13:19 ngày 19/01/2025 | HOTLINE : 0983.88.33.66 | Email: bbt.thpl199@gmail.com
Liên hệ quảng cáo: 090.1111.388
DÒNG SỰ KIỆN

Xuất khẩu sầu riêng thu về 1,1 tỷ USD trong 7 tháng đầu năm

15:07 16/08/2023

(THPL) - Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, xuất khẩu sầu riêng 7 tháng đầu năm nay đã thu về 1,1 tỷ USD, vượt qua thanh long – loại quả đã 10 năm liền đứng đầu trong top các loại trái cây xuất khẩu của Việt Nam, để vươn lên chiếm vị trí top đầu.

Hiện nay, hoạt động xuất khẩu sôi động đã đẩy giá sầu riêng tại các vùng trồng tăng vọt. Cụ thể ngày 16/8, tại khu vực Tây Nguyên sầu Ri6 đẹp lựa có giá 55.000-59.000 đồng/kg, giữ nguyên so với hôm qua; sầu riêng Ri6 xô có giá 45.000-50.000 đồng/kg, giữ nguyên so với giá của hai ngày qua.

Sầu Thái đẹp lựa có giá 87.000-90.000 đồng/kg, đi ngang so với giá của ngày hôm qua; sầu riêng Thái mua xô có giá 78.000-83.000 đồng/kg; giữ ổn định từ hai ngày trước. Sầu riêng Musangking đẹp lựa vẫn có giá ổn định từ 130.000-150.000 đồng/kg.

Các chuyên gia dự báo, xuất khẩu sầu riêng năm nay sẽ tăng mạnh, đạt 1,2-1,5 tỷ USD, gấp 3,5 lần so với năm ngoái. Thị trường Trung Quốc chiếm tới 95% giá trị xuất khẩu của sầu riêng Việt Nam. Đây là kết quả rất tích cực từ việc Việt Nam chính thức ký Nghị định thư xuất khẩu sầu riêng chính ngạch sang Trung Quốc vào tháng 7/2022.

Tính đến cuối tháng 5, phía Trung Quốc đã phê duyệt thêm 47 mã số vùng và 18 cơ sở đóng gói sầu riêng đạt yêu cầu nâng tổng số vùng trồng và cơ sở đóng gói lên con số 293 và 115 cơ sở được phía Trung Quốc cấp mã số xuất khẩu chính ngạch. Sầu riêng xuất khẩu chính ngạch sang Trung Quốc đang giữ được đà tốt, nhất là khi mùa sầu riêng Tây Nguyên sẽ bắt đầu cho thu hoạch vào quý III.

Bên cạnh đó, sầu riêng Việt Nam không chỉ tập trung xuất khẩu vào thị trường Trung Quốc mà còn được mở rộng sang các thị trường như Mỹ, EU, Nhật Bản, Úc, Anh...

Xuất khẩu sầu riêng thu về 1,1 tỷ USD trong 7 tháng đầu năm. Ảnh minh hoạ

Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, xuất khẩu sầu riêng 7 tháng đầu năm nay đã thu về 1,1 tỷ USD, “đánh bật” thanh long – loại quả đã 10 năm liền đứng đầu trong top các loại trái cây xuất khẩu của nước ta để vươn lên chiếm vị trí top đầu. Với con số này, sầu riêng chính thức lọt vào “câu lạc bộ xuất khẩu tỷ USD” của ngành nông nghiệp. Đây cũng là mức kim ngạch cao nhất của loại trái cây này từ trước đến nay.

Theo nhận định của nhiều chuyên gia trong ngành, nhu cầu và tiềm năng của thị trường Trung Quốc đối với mặt hàng sầu riêng còn rất lớn, trị giá hơn 4 tỷ USD năm 2022. Đây cũng là thị trường lớn nhất và là thị trường tiềm năng của sầu riêng Việt Nam. Tuy nhiên, sự tăng trưởng nóng của xuất khẩu sầu riêng cũng gây ra nhiều lo ngại, đặc biệt về vấn đề gian lận mã số vùng trồng.

Thời gian qua, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết đã nhận được một số thông báo của Tổng cục Hải quan Trung Quốc (GACC) liên quan đến vi phạm yêu cầu về kiểm dịch thực vật của các lô hàng chuối, mít, xoài, nhãn, thanh long và sầu riêng xuất khẩu từ Việt Nam sang thị trường Trung Quốc.

Với các trường hợp vi phạm quy định kiểm dịch thực vật theo thông báo từ phía Trung Quốc, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sẽ thực hiện tạm dừng đối với các mã số liên quan để điều tra nguyên nhân để áp dụng biện pháp khắc phục phù hợp. Về phía Bộ Công Thương, thời gian qua, Bộ Công Thương đã đẩy mạnh việc xúc tiến thương mại mặt hàng sầu riêng sang các thị trường. Đồng thời hướng dẫn doanh nghiệp tuân thủ các quy định để được hưởng các ưu đãi từ các FTA đã ký kết.

Ngoài trái sầu riêng, từ nay đến cuối năm, dự báo, trong quý III và IV sẽ có gần 7,6 triệu tấn các loại trái cây chính cần tiêu thụ như xoài, chuối, thanh long, dứa, cam, nhãn, sầu riêng, mít, bơ... Như vậy có thể thấy nguồn cung trái cây đang và sẽ rất dồi dào, đáp ứng tốt các đơn hàng xuất khẩu trong thời gian tới.

Bên cạnh đó, do đầu ra tốt hơn, nên thời gian qua, ngành nông nghiệp đã có sự chuyển đổi cơ cấu cây trồng. Hiện nay, diện tích cây ăn quả trên cả nước đạt trên 650.000 ha; nhiều loại rau quả đang được trồng mới, chế biến, xuất khẩu có quy mô khá lớn như sầu riêng, vải, dứa… Để xuất khẩu rau quả có thêm nhiều thuận lợi, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đang đẩy mạnh cấp mã vùng trồng và cơ sở đóng gói cho doanh nghiệp. Ngoài ra, khuyến khích các hợp tác xã, cơ sở kinh doanh chuyển đổi mạnh tư duy sản xuất nông nghiệp sang kinh tế nông nghiệp, tăng cường hướng phát triển nông nghiệp sinh thái, xanh, tuần hoàn...

Các chuyên gia cung khuyến cáo, bên cạnh việc đẩy mạnh cấp mã vùng trồng, các địa phương cũng cần kiểm soát tốt các mã số đó để hạn chế tối đa tình trạng gian lận mã số vùng trồng, ảnh hưởng đến thương hiệu rau quả Việt Nam xuất khẩu.

Minh Anh (t/h)

Bình luận

Bình luận

Tin khác

Quảng bá thương hiệu Việt

Tôn vinh thương hiệu toàn cầu