Bắc Kạn: Hướng đi nào cho sản phẩm miến dong Côn Minh?
(THPL) - Từ lâu, miến dong ở Côn Minh (Na Rì, Bắc Kạn) được xem là một nghề chính giúp bà con ổn định cuộc sống, góp phần nâng cao giá trị sản phẩm và giữ gìn nghề truyền thống quê hương. Với hương vị đặc trưng được sản xuất từ nguyên liệu sạch thuần khiết, miến dong Côn Minh là một trong 10 sản phẩm tiêu biểu của tỉnh đã được bảo hộ nhãn hiệu tập thể cho sản phẩm. Tuy nhiên, đó mới chỉ là tiềm năng, thế mạnh, để miến dong Côn Minh vươn ra thị trường lớn đòi hỏi cần có những hướng đi cụ thể.
Tin liên quan
Vietnam Expo 2025: Đồng hành cùng doanh nghiệp trong kỷ nguyên số
Masterise Homes hợp tác chiến lược với S&S Christie's International Real Estate phân phối bất động sản hạng sang tại Việt Nam
Dự đoán những xu hướng mắt kính sẽ "hot" trong năm 2025
THACO Agri đầu tư dự án nông nghiệp công nghệ cao tại Campuchia
Gốm Bát Tràng với danh hiệu “Làng nghề thủ công thế giới về gốm sứ”: Hành trình vươn tầm thế giới
![BKNR1](http://media.thuonghieuvaphapluat.vn/Images/2017/11/23/bac-kan-huong-di-nao-cho-san-pham-mien-dong-con-minh-1.jpg?v=1511261423636)
Hiện nay, bình quân mỗi năm diện tích trồng dong riềng tại xã Côn Minh là trên 100ha, có 10 cơ sở sản xuất miến dong sử dụng nhãn hiệu Tập thể miến dong Côn Minh như Chính Tuyển, Huấn Liên, Bồng Chiên, Vân Khánh, Tài Hoan… Việc này cho thấy các cơ sở sản xuất miến dong không chỉ chú trọng đến chất lượng sản phẩm mà còn tập trung xây dựng thương hiệu, quyết tâm đưa sản phẩm ra thị trường lớn.
Chỉ tính riêng việc trồng cây dong riềng, nếu tính bình quân sản lượng đạt khoảng 700 tạ/ha, với mức giá từ 2.000 - 2.500 đồng/kg như hiện nay, người nông dân đã thu về 200 triệu đồng/ha. Từ nguồn nguyên liệu sẵn có, nghề miến dong truyền thống đã tạo công ăn việc làm cho hàng trăm lao động, có thu nhập từ 3-5 triệu đồng/tháng. Có những cơ sở sản xuất từ 30-40 tấn miến/năm, trừ chi phí cũng thu lãi hàng trăm triệu đồng.
Tuy nhiên, theo bà Trần Thị Quy, Giám đốc HTX miến dong Côn Minh, sản xuất mới dừng lại ở cơ sở chế biến nhỏ lẻ, chưa tập hợp lại thành quy mô sản xuất lớn. Đó chính là hạn chế lớn nhất đối với sản phẩm miến dong Côn Minh nói riêng, Na Rì nói chung. Cho dù với trên 300ha dong riềng và sản lượng trên 30.000 tấn nhưng có một nghịch lý là vào chính vụ sản xuất miến dong lại xuất hiện tình trạng thiếu nguyên liệu sản xuất.
Nguyên nhân của việc thiếu hụt này là do các cơ sở sản xuất chủ yếu tập trung theo mùa vụ và gần như chỉ vào dịp cuối năm phục vụ thị trường Tết âm lịch. Lúc này lượng bột dong không đủ để cung cấp cho các cơ sở sản xuất, một phần do thiếu vốn và không có kế hoạch dự trữ tinh bột dong trước đó. Bởi điều này tuỳ thuộc vào nhu cầu thị trường từng năm nên không có kế hoạch sản xuất, dẫn đến tình trạng tinh bột dong sản xuất ra đã phải "bán non" sang các tỉnh và thành phố như Bắc Giang, Bắc Ninh, Hà Nội…
Một hạn chế nữa đó là việc đăng ký nhãn hiệu bảo hộ chất lượng, chứng nhận sản phẩm đạt An toàn vệ sinh thực phẩm (ATVSTP). Mặc dù từ tháng 12/2012, sản phẩm miến dong Na Rì đã được Cục Sở hữu trí tuệ - Bộ KH&CN cấp chứng nhận chỉ dẫn địa lý bảo hộ khẳng định danh tiếng, giá trị đặc thù của sản phẩm tại Bắc Kạn. Tuy nhiên, chừng đó là chưa đủ để miến dong Côn Minh, Na Rì có thể đủ điều kiện để ra nhập thị trường lớn, nhất là những thị trường khó tính như các hệ thống siêu thị, phân phối sản phẩm hay các thành phố lớn như Hà Nội, Hải Phòng, TP.Hồ Chí Minh…
Anh Nguyễn Xuân Bồng, chủ cơ sở sản xuất miến dong Bồng Chuyên tại xã Côn Minh chia sẻ: Để làm được các thủ tục đó, chúng tôi phải được các cơ quan chức năng của tỉnh, huyện hướng dẫn hỗ trợ, chứ người dân phải đi mò mẫm làm thủ tục để được cấp phép là điều rất khó.
![BKNR2](http://media.thuonghieuvaphapluat.vn/Images/2017/11/23/bac-kan-huong-di-nao-cho-san-pham-mien-dong-con-minh-2.jpg?v=1511261622263)
Một thực tế đã từng xảy ra tại Côn Minh khi lượng sản xuất ra vượt ngưỡng tiêu thụ nhưng sản phẩm vẫn được các cơ sở sản xuất khác ở Hà Nội, Thái Nguyên, Bắc Giang thu mua với giá thành không cao. Sau đó, sản phẩm miến dong của Na Rì được đóng gói bằng bao bì và thương hiệu của địa phương khác.
Hộ chị Nông Thị Vinh, một gia đình có truyền thống làm nghề miến dong cho biết: Làm ra sản phẩm không có thị trường, chúng tôi bắt buộc phải bán thô cho các thương lái. Dù rất buồn khi biết sản phẩm của mình làm ra lại mang thương hiệu khác nhưng chúng tôi cũng không biết phải làm thế nào?!.
Hiện nay, hàng chục hộ chuyên sản xuất miến dong ở Côn Minh, Na Rì đã tập hợp nhau lại để thành lập HTX miến dong Côn Minh, tuy mới đang định hình nhưng hứa hẹn đây sẽ là hướng đi lâu dài, bền vững cho sản phẩm quê hương. Bởi lẽ không chỉ có tư cách pháp nhân mà việc truy xuất nguồn gốc cũng dễ dàng hơn. Cùng với việc được cấp các giấy tờ ATVSTP, nhãn hiệu bảo hộ sản phẩm… đạt chuẩn đáp ứng yêu cầu khắt khe của thị trường hiện nay.
Ông Lộc Văn Thắng, Chủ tịch UBND xã Côn Minh cho biết: Nghị quyết Đảng bộ xã giai đoạn 2015-2020 tiếp tục xác định cây dong riềng là một trong những cây trồng chủ lực của địa phương, miến dong là sản phẩm truyền thống đem lại hiệu quả kinh tế cao. Các cơ quan chức năng tỉnh, huyện cần giúp đỡ, hỗ trợ địa phương trong công tác xúc tiến và quảng bá thương hiệu để miến dong Côn Minh thực sự trở thành sản phẩm đặc trưng, truyền thống, mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Tin khác
Thủ tướng yêu cầu đẩy mạnh phân bổ và giải ngân vốn đầu tư công năm 2025
Cảnh báo 13 lỗ hổng bảo mật trong các sản phẩm Microsoft
Vietnam Expo 2025: Đồng hành cùng doanh nghiệp trong kỷ nguyên số
Quốc hội đồng ý điều chỉnh mục tiêu GDP đạt 8% trở lên trong năm 2025
Khai trương tuyến dịch vụ vận tải nối Vịnh Bắc Bộ - Hải Phòng - Kolkata (Ấn Độ)
Sáp nhập nhiều Sở, ngành ở Thanh Hóa: Phải làm thực chất, tinh gọn, hiệu quả
Masterise Homes hợp tác chiến lược với S&S Christie's International Real Estate phân phối bất động sản hạng sang tại Việt Nam
(THPL) - Ngày 19/02, Masterise Homes công bố hợp tác chiến lược với S&S Christie’s International Real Estate (S&S CIRE), liên doanh thuộc mạng lưới...19/02/2025 13:11:47Dự đoán những xu hướng mắt kính sẽ "hot" trong năm 2025
(THPL) - Thời trang nói chung và mắt kính nói riêng là một sự xoay chuyển không ngừng. Tuy nhiên, khác với sự hạn chế của việc “ăn mặc”,...19/02/2025 10:30:00THACO Agri đầu tư dự án nông nghiệp công nghệ cao tại Campuchia
(THPL) - THACO Agri ước tính từ năm 2028, các dự án sẽ đạt doanh thu xuất khẩu 800 triệu USD/năm, đóng góp 35 triệu USD tiền thuế mỗi năm và...19/02/2025 14:26:56Gốm Bát Tràng với danh hiệu “Làng nghề thủ công thế giới về gốm sứ”: Hành trình vươn tầm thế giới
(THPL) - Một tin vui và là niềm tự hào đối với các làng nghề thủ công truyền thống là mới đây, Hội đồng thủ công thế giới đã chính...19/02/2025 15:43:28
ĐỌC NHIỀU NHẤT
Quảng bá thương hiệu Việt
-
Bản hòa ca Tết Việt chính thức ngân lên tại Home Hanoi Xuan 2025
(THPL) - Sáng ngày 16/1/2025, tại Mailand Hanoi City, Bắc An Khánh, Hoài Đức, Hà Nội, đường hoa Home Hanoi Xuan 2025 đã chính thức mở cửa, chào đón du khách thập phương đến tham quan và trải nghiệm không gian rực rỡ, đậm chất Tết cổ truyền Việt Nam. Cùng ngày, Bộ Ngoại giao tổ chức Chương trình Ngoại giao văn hóa với chủ đề "Bản hòa ca Tết Việt," với sự tham gia của gần 150 đại biểu, các nữ đại sứ, phu nhân đại sứ, các nhà ngoại giao nữ… - Vinhomes Golden Avenue “chơi lớn” tặng cư dân và du khách gala âm nhạc...
- Chuyên gia lý giải nguyên nhân bộ đôi xe điện VinFast VF 3, VF 7 áp đảo các...
- Vì sao các thương hiệu và tỷ phú thế giới chọn Phú Quốc là điểm đến...
Tôn vinh thương hiệu toàn cầu
-
VinUni nhận bằng khen của Bộ GD&ĐT vì những đóng góp xuất sắc
(THPL) - Sau 5 năm thành lập, từ một dự án trên giấy, một “ngôi trường 0 tuổi”, VinUni đã trở thành một hiện tượng giáo dục khi là trường đại học trẻ nhất và nhanh nhất thế giới đạt chứng nhận QS 5 sao toàn diện. Nhân dịp 5 năm ngày truyền thống, VinUni vừa được nhận bằng khen từ Bộ trưởng Bộ GD&ĐT cho những thành tích và đóng góp xuất sắc thời gian qua. - Capella Hanoi và InterContinental Danang Sun Peninsula Resort lọt top những khách...
- LPBank gia nhập câu lạc bộ lợi nhuận 10 nghìn tỷ
- BIDV - Top 10 “Sao Vàng Đất Việt” năm 2024
- Thương hiệu dầu gội cho nam chất lượng
- Máy làm sữa hạt Đức