22:35 ngày 22/11/2024 | HOTLINE : 0983.883.366 | Email: bbt.thpl199@gmail.com
Liên hệ quảng cáo: 0942.106.666
DÒNG SỰ KIỆN

BĐS hậu COVID-19: Nhà đầu tư có tâm lý “ăn chắc mặc bền”

Huyền Chi | 09:27 02/02/2022

(THPL) - Xã hội đang bước vào trạng thái “bình thường mới”, xu hướng đầu tư bất động sản cũng có nhiều thay đổi, không còn chạy theo những “cơn sốt ảo” mà đề cao các giá trị bền vững, chú trọng vào tiềm năng sinh lời lâu dài.

Hậu COVID-19, BĐS có nhiều tín hiệu tích cực

Bất động sản là một trong những lĩnh vực chịu ảnh hưởng nhiều nhất của dịch COVID-19. Điển hình là ở những lần bùng phát dịch đầu tiên, thị trường bất động sản Việt Nam gặp không ít khó khăn trở ngại. Tuy nhiên, cùng với sự vững vàng của toàn hệ thống chính trị trong việc phòng chống dịch, thị trường bất động sản đã dần thích nghi và khôi phục.

Cùng với sự quan tâm của thị trường, các chủ đầu tư đã chuẩn bị cho sự trở lại với hàng loạt dự án lớn nhỏ trên nền tảng online nhất là trong bối cảnh nhiều nơi chưa thể tổ chức những buổi giới thiệu tập trung như trước đây.

Việc áp dụng công nghệ số vào bán hàng bất động sản cũng giúp doanh nghiệp tìm kiếm tệp khách hàng có nhu cầu thực, sẵn sàng cho việc sắp xếp những cuộc hẹn trực tiếp trong tương lai. Có thể thấy, những doanh nghiệp lớn và có nguồn lực tài chính vững chãi vẫn tìm thấy “cơ trong nguy” và luôn trong tâm thế sẵn sàng bật dậy theo từng giai đoạn của quá trình mở cửa.

Đặc biệt, tình trạng thiếu hụt nguồn cung dự báo sẽ khiến thị trường dậy sóng khi xã hội quay trở lại cuộc sống bình thường mới vì nhu cầu của khách hàng đã bị nén chặt suốt thời gian vừa qua. Tiến độ thi công chậm cùng quá trình cấp phép xây dựng bị siết chặt khiến thị trường ngày càng hiếm các dự án chất lượng với đầy đủ pháp lý. Và theo đúng quy luật cung cầu, khi cán cân cầu nặng hơn, việc mặt bằng giá bị đẩy lên là xu hướng tất yếu .

Bất động sản là một trong những lĩnh vực chịu ảnh hưởng nhiều nhất của dịch COVID-19.

Dù chịu ảnh hưởng của đại dịch COVID-19 nhưng trong 6 tháng đầu năm 2021, kinh doanh bất động sản vẫn là lĩnh vực có mức đăng ký thành lập mới tăng mạnh (tăng 44,8%), số doanh nghiệp quay trở lại hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh bất động sản là 831 tăng 19,6% so với cùng kỳ năm 2020.

Theo nhận định của nhiều chuyên gia, dù dịch bệnh vẫn còn diễn biến phức tạp nhưng thị trường bất động sản tại Việt Nam đã có dấu hiệu phục hồi thậm chí một số phân khúc vẫn có triển vọng tăng trưởng tốt. Các doanh nghiệp bất động sản vẫn rất tích cực bám thị trường, đẩy thanh khoản ngay cả trong thời gian thực hiện giãn cách xã hội, thông qua nhiều hình thức như giới thiệu và bán hàng trực tuyến.

Về phía các sàn giao dịch cũng ghi nhận về nhu cầu mua nhà ở của người dân khá tích cực, nhất là tại thành phố có tốc độ đô thị hóa nhanh như : TPHCM, Hà Nội... Theo đó, các nhà đầu tư sẽ phát triển nhiều loại hình bất động sản mới nhằm cạnh tranh hơn, như: secondhome, farmhome, homestay...

Dự báo “bức tranh màu sáng” của thị trường BĐS

Dù còn nhiều ý kiến trái chiều song bất động sản vẫn là kênh được nhiều các nhà đầu tư lựa chọn giữ tiền an toàn. Năm nay, có thể nói là một năm rất nhiều cung bậc cảm xúc của thị trường, khi ngay từ đầu năm, đất đai đã nóng sốt tại hàng loạt các tỉnh, thành.

Thời điểm giữa năm, cả thị trường lại trầm lắng, đóng băng lạnh lẽo do dịch bệnh khiến nhiều địa phương phải giãn cách xã hội. Nhiều người kỳ vọng từ nay tới cuối năm, sau khi dịch COVID-19 được kiểm soát tốt, thị trường bất động sản sẽ giống như một chiếc "lò xo" bị nén chặt sẽ bật lên.

Dù còn nhiều ý kiến trái chiều song bất động sản vẫn là kênh được nhiều các nhà đầu tư lựa chọn giữ tiền an toàn. 

Đặc biệt, hậu COVID-19 đã khiến người mua nhà ngày càng quan tâm đến chất lượng môi trường sống (gần các yếu tố tự nhiên như cây xanh và biển, không gian thoáng mát, không ô nhiễm…), và an toàn (dân sinh, cộng đồng). Thêm vào đó, xu hướng lựa chọn sản phẩm bất động sản cũng dần hướng tới các dự án cảnh quan, sinh thái - phổ biến ở các thành phố biển, cao nguyên, ven sông ngoại ô thành phố. Thực tế chứng minh, tại bất kỳ thị trường nào, những dự án bất động sản sở hữu vị trí đẹp, thuận tiện cho việc di chuyển đều thu hút lượng lớn cộng đồng khách du lịch.

Theo ông Nguyễn Văn Đính - Phó Tổng thư kí Hiệp hội BĐS Việt Nam cho rằng: Trong quý IV, dòng tiền sẽ dồn về các "vùng trũng" như đất nền, khu đô thị phát triển, những khu du lịch nghỉ dưỡng có tiềm năng phát triển tốt về hạ tầng như Bình Thuận, Khánh Hoà, Bình Định...

Theo vị chuyên gia này, du lịch đang được xem là mũi nhọn phát triển kinh tế Việt Nam với mục tiêu sẽ trở thành 1 trong 30 cường quốc du lịch lớn nhất thế giới giai đoạn 2025-2030.

Ở khu vực Đông Nam Á, du lịch Việt Nam còn nhiều tiềm năng phát triển nhờ sở hữu rất nhiều điểm đến đẹp, hệ thống hạ tầng ngày càng hoàn thiện. Vì đang ở giai đoạn đầu phát triển nên giá cả của bất động sản du lịch Việt Nam còn thấp.Tuy vậy, ông cũng nhấn mạnh: Không phải vùng biển nào cũng có lợi thế phát triển mạnh kinh tế du lịch. Chỉ những địa phương có sự phát triển hạ tầng giao thông lớn, thuận tiện, có sự đầu tư bài bản và đặc biệt là sự tham gia của các nhà phát triển có thương hiệu trong và ngoài nước sẽ tạo được đà bứt phá.

Tương tự, cũng theo TS Võ Trí Thành - Nguyên Phó viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương chia sẻ: "Trong năm 2020, bất chấp dịch bệnh Covid – 19, thị trường khó khăn về nguồn cung song giá bán tất cả các phân khúc bất động sản không có dấu hiệu giảm. Trái lại, có những phân khúc tăng rất mạnh như phân khúc hạng sang, cao cấp đã tăng khoảng 20%".

Có thể lý giải điều đó bằng việc nhu cầu nghỉ dưỡng, trải nghiệm lối sống gần gũi với thiên nhiên của cư dân các thành phố lớn ngày một tăng. Càng bị dịch bệnh bó buộc, nhu cầu được khám phá những địa điểm đạt chuẩn để thư giãn ngày càng nhiều.

Về phía các chuyên gia bất động sản khẳng định: Quý IV hàng năm là mùa bội thu của thị trường bất động sản, khi nhu cầu sắm nhà trước Tết ngày một tăng cao. Bởi vậy, thị trường bất động sản trong các tháng tiếp theo được dự báo sẽ có bức tranh màu sáng.

Huyền Chi

Bình luận

Bình luận

Tin khác

Quảng bá thương hiệu Việt

Tôn vinh thương hiệu toàn cầu