Vụ án kinh doanh thương mại ở Bình Dương: Có dấu hiệu hình sự?
(THPL) - TAND tỉnh Bình Dương thụ lý vụ án kinh doanh thương mại số 05/2020/TNST-KDTM về việc “tranh chấp giữa người chưa phải là thành viên công ty nhưng có giao dịch về chuyển nhượng phần vốn góp với thành viên Công ty”. Tuy nhiên, đã hơn 3 năm trôi qua vụ án chưa được đưa ra xét xử.
Tin liên quan
- Dự kiến triển khai 3 dự án trọng điểm tại sân bay Đà Nẵng
Trình Quốc hội phương án tăng thuế với rượu bia và thuốc lá
Dự án Metro số 1 Bến Thành - Suối Tiên sẽ vận hành thương mại từ 22/12
TP. Thanh Hóa với phong trào toàn dân không ma túy
Thanh Hóa: Phê duyệt đồ án quy hoạch đô thị Hói Đào, huyện Nga Sơn
» Phát hiện kho hàng thuốc tân dược giả nhãn hiệu quy mô lớn ở Bình Dương
» Hôm nay, Quốc hội thảo luận về sửa đổi Bộ luật Tố tụng hình sự và Luật Thống kê
» Xét xử vụ án đánh bạc tại Vân Đồn, Quảng Ninh: Nhiều vi phạm tố tụng được đề nghị làm rõ
Vi phạm tố tụng về thời hiệu xét xử
Trước đó, Thương hiệu và Pháp luật đã có bài viết: “Đi tìm sự thật đằng sau hợp tác liên doanh giữa Công ty Thành Nguyên và Công ty địa ốc Vnam Real”.
Tiếp theo, đơn kêu cứu của ông Lê Thành Điệu nêu rõ: “Ngày 11/3/2020, vợ chồng tôi đã tiến hành khởi kiện Công ty TNHH tư vấn và quản lý Liên Hiệp Việt, yêu cầu Tòa án hủy hợp đồng chuyển nhượng phần vốn góp giữa ông Lê Thành Điệu, bà Ngô Ngọc Giàu với công ty Liên Hiệp Việt. Như vậy, giữa các bên đang tranh chấp về hợp đồng chuyển nhượng được giải quyết tại tòa án và phía Thành Nguyên cũng chưa tiến hành kê khai, thông báo lại các thông tin của doanh nghiệp.
Việc kê khai, đăng ký là do phía Liên Hiệp Việt tự ý thực hiện. Tuy nhiên, không hiểu vì lý do gì đến ngày 27/04/2020, Cơ quan đăng ký kinh doanh lại cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp thay đổi lần thứ 9 cho Công ty Thành Nguyên do ông Đào Gia Phú làm đại diện theo pháp luật. Đây là hành vi bất chấp quy định của pháp luật về thẩm quyền…”.
Tại văn bản số 43/TL-PC03, ngày 21/01/2020 của Công an tỉnh Bình Dương nêu rõ: “Tranh chấp giữa người chưa phải là thành viên công ty nhưng có giao dịch về chuyển nhượng phần vốn góp với Công ty, thành viên Công ty thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án”.
Ngày 16/3/2020, TAND tỉnh Bình Dương thông báo số 06/TB-TA - thông báo về việc thụ lý vụ án có nội dung như sau: “… Ngày 12/3/2020 – TAND tỉnh Bình Dương đã thụ lý vụ án kinh doanh thương mại số 05/2020/TNST-KDTM về việc “tranh chấp giữa người chưa phải là thành viên công ty nhưng có giao dịch về chuyển nhượng phần vốn góp với thành viên công ty”…
Theo đơn khởi kiện của ông Lê Thành Điệu và bà Ngô Ngọc Giàu (địa chỉ số 646 đại lộ Bình Dương, khu phố 5, phường Hiệp Thành, thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương), những vấn đề cụ thể người khởi kiện yêu cầu Tòa án giải quyết: Hủy hợp đồng chuyển nhượng phần vốn góp giữa ông Lê Thành Điệu và Công ty TNHH Tư vấn và Quản lý Liên Hiệp Việt ký ngày 13/11/2018.
Hủy hợp đồng chuyển nhượng phần vốn góp giữa bà Ngô Ngọc Giàu và Công ty TNHH Tư vấn và Quản lý Liên Hiệp Việt ký ngày 13/11/2018. Yêu cầu chấm dứt hành vi yêu cầu thay đổi thành viên góp vốn trên giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh Công ty Cổ phần Đầu tư Xây dựng và Kinh doanh bất động sản Thành Nguyên của Công ty TNHH Tư vấn và Quản lý Liên Hiệp Việt tại Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Bình Dương. Kèm theo đơn khởi kiện, người khởi kiện cung cấp các tài liệu, chứng cứ sau: hợp đồng chuyển nhượng phần vốn góp giữa ông Lê Thành Điệu, bà Ngô Ngọc Giàu và Công ty TNHH Tư vấn và Quản lý Liên Hiệp Việt ký ngày 13/11/2018. Giấy CNĐKKD (sao y)…” – thông báo này do Thẩm phán Phan Trí Dũng ký.
Tuy nhiên, đến nay đã hơn 3 năm trôi qua, TAND tỉnh Bình Dương vẫn chưa đưa vụ án ra xét xử.
Liên quan đến việc Tòa án đã có thông báo thụ lý vụ án nhưng đã 3 năm chưa đưa ra xét xử, luật sư Nguyễn Châu Hoan, (Chủ tịch HĐTV Công ty luật PHS và HN- Nguyên Thẩm phán TAND Tối cao) cho biết: “Vụ án đã được TAND tỉnh Bình Dương thụ lý ngày 12/3/2020. Căn cứ vào Điều 203 Bộ luật TTDS thì thời hạn chuẩn bị xét xử là 04 tháng; nếu vụ án có tính chất phức tạp thì Chánh án có thể gia hạn nhưng không quá 02 tháng. Như vậy, nếu vụ án có tính chất phức tạp thì thời hạn chuẩn bị xét xử không quá 06 tháng và hết thời hạn trên, Thẩm phán phải ra quyết định đưa vụ án ra xét xử.
Căn cứ vào quy định nêu trên thấy rằng vụ việc Tòa án thụ lý từ ngày 12/3/2020, đến nay là ngày 12/3/2023 vẫn chưa có quyết định đưa vụ án ra xét xử mà không có lý do (tạm đình chỉ việc giải quyết vụ án…) là vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng. Để giải quyết vấn đề này, đương sự cần có Đơn yêu cầu Tòa án đưa vụ án ra xét xử hoặc đơn khiếu nại gửi Chánh án Tòa án thụ lý vụ án về hành vi của Thẩm phán được giao giải quyết vụ án".
"Tuy nhiên, cần thận trọng xem xét việc Toà án đã ra quyết định tạm đình chỉ việc giải quyết vụ án chưa? Lý do tạm đình chỉ còn hay đã hết để đề nghị việc giải quyết đúng pháp luật”- ông Hoan phân tích.
Có dấu hiệu hình sự vì cùng một công ty nhưng con dấu lại khác nhau
Tại văn bản số 409 về việc trả lời kết quả giám định của Viện Khoa học Hình sự phân viện tại thành phố Hồ Chí Minh gửi Công ty Cổ phần Đầu tư Xây dựng và Kinh doanh bất động sản Thành Nguyên có nội dung sau: “….Qua nghiên cứu hồ sơ gửi đến giám định Phân Viện Khoa học hình sự tại TPHCM Bộ Công an trả lời như sau: Hình dấu tròn có nội dung: Công ty Cổ phần Đầu tư Xây dựng và Kinh doanh bất động sản Thành Nguyên – TP Thủ Dầu Một – tỉnh Bình Dương – MSDN: 3700736062 – CTCP trên danh sách cổ đông mời họp (kèm theo thư mời họp ngày 09/01/2019 về cuộc họp bất thường của đại hội cổ đông)” (hình dấu tròn ở góc trái trên và hình dấu giáp lai);
“Thư chỉ định về việc cử người tham gia ủy quyền dự họp (mẫu tham khảo)” của Công ty Cổ phần Đầu tư Xây dựng và Kinh doanh bất động sản Thành Nguyên, không số…/2020.TCĐ.TN, không đề ngày tháng năm 2020; “Mẫu phiếu biểu quyết (kèm theo thư mời họp ngày 09/01/2019 về cuộc họp bất thường của đại hội đồng cổ đông)” so với hình dấu tròn có cùng nội dung: “Công ty Cổ phần Đầu tư Xây dựng và Kinh doanh bất động sản Thành Nguyên – TP Thủ Dầu Một – tỉnh Bình Dương – MSDN: 3700736062 - CTCP” trên công văn của Công ty Cổ phần Đầu tư Xây dựng và Kinh doanh bất động sản Thành Nguyên gửi cho ngân hàng Hàng Hải Hà Nội và ngân hàng Hàng Hải Bình Dương, số: 36/2013/TCHC.TN, đề ngày 05/09/2013; “Biên bản làm việc” đề ngày 16/10/2014; Công văn của Công ty Cổ phần Đầu tư Xây Dựng và Kinh doanh bất động sản Thành Nguyên gửi cho Ngân hàng Thương mại Cổ phần Hàng Hải Việt Nam, số: 11/2015/ĐN.TN, đề ngày 05/11/2015; “Đơn khiếu nại và kêu oan” đề ngày 07/12/2016; “Đơn tố cáo” đề ngày 08/3/2017; Đơn gửi Cục Môi trường tỉnh Bình Dương của Công ty Cổ phần Đầu tư Xây dựng và Kinh doanh bất động sản Thành Nguyên, số 06, đề ngày 28/3/2017; “Đơn ngăn chặn xây nhà trong khu quy hoạch dân cư Võ Minh Đức” số 04/ĐNC, đề ngày 14/11/2017; “Biên bản làm việc” đề ngày 10/5/2018; “Biên bản nghiệm thu và thanh lý hợp đồng” số 07/BB.TTPTQĐ, đề ngày 01/02/2019; Công văn gửi Phân Viện Khoa học hình sự, đề ngày 16/7/2020 là không phải do cùng một con dấu đóng ra” – trích văn bản số 409/CV-C09B. Dư luận đặt câu hỏi, có hay không dấu hiệu vi phạm pháp luật hình sự?
Ngày 08/3/2023, phóng viên Thương hiệu và Pháp luật đã tới Dự án Võ Minh Đức tìm hiểu thực hư sự việc. Ngay tại cổng dự án 02 tấm biển lớn được dựng trước cổng; tấm biển thứ nhất ghi: “Chủ đầu tư, Công ty Cổ phần Đầu tư Xây dựng và Kinh doanh bất động sản Thành Nguyên. Dự án chưa đủ điều kiện chuyển nhượng, huy động vốn do chưa hoàn thành các thủ tục pháp lý”. Tấm biển thứ 2 ghi: “Takara Residence” (tạm dịch là Khu dân cư Takara). Trong khi đang tranh chấp, Tòa án chưa xét xử…Như vậy, tấm biển phía trước ghi khu dân cư Võ Minh Đức, biển phía sau ghi khu dân cư Takara, đâu là sự thật?
Công ty cổ phần đầu tư xây dựng và kinh doanh bất động sản Thành Nguyên (gọi tắt là công ty Thành Nguyên) có 03 thành viên trong gia đình gồm: Ông Lê Thành Điệu, nắm giữ 41%; vợ ông Điệu là bà Ngô Ngọc Giàu, nắm giữ 57,5%; Bố ông Điệu là ông Lê Văn Thám, nắm giữ 1,5% cổ phần, tổng vốn điều lệ là 200 tỷ đồng. Năm 2004, UBND tỉnh Bình Dương chấp thuận chủ trương cho Công ty Thành Nguyên thực hiện Dự án Khu dân cư Võ Minh Đức, có địa chỉ tại phường Chánh Nghĩa, TP Thủ Dầu Một với diện tích 15 (héc ta) ha, năm 2006 điều chỉnh lên 19,7 ha. Năm 2004 đến 2010, Công ty Thành Nguyên tiến hành đền bù giải phóng mặt bằng 15 ha, trong đó 10 ha đã được Sở TN&MT cấp 120 Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (QSDĐ), còn gần 5 ha về cơ bản đã đền bù xong nhưng chưa được cấp Giấy chứng nhận QSDĐ. Dự án đã thi công hạ tầng giao thông, điện, nước và một số khu nhà văn phòng, nhà thương mại… |
Nhóm PV
Tin khác
-
Phát động phong trào “Tết nhân ái - Xuân Ất Tỵ 2025” và chiến dịch “Triệu bước chân nhân ái - Tiếp nối trang sử vàng”
-
Đội tuyển bóng đá Việt Nam lên đường sang Hàn Quốc tập huấn, chuẩn bị cho giải AFF Cup 2024
-
Sắp diễn ra Lễ hội hoa hướng dương lớn nhất từ trước đến nay tại TP. HCM
-
Dự kiến triển khai 3 dự án trọng điểm tại sân bay Đà Nẵng
-
Gạo xuất khẩu của Việt Nam tiếp tục đà tăng giá
-
Giải thưởng Loa Thành năm 2024 xướng tên 66 đồ án tiêu biểu
Sở Giao dịch Chứng khoán TP. HCM nhận hồ sơ niêm yết hơn 66 triệu cổ phiếu PDV của PVT Logistics
(THPL) - HoSE vừa có thông báo về việc đã nhận hồ sơ niêm yết hơn 66 triệu cổ phiếu PDV của Công ty Cổ phần Vận tải và Tiếp vận Phương...23/11/2024 15:07:17Giá dầu thế giới tăng đạt mức cao nhất trong tuần qua
(THPL) - Hôm nay (23/11/2024), giá dầu thế giới tăng khoảng 1%, đạt mức cao nhất trong hai tuần, nguyên nhân có thể xuất phát từ cuộc xung đột...23/11/2024 15:05:56Nghệ nhân Hồ Đắc Thiếu Anh – Người nâng tầm văn hóa ẩm thực Việt Nam
(THPL) - Tôi từng có cơ hội biết tới nghệ nhân Hồ Đắc Thiếu Anh thông qua một chương trình về Tinh hoa ẩm thực được tổ chức tại tỉnh...23/11/2024 08:16:13Đạo diễn Phạm Hoàng Nam: “Tôi nhìn thấy một Bức Tường trẻ”
23/11/2024 08:14:25
ĐỌC NHIỀU NHẤT
Quảng bá thương hiệu Việt
-
Người dùng tranh thủ cơ hội “đổi xe toàn dân” để lên đời xe điện VinFast
(THPL) - Chính sách “Thu cũ - Đổi mới” của VinFast và FGF đang kích thích nhu cầu đổi xe xăng cũ sang xe điện mới của người tiêu dùng Việt với tổng ưu đãi lên đến 553 triệu đồng. - BIC khai trương chi nhánh mới tại Thanh Hóa
- Xe điện VinFast thiết lập chuẩn mực mới cho thị trường ô tô Việt Nam
- Hành trình nghệ thuật Việt Nam thế kỷ 20 qua phiên đấu giá đặc biệt của...
Tôn vinh thương hiệu toàn cầu
-
Giải thưởng “Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024” xướng tên Vietjet, FPT, Vingroup
(THPL) - Hãng hàng không Vietjet vừa được vinh danh trong top “Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024” tại lễ trao giải do Anphabe tổ chức và Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) bảo trợ, diễn ra ngày 20/11. - Vingroup thuộc top 10 nơi làm việc tốt nhất Việt Nam năm 2024
- Vinamilk nhận loạt giải thưởng về quản trị và phát triển bền vững
- VINBIGDATA lọt top 10 thế giới về công nghệ nhận diện khuôn mặt