lễ Tết cuối năm; giá thịt lợn có thể biến động tăng các tháng cuối năm nếu nguồn cung không được đảm bảo; nhóm văn hóa, giải trí, du lịch có sự hồi phục trở lại khi dịch COVID-19 được kiểm soát.

Bên cạnh đó, những yếu tố như thiên tai và dịch bệnh có thể gây ảnh hưởng đến giá lương thực và thực phẩm cục bộ tại một số tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương bị ảnh hưởng; đồng đô la Mỹ tăng giá làm tăng chi phí nhập khẩu nguyên vật liệu, từ đó gây sức ép lên mặt bằng giá trong nước. Ngoài ra, việc tập trung triển khai đẩy mạnh giải ngân đầu tư công vào cuối năm, nhất là việc triển khai các công trình kinh tế trọng điểm có thể làm tăng nhu cầu, nhất là đối với các mặt hàng vật tư xây dựng, từ đó có thể làm giá cả biến động nếu nguồn cung không đáp ứng kịp thời.

Bộ Tài chính đặt ra 2 kịch bản điều hành giá những tháng cuối năm 2022. Ảnh minh hoạ

Liên quan đến kinh tế những tháng cuối năm, theo TTXVN đưa tin, Thứ trưởng Bộ Tài chính Tạ Anh Tuấn cho biết, lạm phát là một trong các chỉ tiêu thách thức nhất của năm 2022. Tuy nhiên, qua 9 tháng cho thấy, khả năng lạm phát vẫn được kiểm soát dưới 4%, trong khi các nước trong khu vực lạm phát tương đối cao. Ví dụ Lào lạm phát trên 30%, Myanmar trên 20%, Philippines gần 7%...Theo ước tính của Bộ Tài chính, trong 3 tháng còn lại của năm 2022, nếu giả định CPI các tháng còn lại tăng đều một tỷ lệ như nhau so với tháng trước thì CPI mỗi tháng còn dư địa tăng 1,85% để đảm bảo mục tiêu kiểm soát lạm phát bình quân năm 2022 khoảng 4%.

Trên cơ sở tổng hợp thông tin và cập nhật dự báo xu hướng giá các mặt hàng quan trọng thiết yếu là trọng tâm của quản lý, điều hành giá trong năm 2022, Bộ Tài chính đã đặt ra 2 kịch bản điều hành giá.

Ở kịch bản thứ nhất, giá xăng dầu bình quân năm 2022 tăng 40% so với năm 2021, giá gas tăng thêm 5%, giá thịt lợn tăng thêm 10%, giá gạo tăng thêm 5%, giá vật liệu xây dựng tăng thêm 10%. Song song với đó, ảnh hưởng của thiên tai các tháng cuối năm 2022 tác động đến CPI khoảng 0,05%. Như vậy, dự báo CPI bình quân năm 2022 so với năm 2021 tăng khoảng 3,27%, CPI tháng 12 năm 2022 so với tháng 12 năm 2021 tăng 5,48%.

Kịch bản thứ hai sẽ giả định như kịch bản 1, thêm các yếu tố giá xăng dầu bình quân năm 2022 tăng 45% so với năm 2021, giá các nguyên nhiên vật liệu, lương thực, thực phẩm tăng cao hơn 5% so với kịch bản 1; ảnh hưởng của thiên tai các tháng cuối năm 2022 tác động đến CPI khoảng 0,1%.

Dự báo CPI bình quân năm 2022 so với năm 2021 tăng khoảng 3,51%, CPI tháng 12 năm 2022 so với tháng 12 năm 2021 tăng 6,84%.

Với các kịch bản trên, Bộ Tài chính dự báo CPI bình quân năm 2022 tăng trong khoảng 3,27-3,51%. Tổng cục Thống kê dự báo CPI bình quân trong khoảng 3,2%-3,5%. Ngân hàng nhà nước Việt Nam dự báo lạm phát bình quân năm 2022 tăng trong khoảng 3,4 ± 0,2%.

Tuấn Linh (t/h)

Bình luận

Bình luận

Tin khác

Quảng bá thương hiệu Việt

Tôn vinh thương hiệu toàn cầu