12:46 ngày 26/04/2024 | HOTLINE : 0911.344.555 | Email: bbt.thpl@gmail.com
Liên hệ quảng cáo: 0942.106.666

DÒNG SỰ KIỆN

Trồng 1ha măng cụt VietGAP trên đất lúa, mỗi năm thu về trăm triệu

08:23 02/01/2018

(THPL) - Với 1ha măng cụt trồng theo VietGap, mỗi năm, ông Nguyễn Văn Tỵ ở Bình Dương thu về cả trăm triệu đồng.

Theo báo Bình Dương, ông Nguyễn Văn Tỵ có gần 15 năm gắn bó với nghề trồng cây ăn trái. Năm 2000, ông gom góp được 30 triệu đồng mua 1,5 ha đất bỏ hoang ở ấp Suối Cát, xã Thanh Tuyền. Sau đó ông bắt đầu rửa phèn, cải tạo đất bằng vôi, rồi đắp bờ bao bảo vệ vườn dọc theo sông Sài Gòn.

Măng cụt
Vườn măng cụt của ông Tỵ. Ảnh: NVCC

Trồng lúa được vài vụ, nhận thấy hiệu quả kinh tế thấp nên ông bắt đầu tìm hiểu các mô hình trồng măng cụt ở các địa phương để có hướng chuyển đổi cây trồng. Nhận thấy cây măng cụt có thể cho trái đến gần 100 năm, sản lượng mỗi năm sẽ một tăng; hơn nữa loại cây này sinh trưởng mạnh, khả năng chống sâu bệnh tốt, ít phải chăm sóc giống các loại cam, quýt.ăm 2006, ông quyết định trồng 250 gốc măng cụt trên diện tích hơn 1 ha đất.

Nhờ sự chịu khó, tìm tòi học hỏi cộng với sự hỗ trợ kỹ thuật của Trung tâm Khuyến nông tỉnh, vườn măng cụt của ông đã phát triển tốt. Năm 2011, ông thu được 1 tấn, bán ra thị trường, ông thu về 30 triệu đồng, bước đầu cho thấy loại cây này mang lại hiệu quả kinh tế tốt. 

Theo báo Vnexpress, năm 2015, sau khi tham gia lớp tập huấn quy trình, kỹ thuật trồng măng cụt theo chuẩn VietGap do Trung tâm khuyến nông tỉnh Bình Dương tổ chức, ông đem kiến thức học được về áp dụng cho vườn cây của gia đình. Sau đó, ông đầu tư xây dựng vườn măng cụt theo quy trình sản xuất sạch và được cấp giấy chứng nhận VietGAP.

NewsOutSide-22-12-201722-24789-1255-1854-1514538282
Với 1ha măng cụt trồng theo VietGap, mỗi năm, ông Nguyễn Văn Tỵ ở Bình Dương thu về trăm triệu.

Ông Tỵ cho biết, chăm sóc cây măng cụt không khó mà cái khó hơn là tuân thủ các yêu cầu khi trồng theo VietGap. Chi phí đầu tư gồm giống, phân bón cho 1ha tốn khoảng 20 triệu đồng, trong đó cây giống khoảng 1,6 triệu đồng trên 200 cây. Ông tuân thủ kỹ càng các yêu cầu từ cách đào hố, bón lót, tỷ lệ đạm, lân, kali, phân chuồng để cây sinh trưởng tốt.

Để vườn đủ nước, ông đào rãnh, mương dẫn nước vào vườn, xen giữa các hàng cây. Để tránh nắng cho cây, nhiều nhà vườn còn chăng lưới che. Riêng vườn ông, tận dụng thêm những cành dừa khô để chắn cho cây con thay lưới. Từ khi trồng đến nay, suốt 13 năm, vườn nhà ông chỉ xuất hiện kiến và mỗi năm, ông chỉ xịt thuốc sinh học một lần.

Ông Tỵ tự tay chăm bón 1ha măng cụt, từ bón phân, làm cỏ, tỉa cành. Sau 5 năm, vườn măng cụt bắt đầu cho thu hoạch, năm sau cao dần hơn năm trước. Thời điểm thu hoạch từ tháng 3-4 Âm lịch hàng năm.

Vụ măng cụt 2017, ông Tỵ phấn khởi vì sản lượng tiếp tục tăng thêm 0,4 tấn so với vụ 2016. Giá bán tại vườn là 45.000 -50.000 đồng một kg. Giá cả các năm ổn định mang về đều đặn cho ông trên 100 triệu đồng mỗi năm. Theo ông, giá măng cụt ổn định như vậy là do chất lượng quả ngon, đều và thị trường tiêu thụ khá rộng. Ông cho biết, măng cụt có thể bảo quản cả tháng mà không bị hư nên chúng có thể vận chuyển ra thị trường Hà Nội và các tỉnh phía Bắc.

Theo xu hướng phát triển của cây măng cụt, địa phương đang có các chủ trương khuyến khích hộ trồng giữ vững tiêu chuẩn trồng VietGap, liên kết thành hợp tác xã trồng măng cụt VietGap, tạo nền tảng hình thành vùng chuyên canh và xây dựng thương hiệu măng cụt địa phương.

TIN LIÊN QUAN
Bình luận

Bình luận

Tin khác

Quảng bá thương hiệu Việt

Tôn vinh thương hiệu toàn cầu