Bộ Công Thương đề xuất hai trường hợp mua bán điện trực tiếp
(THPL) - Bộ Công Thương vừa có báo cáo số 158/BC-BCT gửi Thủ tướng Chính phủ về việc nghiên cứu xây dựng cơ chế mua bán điện trực tiếp (DPPA) giữa đơn vị phát điện từ năng lượng tái tạo với khách hàng sử dụng điện lớn.
Tin liên quan
Cục Hàng không yêu cầu giám sát các chuyến bay chậm chuyến, hủy chuyến dịp Tết
Thanh Hóa: Đồn Biên phòng Hoằng Trường đem lại cuộc sống bình yên cho Nhân dân
Dự báo ngành hàng không sẽ phục hồi mạnh mẽ vào năm 2024
Giá vé xe khách sẽ tăng không quá 60% trong dịp Tết Nguyên đán 2024
Dự báo thời tiết ngày 8/12: Bắc Bộ nắng ấm, Trung Bộ giảm mưa
» Bộ Công Thương đề xuất rút ngắn thời gian điều chỉnh giá điện xuống 3 tháng/lần
» Tập đoàn Điện lực Việt Nam thua lỗ gần 29.000 tỷ đồng trong 8 tháng năm 2023
» EVN đưa ra 2 kịch bản cấp điện cho năm 2024
Theo Bộ Công Thương, đối với trường hợp mua bán điện thông qua đường dây tư nhân kết nối trực tiếp, đã có đầy đủ cơ sở pháp lý để triển khai. Tại báo cáo này, Bộ tiếp tục đưa ra hai trường hợp mua bán điện trực tiếp giữa đơn vị phát điện tái tạo với khách hàng sử dụng điện lớn thuộc nhóm sản xuất.
Trường hợp 1 là mua bán điện thông qua đường dây riêng do tư nhân đầu tư, trường hợp 2 là mua bán điện thông qua lưới điện quốc gia. Với trường hợp này, đơn vị phát điện và khách hàng sử dụng điện lớn khi mua bán điện không bị giới hạn về các điều kiện như công suất, sản lượng, cấp điện áp đấu nối, mục đích sử dụng điện...
Đối với trường hợp này, Bộ Công Thương cho rằng, việc thực hiện đã có đầy đủ cơ sở pháp lý để triển khai, vì vậy, Bộ Công Thương sẽ hướng dẫn các đơn vị theo đúng các quy định của pháp luật hiện hành.
Trường hợp 2, mua bán điện thông qua hệ thống lưới điện quốc gia giữa đơn vị phát điện và khách hàng. Trường hợp này, bên phát điện và bên mua điện vẫn phải thông qua đơn vị bán lẻ điện là Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN). Yêu cầu đặt ra là đơn vị phát điện sở hữu nhà máy điện gió hoặc mặt trời phải đấu nối vào hệ thống điện quốc gia và có công suất đặt từ 10 MW trở lên.

Theo Bộ Công Thương, cơ chế DPPA đề xuất thực hiện theo 2 giai đoạn. Trong giai đoạn Luật Giá và các văn bản hướng dẫn liên quan chưa có hiệu lực sẽ triển khai theo mô hình 1 trước, sau đó sẽ hoàn thiện hệ thống văn bản pháp lý để chuyển sang mô hình 2. Mô hình 2, theo đề cập của Bộ Công Thương, là khách hàng lớn và đơn vị phát điện ký kết với nhau Hợp đồng kỳ hạn dạng chênh lệch (dạng hợp đồng tài chính phái sinh) tương tự như mô hình 1. Đơn vị phát điện tham gia thị trường điện và kết nối với lưới điện quốc gia chào bán sản lượng điện vào thị trường bán buôn điện cạnh tranh, nhận doanh thu từ thị trường điện với giá thị trường điện bán buôn giao ngay cho toàn bộ sản lượng điện được huy động.
Góp ý về đề xuất trên, Bộ Tài chính cho rằng, cơ chế hợp đồng dạng kỳ hạn chênh lệch chưa được quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật. Để có căn cứ xác định cơ chế thuế giá trị gia tăng của dạng hợp đồng này, đề nghị Bộ Công Thương nghiên cứu trình cấp có thẩm quyền ban hành quy định về cơ chế hợp đồng kỳ hạn dạng chênh lệch tại các văn bản quy phạm pháp luật. Theo đó, Bộ Tài chính đề nghị bỏ nội dung quy định giao Bộ này hướng dẫn cơ chế thuế giá trị gia tăng của hợp đồng.
Bộ Công Thương tiếp thu ý kiến của Bộ Tài chính về việc cần thiết bổ sung nội dung quy định về hợp đồng kỳ hạn dạng chênh lệch tại các văn bản quy phạm pháp luật để áp dụng các hướng dẫn về cơ chế thuế giá trị gia tăng. Nội dung này đã được Bộ Công Thương bổ sung trong hồ sơ đề nghị sửa đổi Luật Điện lực và đang gửi Bộ Tư pháp để thẩm định.
Còn theo Bộ Tư pháp, Luật Điện lực không có điều khoản cụ thể giao Chính phủ quy định chi tiết nội dung này (cơ chế DPPA), do đó cần làm rõ cơ sở pháp lý, thẩm quyền ban hành Nghị định của Chính phủ (theo đúng quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật). Mặt khác, do cơ sở pháp lý, nội dung chính sách còn chưa rõ ràng, qua rà soát ban đầu, Bộ Tư pháp nhận thấy việc đề xuất xây dựng nghị định theo thủ tục rút gọn là không có cơ sở.
Trước đó, trong báo cáo gửi Thủ tướng, Bộ Công Thương cho hay để tạo thuận lợi trong triển khai cơ chế mua bán điện trực tiếp, thực hiện chức năng quản lý nhà nước, cần thiết phải xây dựng và ban hành nghị định của Chính phủ để hướng dẫn chi tiết. Do tính cấp thiết, nên bộ kiến nghị Chính phủ xây dựng nghị định theo trình tự, thủ tục rút gọn.
Bộ Công Thương khẳng định sẽ thúc đẩy các đơn vị triển khai cơ chế DPPA trên cơ sở mua bán điện trực tiếp qua đường dây tư nhân riêng để kết nối trực tiếp với nhau, nhằm ưu tiên triển khai dự án điện tự sản, tự tiêu.
Minh Anh (t/h)
Tin khác
Khán giả chờ đón "Đội điều tra số 7" - Bộ phim đánh dấu sự trở lại của điện ảnh CAND
Hà Nội: Tạm giữ hơn 1.000 hộp thuốc có nhãn Tamiflu nhập lậu
Vietbank nhận cú đúp giải thưởng Top 100 nhà tuyển dụng hàng đầu Việt Nam và Top 10 Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam năm 2023
Sinh viên hào hứng tham dự tuyên truyền pháp luật
Hà Tĩnh: Dùng súng tự chế để bắn chuột khiến một người tử vong
Cục Hàng không yêu cầu giám sát các chuyến bay chậm chuyến, hủy chuyến dịp Tết
Khởi động Elle Fashion Show 2023 với chủ đề "Giao lộ thời trang và kiến trúc"
(THPL) - Các mẫu thiết kế trong show diễn được tạo ra từ chất liệu thân thiện với môi trường, thể hiện mục tiêu của Elle Fashion Show 2023...08/12/2023 22:05:00Bộ Tài chính đề xuất 14 nhóm hàng hóa, dịch vụ phải kê khai giá
(THPL) - Hiện Bộ Tài chính đang lấy ý kiến góp ý với dự thảo Nghị định quy định chi tiết và biện pháp thi hành một số điều của Luật...08/12/2023 15:37:48“Siêu sinh lời” với biệt thự thanh toán 15% tại thành phố Flamingo Golden Hill
(THPL) - Thành phố sắc màu, nghệ thuật và kinh doanh hiệu quả Flamingo Golden Hill (Kim Bảng, Hà Nam) đang là đích ngắm của giới sành sỏi khi chỉ...08/12/2023 14:00:00Xuất khẩu cà phê có thể đạt gần 5 tỷ USD trong năm 2024
(THPL) - Theo dự báo của ông Thái Như Hiệp, Phó Chủ tịch Vicofa, xuất khẩu cà phê niên vụ 2023-2024 có thể đạt 4,5-5 tỷ USD nhờ giá cà phê...08/12/2023 15:38:49
ĐỌC NHIỀU NHẤT
Quảng bá thương hiệu Việt
-
Vietbank là ngân hàng đầu tiên hoàn thành dự án thanh toán và phát hành thẻ Mastercard trong thời gian ngắn nhất
(THPL) - Ngày 06/12/2023, Ngân hàng TMCP Việt Nam Thương Tín (Vietbank - VBB) được Tổ chức thẻ quốc tế Mastercard vinh danh ở hạng mục “Excellence in Innovation” nhằm ghi nhận sự đột phá về tốc độ triển khai, kết nối phát hành và thanh toán thẻ Mastercard. - Các chuyên gia hàng đầu thế giới dự báo: Giao thông xanh là tương lai rất...
- Vietjet vừa khai trương đường bay đến Perth, Adelaide
- VPBank thêm hình thức thanh toán Garmin Pay vào hệ sinh thái thanh toán một chạm
Tôn vinh thương hiệu toàn cầu
-
SONA - Thương hiệu vàng về Quà Tết
(THPL) - Với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế, sản xuất và cung ứng các sản phẩm về quà tết cho các đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp, Công ty Cổ phần Thương mại và Dịch vụ SNA (SONA) đã và đang được đánh giá là “thương hiệu vàng” trong dịp tết đến xuân về cho các đối tác, khách hàng. - VISA vinh danh SHB là “Ngôi sao tăng trưởng thẻ năm 2023”
- Tập đoàn Ciputra - top 3 doanh nghiệp bất động sản đáng tin cậy nhất thế...
- Ciputra – Tập đoàn đa quốc gia lớn mạnh cùng Việt Nam