16:07 ngày 26/06/2024 | HOTLINE : 0911.344.555 | Email: bbt.thpl@gmail.com
Liên hệ quảng cáo: 0942.106.666

DÒNG SỰ KIỆN

Bộ Công Thương phê duyệt giá mua điện khí, tối đa gần 2.600 đồng/kWh

10:28 28/05/2024

(THPL) - Bộ Công Thương vừa ban hành quyết định phê duyệt khung giá phát điện nhà máy tuabin khí (nhà máy điện khí) chu trình hỗ hợp sử dụng khí hóa lỏng. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày 27/5/2024.

Ngày 27/5, Bộ trưởng Bộ Công Thương vừa ký Quyết định số 1260/QĐ-BCT phê duyệt khung giá phát điện nhà máy nhiệt điện tua bin khí chu trình hỗn hợp sử dụng khí hóa lỏng (LNG). Theo đó, khung giá phát điện cho nhà máy nhiệt điện sử dụng khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) năm 2024 là 0 - 2.590,85 đồng/kWh (chưa bao gồm thuế giá trị gia tăng). Trong đó, mức giá trần là 2.590,85 đồng/kWh. Tỷ giá áp dụng là 24.520 đồng/USD.

Theo Quyết định trên, Tập đoàn Điện lực Việt Nam và đơn vị phát điện đàm phán giá mua bán điện trên cơ sở tuân thủ quy định pháp luật về phương pháp xác định giá phát điện do Bộ Công Thương ban hành và quản lý chi phí đầu tư xây dựng phù hợp với quy định pháp luật về xây dựng.

Một dự án điện khí đang được đầu tư xây dựng. Ảnh: VietNamNet

Theo Quy hoạch điện 8 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, từ nay đến năm 2030, Việt Nam phải phát triển 30.424 MW điện khí; trong đó, khí tự nhiên trong nước là 7.900 MW, được thực hiện từ 10 dự án đã được duyệt trong quy hoạch; 13 dự án khí hóa lỏng với công suất 22.524 MW sẽ phải nhập khẩu từ nước ngoài.

Bộ Công Thương cho rằng, đây là thách thức đặt ra đối với Việt Nam. Tính đến ngày 22/5, hầu hết các dự án điện khí đang trong quá trình chuẩn bị đầu tư và chưa có nhiều tiến triển, đặc biệt là 3 dự án Cà Ná, Nghi Sơn, Quỳnh Lập với tổng công suất 4.500 MW vẫn chưa lựa chọn được nhà đầu tư.

Mới đây, tại buổi làm việc giữa Bộ Công Thương với các địa phương, chủ đầu tư và Ủy ban Quản lý‎ vốn nhà nước tại doanh nghiệp về các dự án nhiệt điện, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên cho biết, tình hình thực hiện các dự án điện khí chưa có nhiều thay đổi.

Các vướng mắc chủ yếu liên quan đến việc đàm phán ký kết các hợp đồng; tiến độ giải phóng mặt bằng tại các địa phương; một số địa phương chưa thể đàm phán, ký kết thoả thuận đấu nối cho dự án do chưa xác định được chủ đầu tư các dự án đường dây truyền tải để giải toả công suất; các đề xuất ưu đãi, đảm bảo đầu tư của nhà đầu tư chưa phù hợp với quy định pháp luật hiện hành…

Trước tình trạng trên, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên nhìn nhận, các dự án điện khí bao gồm cả khí tự nhiên trong nước và khí hóa lỏng LNG có vai trò đặc biệt quan trọng đối với tổng sơ đồ điện VIII đến năm 2030 và quan trọng đối với vấn đề an ninh năng lượng quốc gia, nhất là với phía Bắc.

"Đây là nguồn điện nền và cũng là nguồn điện có phát thải thấp. Vì vậy, nếu để chậm tiến độ của các dự án này sẽ ảnh hưởng đến vấn đề an ninh năng lượng quốc gia", ông Nguyễn Hồng Diên khẳng định.

Tú Chi (T/h)

Bình luận

Bình luận

Tin khác

Quảng bá thương hiệu Việt

Tôn vinh thương hiệu toàn cầu