11:46 ngày 20/04/2024 | HOTLINE : 0911.344.555 | Email: bbt.thpl@gmail.com
Liên hệ quảng cáo: 0942.106.666

DÒNG SỰ KIỆN

Hà Nội: Chuyện về ông lão hơn 17 năm mòn mỏi đi đòi chế độ bảo hiểm xã hội

22:32 28/05/2017

(THPL) - Quyền lợi về hưu trí, bảo hiểm xã hội trong 30 năm công tác đã không được hưởng, phải chăng khi bị kết án phạt tù thì tất cả các quyền lợi cũng bị tước bỏ? Đó là câu chuyện của ông Nguyễn Hữu Trọng, sinh năm 1937, thường trú ở ngõ 109/7 phố Trương Định, Q.Hai Bà Trưng, Hà Nội.

Ngày 19/5/1993, ông Trọng bị Tòa án Nhân dân Tối cao tại Hà Nội kết án 20 năm tù giam về tội "tham ô tài sản xã hội chủ nghĩa, thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng tài sản xã hội chủ nghĩa". Trong quá trình thi hành án, do có ý thức cải tạo tốt, chấp hành những quy định của trại giam và hoàn thành việc khắc phục hậu quả nên ông Trọng đã 2 lần được giảm án. Ngày 02/9/2000, ông chính thức được đặc xá sau 7 năm 8 tháng ngồi tù.

Ở độ tuổi 63, không còn khả năng lao động, sức khỏe yếu, trở về hòa nhập với cuộc sống, ông Trọng tin là mình đã được trả lại quyền đầy đủ của một công dân. Nhưng chỉ vì những công văn, văn bản cách đây 30 năm mà ông Trọng gần như tay trắng sau 30 năm công tác liên tục và không được hưởng chế độ bảo hiểm xã hội (BHXH).

Hà Nội: 17 năm đi tìm chế độ bảo hiểm xã hội của ông lão ''gần đất xa trời''
Ông Nguyễn Hữu Trọng đã 17 năm đi tìm chế độ BHXH.

Trong đơn gửi đến tòa soạn Thương hiệu & Pháp luật  của ông Nguyễn Hữu Trọng có kèm theo Công văn số 65/LĐTBXH-BHXH ngày 15/7/2014 và số 49/LĐTBXH-BHXH ngày 12/10/2015 của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) đã được ban hành.

Thời gian công tác trước khi bị phạt tù giam không được tính để hưởng bảo hiểm xã hội, như vậy thì quyền lợi của ông trước khi bị kết án tù đã vô tình bị tước đi. “Như thế thì coi như tôi mất trắng quyền lợi và công sức của một người lao động với 30 năm cống hiến”, ông Trọng nói trong nghẹn ngào.

Nhiều danh hiệu mà ông Trọng đã nhận trong quá trình công tác của mình.

Trước đó, ngày 18/10/2001, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đã có văn bản số 3071 BNN/TCCB về việc xin tính thời gian công tác để giải quyết chế độ cho ông Trọng. Văn bản được ký bởi Thứ trưởng Nguyễn Văn Đẳng có nói: “Đối với ngành đường, ông Trọng cũng đã có nhiều đóng góp xây dựng. Trong khi thi hành án, ông Trọng cũng đã tích cực cải tạo được ân xá, giảm án, nay mãn hạn tù tuổi đã cao, sức yếu. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề nghị Bộ Lao động Thương binh và Xã hội xem xét chiếu cố hoàn cảnh của ông Trọng và giải quyết cho ông Trọng được tính thời gian công tác trước khi bị tù để hưởng chế độ hưu trí.”

Luật sư Nguyễn Văn Thắng, Trưởng Văn phòng luật sư Hoàng Danh (Đoàn Luật sư Hà Nội).

Trao đổi về vấn đề này, luật sư Nguyễn Văn Thắng - Trưởng Văn phòng luật sư Hoàng Danh (Đoàn Luật sư Hà Nội) - cho rằng:

Luật BHXH theo nguyên tắc có đóng có hưởng, trong trường hợp Bộ LĐTBXH không giải quyết chế độ cho ông Trọng với thời gian trên 30 năm trước khi ông Trọng bị án phạt tù, như vậy đã vi phạm nghiêm trọng nguyên tắc đóng và hưởng của BHXH. Ông Trọng vi phạm vào tội khác chứ không vi phạm liên quan đến phạm vi BHXH. Do vậy, việc ông Trọng công tác hơn 30 năm và đã đóng BHXH thì quyền lợi của người lao động phải được hưởng.

Công văn số 150 của công ty Đường Vạn Điểm gửi BHXH tỉnh Hà Tây.

Việc ông Trọng bị phạt tù và việc hưởng BHXH trước khi hành vi vi phạm pháp luật xảy ra là 2 việc hoàn toàn khác nhau, nó hoàn toàn tồn tại song song với nhau, cần phải tách bạch rõ rệt. Như vậy, không thể tạm dừng quyền lợi của ông Trọng đối với quyền lợi BHXH chỉ vì 1 lỗi vi phạm pháp luật khác. Công văn số 65/LĐTBXH-BHXH của Bộ LĐTBXH, viện dẫn Thông tư số 13/NV của Bộ Nội vụ ngày 4/9/1972, đã viện dẫn không hoàn chỉnh nên dẫn đến cách suy diễn chủ quan để từ chối giải quyết BHXH cho ông Trọng.

Công văn số 65/LĐTBXH-BHXH của Bộ LĐTBXH đã viện dẫn không đầy đủ thông tư số 13/NV ngày 04/9/1972

Mục a, khoản 14: “Thời gian công nhân, viên chức đã bị án ngồi tù thì thời gian công tác trước đó không được tính là thời gian công tác liên tục để được hưởng BHXH”. Tuy nhiên trong Thông tư số 13/NV của Bộ Nội vụ ngày 4/9/1972 có ghi rõ “nếu sau khi xét xử mà bị kỷ luật buộc phải thôi việc hoặc bị kết án tù ngồi và sau lại được trở lại làm việc thì thời gian tạm bị đình chỉ công tác hay bị tạm giam nói trên không được tính là thời gian công tác”. Như vậy, theo thông tư số 13/NV của Bộ nội vụ thì thời gian bị tạm đình chỉ, thời gian bị tạm giam mới không được tính là thời gian công tác liên tục, còn thời gian trước đó vẫn được tính là thời gian công tác. Thời gian công tác của ông Trọng từ năm 1961 cho đến trước ngày 18/12/1992 là thời gian ông đã công tác và đóng bảo hiểm liên tục trên 30 năm. Cũng theo thông tư 13/NV thì chỉ những thời gian bị tạm đình chỉ và tạm giam mới không được tính là thời gian công tác liên tục.

Như vậy Công văn số 65 của Bộ LĐTBXH đã viện dẫn thiếu và có tính chủ quan, ảnh hưởng đến quyền lợi chính đáng và hợp pháp của ông Trọng.

Mục b khoản 14: “Thời gian công nhân, viên chức đã bị kỷ luật buộc phải thôi việc hoặc đã bị án tù ngồi và sau lại được trở lại làm việc thì đều được tính là thời gian công tác, còn thời gian trước đó chỉ được tính vào thời gian công tác nói chung”. Việc viện dẫn của Bộ LĐTBXH tại công văn số 65 hoàn toàn không chính xác với tinh thần của điểm a, điểm b - mục 14 - phần 2 của thông tư 13/NV, do vậy dẫn đến cách hiểu hoàn toàn chủ quan và sai lệch so với văn bản gốc.

Theo thông tư 13/NV, vẫn bảo lưu thời gian công tác trước thời gian ông Trọng vi phạm pháp luật, theo quy định luật BHXH năm 2016 thì trường hợp của ông Trọng hoàn toàn có đủ điều kiện để xem xét chế độ lương hưu, hưu trí.

Thương hiệu & Pháp Luật sẽ tiếp tục thông tin về vấn đề này.

Văn Khê

TIN LIÊN QUAN
Bình luận

Bình luận

Tin khác

Quảng bá thương hiệu Việt

Tôn vinh thương hiệu toàn cầu